Thực trạng công tác nghiên cứu lựa chọn thị trường nhập khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) lựa chọn thị trường nhập khẩu mới đối với mặt hàng khô đậu tương của công ty cổ phần việt pháp (Trang 44 - 58)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác lựa chọn thị trường nhập khẩu của Công ty cổ phần Việt

3.2.2. Thực trạng công tác nghiên cứu lựa chọn thị trường nhập khẩu của Công ty

Công ty cổ phần Việt Pháp

3.2.2.1. Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu

Khơ đậu tương (có khi gọi là bã đậu) là một thành phần quan trọng trong thức ăn cho chó và gia súc. Theo AAFCO (tạm dịch: Hiệp hội quản lý thức ăn chăn ni Mỹ), thì loại thức ăn này thu được khi đã xay nhuyễn phần đậu đã tách, ép lấy dầu thơng qua q trình tinh chiết hoặc dùng dung mơi hồ tan.

Bã đậu nành chứa loại protein-chất-lượng-thấp, bằng khoảng 50% protein tinh chất; giá trị tự nhiên của nó dưới 50% so với protein thịt gà. Với đặc điểm như trên, loại thức ăn này thích hợp cho chăn ni thuỷ sản, gia súc, gia cầm, cừu, ngựa...

Đặc tính kỹ thuật:

- Ðộ Ðạm (Protein): thấp nhất 46%, cao nhấtt 48% - Ðộ béo/dầu: 1.5% max

- Ðộ ẩm nhỏ nhất: 12% max - Ðộ sơ thô: 6% max

- Cát và silica: 2.5% max

3.2.2.2.Nghiên cứu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường

Đậu tương là cây trồng lấy hạt, cây có dầu quan trọng bậc nhất trên thế giới, đứng hàng thứ 4 sau cây lúa mì, lúa nước và ngơ. Do khả năng thích ứng rộng nên nó đã được trồng ở khắp năm châu lục, nhưng tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ trên 70%, tiếp đến là châu Á.

Bảng 3.4: Dự báo cung cầu khô đậu tương thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) niên vụ 2017/18 trong tháng 4/2018

Đvt: triệu tấn 2017/18 Dự trữ đầu vụ Cung Tiêu thụ Dự trữ cuối vụ Sản lượng Nhập

khẩu Nội địa

Xuất khẩu Thế giới 12,48 235,12 61,8 232,19 65,39 11,82 Mỹ 0,36 42,23 0,36 31,34 11,34 0,27 Các TT còn lại 12,11 192,89 61,44 200,84 54,05 11,55 TT XK chủ yếu 7,26 71,64 0,04 25,48 46,55 6,91 Argentina 3,34 31,6 0 2,9 29,5 2,54 Brazil 3,7 33,4 0,03 17,48 15,45 4,2 Ấn Độ 0,22 6,64 0,01 5,1 1,6 0,17 TT NK chủ yếu 1,64 16,52 37,13 53,26 0,51 1,52 EU-27 0,33 11,53 18,9 30,19 0,3 0,27 Đông Nam Á 1,21 3,21 16,58 19,59 0,21 1,2 (Nguồn: VITIC/USDA)

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong báo cáo tháng 4/2018 dự báo sản lượng khô đậu tương thế giới niên vụ 2017/18 sẽ đạt 235,12 triệu tấn. Trên phạm vi thế giới, sản lượng tăng hầu hết nhờ năng suất đạt mức cao kỷ lục do diện tích thu hoạch chỉ tăng nhẹ. Sản lượng của Ấn Độ dự báo sẽ tăng 34% so với mức thấp nhất trong 4 năm qua của năm ngoái.. Ở Nam Mỹ, việc gieo hạt cho vụ 2017/18 vừa mới bắt đầu, sản lượng đậu tương được dự báo sẽ phục hồi từ mức suy giảm của vụ trước với kỳ vọng điều kiện thời tiết sẽ trở lại bình thường và diện tích gieo trồng tăng khiêm tốn. Brazil được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phục hồi của khu vực chủ yếu nhờ tăng năng suất. Sản lượng sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm qua ở Argentina do diện tích gieo trồng đậu tương giảm vì tác động của thay đổi chính sách xuất khẩu.

