.NỘI DUNG VÀ NGUYÊN LÝ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGHIÊ NC

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) một số giải pháp lựa chọn đầu vào tối ƣu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH may thời trang nam phƣơng (Trang 33)

CỨU

1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá về vốn, lao động và chi phí sản xuất kinhdoanh doanh

1.3.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá về vốn

a. Chỉ tiêu đánh giá về vốn cố định

Hàm lượng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định cao.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Hệ số này chỉ rõ một đồng vốn cố định làm ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vì vậy, hệ sơ này càng cao chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng hiệu quả.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này chỉ rõ một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng hiệu quả.

b. Các chỉ tiêu đánh giá vốn lưu động

Đối với vốn lưu động sử dụng các chỉ tiêu hàm lượng vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động tương tự như với vốn cố định như trên. Ngồi ra cịn sử dụng chỉ tiêu luân chuyển vốn lưu động.

Chu kỳ luân chuyển vốn càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

Doanh thu thuần trong kỳ Vốn cố định bình quân trong kỳ Hàm lượng vốn cố định =

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần trong kỳ Vốn cố định bình quân trong kỳ

Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Lợi nhuận thuần trong kỳ Vốn cố định bình quân trong kỳ

Chu kỳ luân

chuyển vốn lưu =

360 × vốn lưu động trong kỳ

1.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá về lao động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động, người ta thường dựa vào các chỉ tiêu sản phẩm cận biên như sau:

Sản phẩm cận biện của lao động:

Chỉ tiêu này cho biết sự thay đổi trong tổng số sản phẩm sản xuất ra khi thay đổi một đơn vị đầu vào lao động. Khi sản phẩm cận biên của lao động càng lớn và tăng qua các năm thể hiện doanh nghiệp sử dụng lao động có hiệu quả.

Các chỉ tiêu về số lượng lao động và cơ cấu lao động:

Số lượng lao động của doanh nghiệp là những người đã được ghi vào danh sách của doanh nghiệp theo những hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn do doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Số lượng lao động là chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp và là cơ sở để tính một số chỉ tiêu khác.

Năng suất lao động bình quân: Chỉ tiêu này cho biết trong một thời gian lao động nhất định, trung bình một lao động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu .

Năng suất lao động bình quân cho phép đánh giá chung nhất về hiệu quả hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp.

1.3.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá về chi phí sản xuất

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trong một thời kỳ nhất định, để đạt được một đồng doanh thu doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp càng cao.

M P L = ∆Q ∆ L = Q ’ L

Năng suất lao động bình quân =

Tổng doanh thu Tổng số lao động

HQ =

Tổng chi phí Tổng doanh thu

1.3.2. Xây dựng mơ hình hàm sản xuất để xác định việc lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất.

Xây dựng mơ hình hàm sản xuất trong dài hạn của công ty, dạng hàm Cobb- Douglas dạng: Q = A.Kα.Lβ. (A > 0, 0 ≤ α, β ≤ 1).

Từ đó có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng đầu vào vốn và lao động của công ty thông qua:

α + β >1: biểu thị hàm sản xuất có hiệu suất tăng theo quy mơ. α+ β< 1: biểu thị hàm sản xuất có hiệu suất giảm theo quy mơ. α+ β =1: : biểu thị hàm sản xuất có hiệu suất khơng đổi theo quy mơ.

Tuy nhiên, để có thể ước lượng hàm sản xuất trong dài hạn, ta phải chuyển dạng hàm về dạng tuyến tính bằng cách Ln cả hai về của phương trình.

Ta có: LnQ = LnC + αLnK +βLnL

Thu thập các số liệu về vốn lưu động và lao động trong khâu sản xuất theo từng quý trong giai đoạn 2014- 2016. Sử dụng phương pháp thống kê phân tích và phân tích hồi quy thơng qua phần mềm Eviews để tiến hành ước lượng hàm sản xuất, xem xét sự phù hợp của mơ hình, độ tin cậy của các tham số ước lượng. Thông qua mơ hình ước lượng được, áp dụng điều kiện lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu để tối thiểu hóa chi phí, tác giả đã tìm được số lượng vốn và lao động tối ưu của công ty TNHH May Thời Trang Nam Phương trong từng quý. Từ đó đề xuất các biện pháp sử dụng vốn và lao động cho hiệu quả hơn giảm chi phí sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận của cơng ty.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VÀ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MAY THỜI TRANG NAM

PHƯƠNG

2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY THỜI TRANG NAM PHƯƠNG

2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Nam Phương

2.1.1.1. Thông tin công ty

Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn May thời trang Nam Phương Tên doanh nghiệp viết tắt: NAM PHUONG CO., LTD

Tên quốc tế: Nam Phuong Fashion Gament Company Limited Mã số thuế: 0101476356

Địa chỉ: TT5 – N7, ô số 6, khu đô thị Bắc Linh Đàm – Phường Đại Kim –

Quận Hoàng Mai – Thành Phố Hà Nội.

