2.4.1 .Những thành công đạt được
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân
2.4.2.1. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cơng ty Nam Phương vẫn cịn tồn tại những hạn chế sau đây:
Thứ nhất, công ty lựa chọn đầu vào vốn và lao động chưa thực sự hợp lý. Như
đã phân tích ở trên mơ hình ước lượng thì lượng lao động và vốn khơng đạt mức tối ưu, tương đối biến động.
Thứ hai, nguồn vốn lưu động chưa sử dụng hợp lý, chưa tương xứng với quy
mô của công ty. Lượng vốn lưu động của công ty tuy có tăng nhưng sử dụng khơng tối ưu.
Thứ ba, việc sử dụng lao động chưa hợp lý. Công ty chưa xác định được mức
lao động sử dụng cần thiết nhất là trong khâu sản xuất. Mức lao động mà công ty tuyển ln vượt q mức tối ưu, gây lãng phí nghiêm trọng. Điều này đã dây lãng phí về chi phí cho công tác tuyển dụng, đào tạo và chi trả lương cho nhân viên.
Thứ tư, việc sử dụng chi phí của cơng ty vẫn chưa thực sự hợp lý. Ngồi chi
phí vốn bỏ ra, chi phí quản lý doanh nghiệp của cơng ty cịn tương đối cao so với các chi phí cịn lại, khơng những thế cịn tăng dần qua các năm. Công ty vẫn chưa thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí trong q trình sản xuất, chưa thực hiện cắt giảm chi phí nguyên vật liệu, chi phí quản lý, chi phí trong khâu bán hàng cịn cao. Do đó cơng ty cần có những biện pháp tích cực hơn nữa nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ năm, công tác dự báo về lượng hàng hóa sản xuất và tiêu thụ chưa ăn
khớp, sản xuất nhiều hơn tiêu thụ dẫn đến hàng tồn kho nhiều và tăng qua các năm.
2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, trước hết phải kể đến những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan sau đây:
Nguyên nhân khách quan:
- Tình hình kinh tế, Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghia Việt Nam, điều này đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các cơng ty trong nước nói chung và
công ty TNHH May Tthời tTrang Nam Phương nói riêng phát triển, là điều kiện giúp cơng ty học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, mở rộng tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian gần đây, khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu của sự sụt giảm, giá nguyên vật liệu tăng đã làm cho chi phí kinh doanh của cơng ty tăng lên.
- Tình hình chính trị - pháp luật: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tình hình chính trị ổn định, hệ thống chính sách và pháp luạt ngày càng hồn thiện, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước cũng như luật pháp chung của quốc tế. Điều này đã tạo ra một mơi trường an tồn, ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư khi muốn tham gia đầu tư vào công ty.
- Đối thủ cạnh tranh: hiện nay, trên thị trường có ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh mạnh với cơng ty Nam Phương, đặc biệt có các đối thủ với các thương hiệu nổi tiếng như: Winny, wonnerful (Công ty cổ phần thời trang Kowil Việt Nam); Sunfly (Công ty TNHH Minh Phương PND); Paltal, selina (Công ty TNHH Dệt May Nguyên Dung),...điều này địi hỏi cơng ty cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời có những biện pháp giảm thiểu chi phí để giảm giá bán qua đó tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.
Nguyên nhân chủ quan:
- Thứ nhất, năng lực quản lý của cơng ty cịn chưa tốt, khả năng ứng dụng cơng nghệ vào quản lý cịn hạn chế, chưa ứng dụng công nghệ vào quản lý nguồn nhân lực gây khó khăn trong cơng tác tuyển dụng và sử dụng lao động.
- Thứ hai, cơng tác dự báo cịn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh chưa hợp lý, chưa đánh giá đúng nhu cầu về sản phẩm dẫn đến việc đầu tư vào vốn và lao động chưa hiệu quả. Hàng tồn kho cịn nhiều, tính tốn chưa sát với tình hình thực tế của cơng ty, cơng tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm cịn gặp nhiều khó khăn.
- Thứ ba, khả năng quản lý nguồn vốn cũng còn nhiều hạn chế. Nguồn vốn từ hàng tòn kho còn nhiều nên vốn lưu động vẫn chưa được huy động triệt để. Việc thúc đẩy rút ngắn vòng quay vốn lưu động còn nhiều yếu kém làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, vốn lưu động vẫn chưa đạt được mức tối ưu.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC LỰA CHỌN ĐẦU VÀO VỐN VÀ LAO ĐỘNG TỐI ƯU ĐỂ TỐI THIỂU HĨA CHI PHÍ KINH
DOANH CỦA CƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MAY THỜI TRANG NAM PHƯƠNG