CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. Nội dung lựa chọn thị trường nhập khẩu
2.3.6. Xây dựng các tiêu chuẩn lựa chọn thị trường nhập khẩu
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm ln là tiêu chí hàng đầu để lựa chọn NCC cho hàng hóa, NVL của doanh nghiệp. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm, NVL như các tiêu chuẩn chất lượng mà NCC phải tuân thủ, chế độ - chính sách bảo hành cũng như cam kết chất lượng…
Các nguồn hàng có những đặc điểm sau đây sẽ được đánh giá cao trong khi lựa chọn:
Các nguồn hàng có hình thức, màu sắc, đặc điểm, chất lượng tốt, phù hợp với khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường Việt Nam.
Các nguồn hàng có khả năng đáp ứng về số lượng và thời điểm cung cấp đầyđủ, nhanh chóng và kịp thời.
Mỗi loại sản phẩm cụ thể sẽ có những chỉ tiêu mang tính trội và quan trọng hơn các chỉ tiêu khác, các chỉ tiêu đó chính là các thơng số kinh tế, kỹ thuật và các đặc tính riêng phản ánh tính hữu ích của sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp đóng vai trị là người mua sẽ phải có lựa chọn và quyết định những chỉ tiêu quan trọng nhất cho sản phẩm của mình định mua phải mang sắc thái riêng phân biệt với những sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngồi trong q trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các cơng chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các cơng thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước.
Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thơng trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ.
Thuế nhập khẩu cấu thành trong giá cả hàng hoá, làm tăng giá hàng hố, do đó có tác dụng điều tiết nhập khẩu và hướng dẫn tiêu dùng; bởi vì lượng hàng hố nhập khẩu phụ thuộc vào sức tiêu thụ hàng hoá, yếu tố này lại phụ thuộc vào giá cả. Giá cả hàng hoá cao hay thấp sẽ quyết định việc giảm hoặc tăng sức cạnh tranh của hàng hố đó trên thị trường. Thơng qua thuế nhập khẩu nhà nước điều tiết việc nhập khẩu hàng hố .
Thuế giảm dẫn đến giá thành giảm. Theo đó, thị trường nào có thuế nhập khẩu ít hơn thì sẽ được ưu tiên chọn lựa hơn.
Giá thành sản phẩm
Yếu tố cơ bản nhất để đánh giá nhà cung cấp là giá sản phẩm và các chi phí phát sinh khi mua hàng từ nhà cung cấp đó. Một cách đơn giản, với cùng loại hàng hóa với chất lượng như nhau, thì nhà cung cấp nào có thể cung cấp với chi phí mềm hơn thì đó sẽ là một điểm cộng cho họ.
Phương thức thanh toán
Tùy theo từng thị trường quốc gia khác nhau sẽ có các phương thức thanh toán phù hợp khác nhau. Doanh nghiệp cần phải chọn ra thị trường nào mang lại nhiều lợi ích nhất cho mình và giảm về tối thiểu các chi phí phát sinh khi mua hàng.
Có rất nhiều phương thức thanh tốn khác nhau trong thanh toán quốc tế. Dưới đây là một số phương thức thanh toán cơ bản thường được áp dụng trong mua bán ngoại thương:
Trả trước: đây có lẽ là phương thức thanh tốn mong muốn nhất của người
bán vì họ khơng phải chịu sức ép về rủi ro phát sinh và có thể thu được tiền hàng ngay nếu sử dụng phương thức điện chuyển tiền. Tuy nhiên, phương thức này gây nhiều khó khăn về dịng tiền và tăng rủi ro cho người mua cho nên thơng thường họ ít khi chấp nhận trả tiền trước khi nhận được hàng.
Thư tín dụng (L/C): Do phương thức trả tiền ngay mang lại nhiều rủi ro cho
người mua (có thể người xuất khẩu khơng chuyển hàng ngay cả khi đã được thanh tốn) nên trong hoạt động mua bán quốc tế, thư tín dụng được sử dụng phổ biến hơn nhằm bảo đảm lợi ích cho cả hai bên. Theo đó, việc thanh tốn chỉ được ngân hàng chấp nhận sau khi người bán đã xuất trình đầy đủ bộ chứng từ. Xét về thời gian thực hiện, thư tín dụng có thể là trả ngay (at sight), hoặc trả sau.