Điện thoại: 0426411774 Fax: 0422408951

E.mail: namphuong.narsis@gmail.com

Tháng 04/2004 công ty VIKO GLOWIN Hàn Quốc đã chính thức ký hợp đồng chuyển giao công nghệ và quyền sở hữu thương hiệu NARSIS Hàn Quốc cho công ty TNHH May thời trang Nam Phương.

Ngày 01/05/2004 Công ty TNHH May thời trang Nam Phương chính thức đi vào hoạt động với mục tiêu sản xuất và phân phối các sản phẩm đồ lót, đồ thể thao, đồ mặc nhà cao cấp thương hiệu NARSIS tại thị trường Việt Nam.

Trong những năm qua thương hiệu NARSIS đã phát huy, kế thừa, khơng ngừng hồn thiện, đầu tư máy móc hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, bắt kịp xu hướng thời trang thế giới, xứng đáng với niềm tin của người tiêu dùng. Công ty TNHH May thời trang Nam Phương đã và đang được đánh giá rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất.

2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng:

- Sản xuất và phân phối sản phẩm đồ lót, đồ thể thao, đồ mặc nhà cao cấp mang thương hiệu Narsis tại thị trường Việt Nam.

- Nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.

- Đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ. Hỗ trợ kết nối sinh viên với doanh nghiệp.

- Tư vấn và đào tạo về xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp theo mơ hình chun nghiệp đang được áp dụng tại các tập đoàn đa quốc gia.

Nhiệm vụ:

- Xây dựng và thực hiện các mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

- Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên về mọi mặt, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chun mơn để đáp ứng tốt yêu cầu kinh doanh.

- Thực hiện phân phối lao động và chăm lo đời sống cũng như tinh thần cho cán bộ, công nhân viên.

- Chấp hành pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán thống kê thống nhất và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.

- Tạo nên sự tối ưu về chất lượng nhân sự kinh doanh cho các tổ chức, doanh nghiệp thơng qua các chương trình đào tạo và huấn luyện chuyên nghiệp.

Hội đồng thành viên Tổng giám đốc Trợ lý Tổng giám đốc Giám đốc cung ứng Giám đốc kinh doanh Giám đốc Marketing Giám đốc nhân sự Giám đốc tài chính Giám đốc sản xuất Giám đốc KD KV Hành chính tổng hợp Tuyển dụng đào tạo Chính sách tiền lương Công nghệ Kỹ thuật Hỗ trợ KD QLBH khu vực QLKH trọng điểm Giám sát BHKV Giám Sát BHKV Giám sát BHKV Giám sát BHKV N V B H N V B H N V B H N V B H N V B H N V B H N V B H N V B H

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy của Công ty TNHH MayThời Trang Nam Phương

Nguồn: Phịng Hành chính nhân sự- Cơng ty TNHH May Thời Trang Nam Phương

Q trình hình thành và phát triển ln gắn liền với mơ hình bộ máy tổ chức của cơng ty. Mỗi phịng ban, mỗi bộ phận trong cơng ty đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều nhằm mục đích chung là phục vụ cho sự phát triển chung của cơng ty.

2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Nam Phươngtrong giai đoạn 2014-2016 trong giai đoạn 2014-2016

Trong giai đoạn 2014- 2016, nền kinh tế đã vực dậy sau khủng hoảng song vẫn cịn có những diễn biến bất thường và gây ra nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp nói chung và cơng ty Nam Phương nói riêng. Nhiều doanh nghiệp đã khơng thể trụ lại và vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cơng ty Nam Phương cũng khơng thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực này, tuy nhiên, nhờ sự điều hành, quản lý của Ban lãnh đạo nhiều kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, công ty đã dần khắc phục được những khó khăn. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cơ bản: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Cụ thể số liệu được thể hiện trọng phụ lục 1.

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty Nam Phương giai đoạn 2014- 2016 được tổng hợp và xây dựng dưới dạng biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty TNHH May thời trang Nam Phương giai đoạn 2014- 2016

Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn – Công ty TNHH May thời trang Nam Phương

Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH May thời trang Nam Phương cho ta thấy sự biến động kinh doanh của công ty trong 3 năm trở lại đây, từ năm 2014 -2016 cụ thể như sau:

Doanh thu:

Tổng doanh thu bán hàng tăng đều qua các năm, từ 31.798,2 triệu đồng năm 2014 tăng lên 33.201,5 triệu đồng vào năm 2015 tương ứng tăng 4,41%. Và từ mức 35.773,3 triệu đồng vào năm 2015 tăng lên mức 35.773,3 triệu đồng vào năm 2016 tương ứng tăng 7,75%. Việc tăng doanh thu qua các năm cho ta thấy các sản phẩm của công ty đang ngày càng được phân phối rộng rãi đến tay người tiêu dùng, khách hàng đang ngày càng tin tưởng vào sản phẩm của công ty.