3.2.2.3. Nghiên cứu mơi trường

Hoạt động nhập khẩu khô đậu tương chịu tác động bởi nhiều yếu tố mơi trường: mơi trường kinh tế, chính trị- xã hội, pháp luật, cạnh tranh, cơng nghệ…. Khóa luận chỉ xin trình bày về một số nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng khô đậu tương của công ty cổ phần Việt Pháp.

Quan hệ chính trị và kinh tế giữa nước ta với nước khác

Hoạt động nhập khẩu hoạt động trong một khung cảnh rộng lớn là nền kinh tế thế giới, thị trường quốc tế, đối tượng hợp tác rất đa dạng. Việc mở rộng các mối quan hệ chính trị ngoại giao sẽ tạo điều kiện thuận lợi và tiền đề pháp lý cho các tổ chức kinh doanh phát triển những bạn hàng mới.

Tính đến năm 2016, Việt Nam đã ký kết, thực hiện và đang tiến hành đàm phán tổng cộng 16 Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs). Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực hiện 10 FTA, đã kết thúc đàm phán một FTA và đang đàm phán 5 FTA khác

Trong 10 FTA đã ký kết và thực thi có 6 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 5 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand), 4 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập (Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu).

Quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ

Tháng 5/1996, Mỹ chủ động gửi Việt Nam Dự thảo Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ. Sau hơn 4 năm đàm phán và thông qua các thủ tục pháp lý, ngày 13/7/2000, tại Washington, BTA đã được ký kết và có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2001.

BTA Việt - Mỹ có phạm vi điều chỉnh rộng hơn nhiều so với các hiệp định thương mại mà nước ta đã ký với một số nước, quy định chi tiết cam kết mở cửa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến đầu tư và thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm của công dân và pháp nhân hai nước Việt Nam và Mỹ.

Sau khi BTA có hiệu lực, Mỹ đã áp dụng Quy chế Quan hệ thương mại bình thường và Quy chế Tối huệ quốc (MFN), giảm mức thuế quan trung bình đánh vào hàng nhập khẩu từ Việt Nam từ 40% xuống 4%, mở cửa thị trường cho các nhà xuất

khẩu Việt Nam. Tháng 12/2006, Tổng thống Mỹ G.W.Bush quyết định trao cho Việt Nam Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR).

Trên cơ sở BTA, Việt Nam và Mỹ đã ký nhiều hiệp định và thỏa thuận về ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, Hiệp định khung về thương mại và đầu tư song phương (TIFA), đang cùng một số nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Quan hệ Việt Nam- Ấn Độ

Năm 2017, hai nước Việt Nam - Ấn Độ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Đây cũng là dịp để nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, tiếp tục thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện phát triển ngày càng bền chặt, sâu rộng và hiệu quả.

Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đang ở thời điểm phát triển tốt đẹp và thuận lợi; hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, như chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, quốc phịng, an ninh, năng lượng, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, ngoại giao nhân dân… đều được tăng cường. Mối quan hệ chính trị giữa hai nước ngày càng tin cậy và gần gũi, thể hiện qua việc hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp; quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng chính trị của Ấn Độ cũng ngày càng được mở rộng.

Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Ấn Độ:

– Hiệp định quy định mơ hình giảm thuế của các nước được chia thành hai loại danh mục hàng hoá: Các mặt hàng xoá bỏ thuế và các mặt hàng nhạy cảm.

Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (Quan hệ Việt Trung) là chủ đề nóng bỏng trong hơn 4.000 năm lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào và chế độ nào, giống hay khác nhau đều mang tính thời sự. Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có q trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho Quan hệ Việt Trung trở nên vơ cùng phức tạp và nhạy cảm. Có thể tóm gọn mối quan hệ Việt Trung trong 6 chữ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".

Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng do khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam so với Trung Quốc còn yếu, nhiều mặt hàng Việt Nam chưa tự sản xuất được nên phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng cùng với thương mại song phương liên tục tăng trưởng, vấn đề mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước đã ngày càng bộc lộ. Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhập siêu trong thương mại với Trung Quốc.

Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN- Trung Quốc

– Hiệp định thiết lập một khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc tạo ra một đối tác chặt chẽ giữa các Bên, và cơ chế quan trọng về tăng cường hợp tác và góp phần vào sự ổn định kinh tế ở Đông á. vai trị quan trọng và đóng góp của khu vực kinh doanh trong việc mở rộng thương mại và đầu tư giữa Các Bên, nhu cầu xúc tiến và tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động hợp tác và tận dụng những cơ hội thương mại lớn hơn có được từ khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc.

– Nội dung của hiệp định bao gồm:

+Việc thiết lập Khu vực thương mại Tự do ASEAN- Trung Quốc.

+ Cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong khuôn khổ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc.

+ Lộ trình cắt giảm thuế đối với các mặt hàng. + Cam kết trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

Quan hệ Việt Nam- Brazil

Braxin là thành viên của Khối thị trường chung phía Nam Mercosur, Brazin đã ký hiệp định ưu đãi thuế quan với Chile, Peru, Bolivia. Brazin là cửa ngõ để Việt Nam xâm nhập thị trường Nam Mỹ

Việt Nam và Brazil đã có khn khổ đối tác tồn diện, bình đẳng cùng có lợi và đều coi trọng quan hệ với nhau phù hợp với chính sách hướng về châu Á, trong đó có Việt Nam, của Brazil cũng như chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, coi trọng quan hệ với các nước châu Mỹ Latinh, trong đó có Brazil, của Việt Nam. Ngồi ra, hai nước đã ký một số Hiệp định, Thỏa thuận hợp tác tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hợp tác cùng có lợi.

Theo các chuyên gia thương mại, Brazil là một trong những thị trường quan trọng nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh. Với quy mơ lớn và cịn rất nhiều tiềm năng. Dù vậy, do tình hình chính trị trong nước của Brazil vẫn đang bất ổn khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh và ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là nguyên nhân dẫn tới trao đổi thương mại song phương với Brazil thời gian qua có xu hướng giảm.

Quan hệ Việt Nam - Argentina

Việt Nam và Argentina thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/10/1973. Trong những năm gần đây, quan hệ hai nước ngày càng được củng cố và phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Năm 2016, kim ngạch thương mại song phương đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2015. Việt Nam là một trong những bạn hàng thương mại hàng đầu của Argentina ở châu Á.Năm 2017, trao đổi thương mại giữa Argentina và Việt Nam vượt 3 tỷ USD và dự kiến con số này sẽ đạt 3,5 tỷ USD trong năm nay. Argentina hiện là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latin.

Việt Nam sẽ là cửa ngõ để Argentina xuất khẩu hàng hố vào thị trường Đơng Nam Á, cũng như Argentina là cầu nối để Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ Latinh.

Về triển vọng của quan hệ Việt Nam – Argentina và những việc cần phải làm để tăng cường quan hệ hai nước, Thứ trưởng Phạm Bình Minh cho rằng, trong thời gian tới hai bên cần triển khai tích cực và hiệu quả các văn kiện hợp tác đã ký kết, đồng thời xúc tiến đàm phán các hiệp định, thỏa thuận mới nhằm ngày càng hồn thiện khn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác song phương.

Môi trường kinh doanh

Phải đảm bảo sự ổn định vĩ mơ nên kinh tế trong đó chú ý đảm bảo tỷ giá hối đối ổn định và phù hợp, khắc phụ sự thâm hụt của cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế nhăm lành mạnh hố mơi trường kinh doanh, sẽ tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

Môi trường tự nhiên

Đất đai là yếu tố hết sức quan trọng trong phát triển sản xuất cây đậu tương. Quỹ đất đai dồi dào cho phép có thể mở rộng diện tích các vùng trồng đậu tương để gia tăng sản lượng đậu tương cung cấp. Chất lượng đất đai với các loại đất khác

nhau về thành phần cơ giới, về độ mùn, độ chua, độ đạm, lân và kali... sẽ cho phép phát triển các loại đậu tương khác nhau ứng với các mùa vụ khác nhau. Đồng thời chất lượng đất tác động đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đến năng suất và chất lượng đậu đỗ thu hoạch. Do vậy yếu tố đất đai cũng có thể mang lại lợi thế cạnh tranh nhất định cho người sản xuất kinh doanh đặc biệt là khi nó góp phần tạo ra hương vị khác biệt so với sản phẩm cùng loại khác.