Phương thức nhờ thu (D/A và D/P): một phương thức thanh tốn trong đó
người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ tiền hàng của người nhập khẩu trên cơ sở xuất trình chứng từ. Ngân hàng người bán (người xuất khẩu) xuất trình bộ chứng từ cho người mua (người nhập khẩu) thông qua ngân hàng của người mua để được thanh tốn số tiền hàng cịn lại hoặc nhận được chấp nhận thanh toán hối phiếu trả chậm vào một thời gian xác định trong tương lai. Trách nhiệm pháp lý của ngân hàng theo phương thức nhờ thu sẽ bị ràng buộc theo sự chỉ dẫn của người bán trong việc phát hành và gửi các chứng từ. Trách nhiệm đó sẽ thay đổi trong hai trường hợp “nhờ thu chấp nhận chứng từ” (documents against acceptance - viết tắt: D/A) hoặc “nhờ thu đổi chứng từ” (Documents against Payment - viết tắt: (D/P).
Phương thức ghi sổ: người xuất khẩu mở một tài khoản để ghi nợ người
nhập khẩu yêu cầu người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu vào thời điểm xác định trong tương lai. Phương thức này chỉ thuận tiện và an toàn trong trường hợp hai bên thực sự tin cậy lẫn nhau, đã mua bán hàng nhiều lần và người mua có uy tín thanh tốn.
Phương thức uỷ thác mua: Phương thức uỷ thác mua là phương thức thanh tốn theo đó Ngân hàng nước người nhập khẩu theo yêu cầu của người nhập khẩu viết thư cho Ngân hàng đại lý ở nước ngoài yêu cầu ngân hàng này thay mặt để mua hối phiếu của người bán ký phát cho người mua. Ngân hàng đại lý căn cứ điều khoản của thư uỷ thác mà trả tiền hối phiếu, ngân hàng bên mua thu tiền của người mua và giao chứng từ cho họ.
Đặc điểm của phương thức uỷ thác mua là đảm bảo trên cơ sở tiền mặt, khơng dựa vào uy tín của Ngân hàng bên mua, cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu đều chịu rủi ro ít. Phương thức này được áp dụng khi lơ hàng có giá trị cao, khan hiếm, ít sử dụng.
Phương thức bảo đảm trả tiền: Đây là phương thức mà theo đó Ngân hàng của người mua theo yêu cầu người mua viết thư cho người bán gọi là Thư bảo đảm trả tiền, đảm bảo sau khi hàng bên bán đã gửi đến địa điểm bên mua quy định, sẽ thanh toán tiền hàng.
Đặc điểm của phương thức bảo đảm trả tiền là thanh toán trên cơ sở hàng hoá. Do vậy, nhà xuất khẩu thường chịu rủi ro ở những chi phí lớn cịn nhà nhập khẩu
thường phải chịu giá hàng cao nhưng không rủi ro về chất lượng hàng. Phương thức này được áp dụng khi thanh tốn lơ hàng hố có địi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật.
Khoảng cách
Khoảng cách quyết định thời gian và phương thức vận chuyển. Theo đó, nó cũng tác động vào chi phí. Với giá bán như nhau, nhưng khoảng cách địa lý khác nhau thì đương nhiên doanh nghiệp sẽ chọn thị trường gần mình nhất để nhập hàng để giảm thiểu rủi ro cùng các chi phí phát sinh khác.
Những nguồn hàng bên cạnh có tiềm năng, thì cần phải có khả năng tiếp cận dễ dàng thì mới có thể đơn giản hóa q trình chuyển thành nguồn hàng hiện tại của doanh nghiệp. Theo đó, thời gian tiếp cận càng nhanh, cách thức càng đơn giản thì càng được đánh giá cao trong khi lựa chọn.
Có các phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tế sau:
Phương thức vận chuyển đường thủy (Waterways)
Vận chuyển đường thủy bao gồm vận tải đường biển (Ocean shipping) và vận tải thủy nội địa (Inland Water Transport). Vận tải đường biển là việc chuyên chở hàng hóa hay hành khách trong nước hoặc giữa các quốc gia bằng đường biển.
Vận tải đường biển ra đời sớm hơn so với các phương thức vận chuyển khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng, miền, quốc gia với nhau. Cho đến nay, vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vấn tải quốc tế.