Chi phí:

Cùng với đà tăng của doanh thu, chi phí của cơng ty cũng tăng đều qua các năm trong giai đoạn này. Nếu trong năm 2014 tổng chi phí mới chỉ là 29.153,4 triệu đồng đến năm 2015 con số đó là 30.398,7 triệu đồng tương ứng tăng 4,27%. Từ 30.398,7 triệu đồng năm 2015 tăng lên 32.567,5 triệu đồng năm 2016 tương ứng tăng 7,13%. Trong cơ cấu chi phí, ta thấy cả chi phí về giá vốn cũng như chi phí

quản lý doanh nghiệp đều cao và tăng dần qua các năm, đặc biệt, chi phí về giá vốn ln cao hơn chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lợi nhuận:

Tổng lợi nhuận trước và sau thuế của công ty đều tăng qua các năm. Nếu lợi nhuận sau thuế năm 2014 đạt 2.115,84 triệu đồng thì đến năm 2015 con số đó là 2.242,24 triệu đồng tương ứng tăng 5,97%. Năm 2015 ở mức 2.242,24 triệu đồng thì đến năm 2016 đã đạt mức 2.564,64 triệu đồng tương ứng tăng 14,38%. So sánh tốc độ tăng của doanh thu so với tốc độ tăng của chi phí nhận thấy, tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí; do vậy tốc độ tăng của lợi nhuận đạt được khá cao điều đó cho thấy công ty đang hoạt động khá hiệu quả.

2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn và lao độngnhằm tối thiểu hóa chi phí của công ty TNHH May thời trang Nam Phương nhằm tối thiểu hóa chi phí của cơng ty TNHH May thời trang Nam Phương

2.1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn

Sự ổn định của nền kinh tế:

Nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang dần ổn định. Đó là cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và cơng ty TNHH May thời trang Nam Phương nói riêng có nhiều cơ hội phát triển, tiếp cận được nhiều nguồn vốn đầu tư đồng thời có các biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Khi nền kinh tế phát triển, khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày một nâng cao. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp ngày một tăng từ đó giúp cải thiện nguồn tài chính của doanh nghiệp.

Tình hình tài chính của cơng ty:

Nguồn tài chính ổn định và vững mạnh sẽ giúp công ty đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra ổn định và thuận lợi; giúp doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, từ đó mở rộng quy mơ sản xuất.

Lãi suất:

Lãi suất cho vay có ảnh hưởng đến các khoản chi phí đầu vào của doanh nghiệp đặc biệt là chi phí về vốn. Sự thay đổi lãi suất sẽ kéo theo những biến đổi cơ bản về khả năng đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, tài sản cố định,... Ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nhà cung cấp:

Muốn sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có các yếu tố đầu vào như: ngun vật liệu, máy móc, thiết bị, cơng nghệ,…Các yếu tố đầu vào đó doanh

nghiệp khơng thể tự mình sản xuất được mà phỉa mua từ các doanh nghiệp khác. Việc thanh toán các khoản này sẽ tác động trực tiếp đến tài chính của doanh nghiệp.

2.1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng lao động

Đặc thù sản phẩm của công ty:

Sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các yếu tố liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc sử dụng lao động của doanh nghiệp. Sản phẩm của công ty Nam Phương là các sản phẩm may mặc do đó yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận của người lao động, do đó rất phù hợp với nữ giới.

Giá cả lao động:

Số tiền lương phải trả cho người lao động chiếm một khoản lớn trong chi phí của cơng ty. Nếu mức lương phải trả cao hơn lợi ích của cơng ty nhận được thì sẽ gây tổn thất và tăng chi phí cho cơng ty. Cịn ngược lại, nếu mức lương trả cho người lao động thấp thì sẽ dẫn đến sự giảm hiệu quả lao động và có thể bị mất các lao động lành nghề. Vì vậy, việc đưa ra các mức lương phù hợp sao cho hài hịa giữa lợi ích của cơng ty với người lao động là điều vô cùng quan trọng mà mỗi công ty đang cố gắng thực hiện.

Khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà cơng ty sản xuất, kinh doanh

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng lao động của công ty. Khi quy mô của công ty lớn công ty sẽ sử dụng nhiều lao động và ngược lại.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) một số giải pháp lựa chọn đầu vào tối ƣu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH may thời trang nam phƣơng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)