Các chỉ tiêu lý hố của khơ đậu tương

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) lựa chọn thị trường nhập khẩu mới đối với mặt hàng khô đậu tương của công ty cổ phần việt pháp (Trang 53 - 57)

Chỉ tiêu đậu tươngKhô dầu

tách vỏ

Khô dầu đậu tương không

tách vỏ

1. Độ ẩm, tính theo % khối lượng, khơng lớn hơn. 12 13 2. Hàm lượng protein thơ, tính theo % khối lượng,

không nhỏ hơn. 44 40

3. Hàm lượng chất béo thơ, tính theo % khối lượng, không lớn hơn:

- Đối với khô dầu ép 7 7 - Đối với khô dầu chiết ly 1,5 1,5 4. Hàm lượng xơ thơ, tính theo % khối lượng,

không lớn hơn 3,5 7

5. Protein hồ tan trong KOH 0,2%, tính theo % so với protein thơ của mẫu thử.

73 – 85 70 – 85 6. Hoạt độ ure, tính theo mg N /1phút ở 300C 0,05 - 0,2 0,05 - 0,35 7. Hàm lượng tạp chất

- Hàm lượng tro khơng tan trong axit clohydric, tính theo % khối lượng, khơng lớn hơn

2 2

So sánh các đặc tính của khơ dầu đậu nành tại các quốc gia khác nhau , các nhà khoa học thấy rằng hàm lượng protein thô cao nhất trong khơ dầu đậu nành có nguồn gốc từ Brazil và Ấn Độ, và thấp nhất là trong khô dầu đậu nành từ Trung Quốc. Giá trị trung bình của tất cả các acid amin thiết yếu cao nhất trong khô dầu đậu nành từ Brazil, Mỹ và Ấn Độ, và thấp nhất là từ Trung Quốc.

Về tỷ lệ tiêu hóa của protein thơ và các acid amin:

Tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng chuẩn (SID) của protein thô và các acid amin trong khô dầu đậu nành từ Mỹ cao hơn so với từ Brazil, Argentina và Ấn Độ. Khơng có sự khác biệt SID của các acid amin giữa khô dầu đậu nành từ Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, SID của protein thô trong khô dầu đậu tương của Mỹ cao hơn so với Trung Quốc. SID của hầu hết các acid amin không khác nhau giữa các mẫu khô dầu đậu nành từ Argentina, Brazil và Ấn Độ.

Sự khác biệt về điều kiện phát triển và di truyền ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa của các mẫu khơ dầu đậu tương từ các quốc gia khác nhau.

Khô dầu đậu nành từ Trung Quốc chứa ít protein và các amino axit thiết yếu so với khô dầu đậu tương từ Mỹ, Brazil, hay Ấn Độ.

Tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng chuẩn protein thơ và các acid amin trong khô dầu đậu tương của Mỹ và Trung Quốc tương tự nhau, và nhìn chung là cao hơn khơ dầu đậu nành của các quốc gia còn lại là Argentina, Brazil và Ấn Độ.

Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển.

Bao gói: Khơ dầu đậu tương được đựng trong các bao đay, bao poly propylen

(PP) hoặc bằng chất liệu khác đảm bảo vệ sinh, kín, bền chắc.

Ghi nhãn: Ghi nhãn phải đúng với các qui định hiện hành.

Trên bao bì ghi những nội dung sau:

+ Tên sản phẩm, ghi rõ loại khô đậu tương. + Khối lượng tịnh.

+ Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu và hàm lượng. + Tên cơ sở sản xuất kinh doanh.

+ Ngày sản xuất và thời hạn sử dụng.

Nếu là hàng rời, được sản xuất hoặc nhập khẩu theo số lượng lớn chứa trong container hay xe gng thì có thể khơng dán nhãn nhưng phải có phiếu cơng bố chất lượng đi kèm.

Bảo quản: Khô dầu đậu tương được bảo quản trong kho khô sạch, để nơi cao

ráo, thống mát, khơng có chất độc hại và khơng mang mầm bệnh.

Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển khô dầu đậu tương phải khơ, sạch,

khơng có mùi lạ và đảm bảo yêu cầu vệ sinh Thú y.

b. Khoảng cách địa lý

Vùng sản xuất đậu tương nếu nằm gần thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như thị trường cung cấp đầu vào, kết hợp với hệ thống giao thông đi lại thuận tiện khơng những cho phép giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ mà quan trọng hơn là còn cho phép thoả mãn nhu cầu của thị trường về chất lượng và thời điểm cung cấp.

c. Thuế nhập khẩu áp dụng

Khung thuế suất do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định đối với mặt hàng khô dầu đậu tương là 0-5%, cam kết WTO là 5%. Ngoài ra, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt năm 2018 theo các Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ATIGA), ASEAN- Trung Quốc (ACFTA), ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), ASEAN - Nhật Bản (AJFTA), Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA) là 0%.

Theo thông tư 182/2015/TT-BTC được Bộ tài Chính ban hành ngày 16/11/2015, mặt hàng khô dầu đậu tương được điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu từ 0% lên 2% kể từ 01/01/2016.

Theo đó Việt Pháp có thể ưu tiên tìm mua ngun liệu này tại các thị trường đã có ký kết Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam để hưởng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%.

Trong các thị trường mà Việt Pháp hướng tới thì có Trung Quốc nằm trong vùng thuế được hưởng ưu đãi 0%, còn lại các thị trường khác đều áp mức thuế mới là 2%.

d. Giá thành sản phẩm

Doanh nghiệp sẽ phải nghiên cứu và so sánh thật kỹ càng mức độ cạnh tranh của từng mức giá khác nhau tại mỗi thị trường khác nhau. Sau đó, áp dụng vào điều kiện tại doanh nghiệp để chọn ra đâu là mức giá khả thi đối với doanh nghiệp. Sau đó, lên phương án tiếp cận thị trường để lựa chọn.

Giá CIF và FOB thường được sử dụng trong các điều kiện mua hàng của doanh nghiệp với nhà xuất khẩu. Trong tùy trường hợp khác nhau thì cơng ty sẽ linh động sử dụng phương thức thanh toán này.

Nghiên cứu tình hình giá khơ đậu tương thế giới cho thấy như sau:

Biểu đồ 3.1: Diễn biến giá đậu tương và khô đậu tương CBOT 2016-1/2018 (USD/tấn)

(Nguồn: IMF)

Bảng 3.7: Giá nhập khẩu khô đậu tương thế giới ( USD/tấn)

Nguồn gốc Giá Ghi chú

Mỹ- CBOT 350.5 Kỳ hạn tháng 3/2018 Mỹ- CBOT 353.9 Kỳ hạn tháng 5/2018 Argentina- FOB 335 T1/2017 - T3/2018 Argentina- FOB 337 T4/2018 - T9/2018 Brazil- BMF 354.5 Kỳ hạn tháng 3/2018 Brazil- BMF 358.5 Kỳ hạn tháng 5/2018 Ấn Độ 349.5 T4/2018 - T9/2018 Trung Quốc 538.83 Kỳ hạn tháng 5/2018 (Nguồn: IMF) Giá đậu tương giao dịch trên CBOT duy trì đà đi lên trong bốn phiên liên tiếp sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) hạ dự báo sản lượng của Mỹ trong niên vụ 2017-2018, và bản tin thời tiết dự báo thời tiết khô hạn sẽ quay trở lại các khu vực

sản xuất đậu tương tại Argentina. Hiện xuất hiện những đồn đoán rằng sản lượng thu hoạch đậu tương tại Argentina có thể cũng sẽ thấp hơn mức dự đốn của giới phân tích.

e. Mức độ bình ổn của thị trường

Kết hợp với phân tích, đánh giá và dự báo về mỗi điều kiện khác nhau. Doanh nghiệp sẽ chon ra thị trường nào có ít sự biến động về mọi mặt để quyết định mua hàng. Sự ổn định đó biểu hiện ở mức đơ ổn định chính trị, luật pháp, điều kiện tự nhiên của quốc gia đó.

3.2.2.5. Phân tích, đánh giá và lựa chọn thị trường mới

Từ những nghiên cứu trên, Cơng ty tiến hành phân tích và cho điểm các thị trường bao gồm 5 thị trường là Hoa Kỳ, Argentina, Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc.

Tiến hành lựa chọn và đánh giá theo phương pháp trọng số, ta được bảng sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) lựa chọn thị trường nhập khẩu mới đối với mặt hàng khô đậu tương của công ty cổ phần việt pháp (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)