Vận chuyển đường biển thích hợp với những thứ hàng cồng kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp (vật liệu xây dựng, than đá, cao su) và hàng rời (cà phê, gạo), trên các tuyến đường trung bình và dài, khơng địi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng
Phương thức vận chuyển đường bộ (Roadways)
Với đa số chủ hàng, vận tải đường bộ có lẽ là phương thức phổ biến nhất hiện nay, hàng hóa được chuyên chở bằng các loại ô tô khác nhau.
Trong số hai phương tiện vận chuyển chủ yếu trên mặt đất là ô tơ và đường sắt thì vận chuyển bằng ơ tơ ra đời trước so với vận chuyển bằng tàu hỏa (thế kỷ 18). Hệ thống đường xá trong vận chuyển bằng ơ tơ có thể bị ảnh hưởng bởi hệ thống đường được xây dựng trước đó.
Phương thức vận chuyển đường sắt (Railways)
Vận chuyển đường sắt (Railways) được vận hành bởi các đầu máy (locomotives) và các toa xe (freight cars) dưới dạng mặt phảng (flatcars) hoặc kín (boxcars)
Vận tải đường sắt làm một phương thức vận tải hiện đại, xuất hiên vào đầu thế kỷ 19 (đầu máy hơi nước đầu tiên được chế tạo vào năm 1804). Hiện nay có khoảng hơn 120 quốc gia sử dụng đường sắt với tổng chiều dài trên 2 triệu km. Một số nước có chiều dài đường sắt lớn như Mỹ (348.000 km), Nga (136.000 km), Canada (70.851 km), Ấn Độ (62.545 km)....
Vận chuyển đường sắt thích hợp với các loại hàng có trọng lượng lớn, khối lượng vận chuyển nhiều và cự li vận chuyển dài. Ví dụ các nguyên liệu như than, gỗ, hóa chất và hàng tiêu dùng có giá trị thấp như giấy, gạo, thực phẩm và với khối lượng cả toa hàng
Phương thức vận chuyển đường hàng không (Airways)
Vận tải đường hàng không sử dụng các loại máy bay để chuyên chở hành khách và hàng hóa đến địa điểm đích.
Vận tải hàng khơng là một ngành vận tải non trẻ. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, vận tải hàng không mới bắt đầu phát triển và nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà ngành vận tải hàng khơng ngầy càng được phát triển nhanh chóng. Trước đó, nó chủ yếu phục vụ chuyên chở hành khách, ngày nay, vận tải hàng không đã được sử dụng rộng rãi vào chuyên chở hàng hóa trong phạm vị nội địa cũng như quốc tế.
Vận chuyển đường hàng khơng thích hợp cho việc chun chở hàng hóa có giá trị cao, có u cầu vận chuyển nhanh. Khơng thích hợp vận chuyển các loại hàng hóa giá trị thấp, khối lượng lớn và cơng kềnh.
Phương thức vận chuyển bằng đường ống (pipeline transport)
Đường ống có chi phí cố định rất cao và chi phí biến đổi thấp nhất. Đây là con đường hữu hiệu và an tồn để vận chuyển chất lỏng và khí hóa lỏng (xăng, dầu, gas, hóa chất). Chi phí vận hành khơng đáng kể (rất ít chi phí lao động) và gần như khơng có hao hụt trên đường, ngoại trừ trường hợp đường ống bị vỡ hoặc rị rỉ.
Chi tới nay thì vận chuyển bằng đường ống mới chỉ rất giới hạn bởi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn và thiết kế phức tạp (xây dựng đường ống, trạm bơm, trạm điều khiển và kiểm soát). Vận tốc trung bình của phương tiện này khá chậm, khoảng 5-7 km/h nhưng bù lại bởi khả năng vận chuyển liên tục 24 giờ/365 ngày trong một năm và không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết.
Phương thức vận chuyển bằng đường ống khá đặc thù, chỉ phù hợp với những loại hàng đặc biệt như khí hóa lỏng, dầu lửa … phục vụ cho đối tượng đặc biệt như các công ty đa quốc gia, hoặc công ty Nhà nước lớn.
Mức độ bình ổn của thị trường
Doanh nghiệp nào cũng luôn luôn muốn sự ổn định thị trường. Do vậy, việc lựa chọn thị trường nhập khẩu cũng đòi hỏi dựa trên sự ổn định về chất lượng, số lượng và giá cả. Sự biến động này dựa trên việc phân tích và dự báo xu hướng thị trường nhập khẩu của doanh nghiệp thông qua các yếu tố khách quan đến từ môi trường.