Các đặc điểm của thời tiết khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm của khơng khí, chế độ gió, mưa, nắng, sương giá... có tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát dục của các loại đậu tương và do đó nó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và thời vụ thu hoạch quả. Mỗi một vùng có các điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau và mỗi một giống, loại đậu tương cũng có yêu cầu khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm. Vì vậy cần phải quan tâm đến yếu tố này trong việc lựa chọn thị trường nhập khẩu thích hợp.

Mơi trường tự nhiên Hoa Kỳ

Với diện tích lãnh thổ rộng lớn, khí thời tiết của Mỹ có tất cả các kiểu khí hậu: khí hậu ơn đới ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở một số vùng phía Nam, khí hậu địa cực ở Alaska,Đại Bình Ngun phía tây kinh tuyến 100 độ và ở Đại Bồn Địa có khí hậu khơ hạn, khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California.

Những năm gần đây, khí hậu diễn biến thất thường, nước Mỹ phải chịu nhiều thiên tai hơn. Trong giai đoạn 2011-2012, nước Mỹ hứng chịu đến 98 vụ thiên tai, một kỉ lục tính đến hiện tại.

Chế độ mưa tác động sâu sắc đến sự phát triển nông nghiệp trên đất Hoa Kỳ. Nhìn chung vũ lượng giảm từ Đơng sang Tây: lượng mưa trung bình hàng năm ở ven Đại Tây Dương là 1.000 đến 2.000mm, ở đồng bằng trung tâm cho tới chân Thạch Sơn là từ 500 đến 1.000mm, và ở cao nguyên nội địa trong mạch núi Coocdie dưới 30mm. Riêng miền duyên hải Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho tới Bắc thành phố San Francisco là được ưu đãi đặc biệt, nhờ dịng hải lưu nóng Alasca: 1.000 – 2.000mm nước mưa, và tới 6.000mm trên sườn Tây. Cần chú ý là lượng mưa ở đây đã lớn, sự bốc hơi lại không đáng kể, khiến cho việc trồng trọt gặp những điều kiện khí hậu rất thuận lợi.

Mơi trường tự nhiên Argentina

Argentina có nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Ơn đới là kiểu khí hậu chi phối, kiểu khí hậu cận nhiệt hiện diện ở miền Bắc và kiểu khí hậu cận cực hiện diện ở miền Nam đất nước. Khí hậu miền Bắc có đặc điểm mùa hè nóng, ẩm ướt và mùa đơng khô vừa, thỉnh thoảng gây hạn hán trong một thời gian. Miền Trung có mùa hè nóng với sấm chớp (miền Tây Argentina là nơi có mưa đá nhiều nhất thế giới) và mùa đơng lạnh. Các vùng phía nam có mùa hè ấm áp, mùa đông lạnh với những trận mưa tuyết lớn, đặc biệt trong vùng núi. Càng lên cao, khí hậu càng lạnh giá.

Khí hậu Argentina là khí hậu nhiệt lớn và thường có mưa lớn trên diện rộng ở khu vực phía bắc, khí hậu dễ chịu ở trung tâm thành phố Pampas, và khí hậu lạnh tại tiểu Nam Cực của biển Patagonia ở phía nam. Khu vực trung tâm khí hậu ơn đới, nhưng rất nóng và ẩm vào mùa hè (tháng mười hai-Tháng Hai) và lạnh vào mùa đơng

Mơi trường tự nhiên Brazil

Ở Phía Bắc của Brazil là một hệ thống đồng bằng rộng lớn được bồi tụ bởi hệ thống sơng Amazon làm cho nơi đây có đất phù sa màu mỡ vào loại bậc nhất rất

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) lựa chọn thị trường nhập khẩu mới đối với mặt hàng khô đậu tương của công ty cổ phần việt pháp (Trang 44 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)