Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chính sách xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lƣợng dịch vụ bảo hiểm cho gói sản phẩm an phát hƣng gia của công ty bảo việt nhân thọ nam định (Trang 28 - 30)

1.2.3 .Xác định ngân sách xúc tiến

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chính sách xúc tiến thương mại

1.3.1. Yếu tố bên ngồi.

- Mơi trường văn hóa xã hội.

Gồm các nhân tố như về dân số, xu hướng vận động của dân số, thu nhập và phận bố thu nhập... Từ đó xem nó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động xúc tiến thương mại. Nếu trong mơi trường với trình độ dân số phát triển, thu nhập cao thì cần tập trung mạnh mẽ vào hoạt động xúc tiến, cần có các chương trình xúc tiến hợp lý.

- Mơi trường kinh tế.

Phản ảnh thông qua tốc độ phát triển kinh tế chung về cơ cấu kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế… tạo ra sức hấp dẫn về thị trường, sức mua của khách hàng với các loại hàng hóa khác nhau. Mơi trường kinh tế tạo ảnh hưởng đến cơ cấu chi tiêu người tiêu dùng và phân bổ thu nhập. Vì vậy cần phải nghiên cứu mơi trường kinh tế để đưa ra biện pháp xúc tiến hợp lý.

- Mơi trường chính trị.

Gồm hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại, hệ thống chính sách của nhà nước, cơ chế điều hành chính phủ… Các yếu tố này chi phối cả nội dung và phương tiện, phạm vi hoạt động xúc tiến thương mại.

- Các đối thủ cạnh tranh.

Số lượng và quy mô đối thủ cạnh tranh là cơ sở để xác định mức độ khốc liệt trên thị trường, tiềm lực của đối thủ, chiến lược kinh doanh, chiến lược xúc tiến của đối thủ… là những yếu tố mà doanh nghiệp cần quan tâm khi quyết định và thực hiện xúc tiến thương mại. Nếu trong mơi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp

cần tập trung nguồn lực để thu hút khách hàng, sử dụng các công cụ xúc tiến một cách hiệu quả.

- Công chúng trực tiếp.

Ảnh hưởng to lớn tới khả năng đạt mục tiêu của doanh nghiệp, giới cơng chúng có thể ủng hộ hoặc chống lại các quyết định xúc tiến của doanh nghiệp tạo ra thuận lợi hay khó khăn. Vì vậy doanh nghiệp cần phải quan tâm, chia công chúng thành các cấp độ khác nhau để tiếp xúc dễ dàng. Mỗi cấp độ khác nhau doanh nghiệp cần phải có các cơng cụ riêng biệt để tiếp xúc và có hiệu quả cao.

- Khách hàng.

Là đối tượng quan trọng mà doanh nghiệp cần phải phục vụ, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vì vậy cần thường xuyên theo dõi, dự đốn nhu cầu để có hoạt động XTTM hiệu quả. Tùy vào sự tiếp nhận thông tin từ hoạt động xúc tiến của khách hàng mà doanh nghiệp lựa chọn công cụ xúc tiến phù hợp.

1.3.2. Yếu tố bên trong.

- Khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Nguồn vốn là sức mạnh của doanh nghiệp, do vậy việc doanh nghiệp huy động các nguồn vốn vào kinh doanh, khả năng phân phối, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh đều ảnh hưởng đến hoạt động XTTM. Một doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh, tăng sự nhận biết của khách hàng thì cần phải có nguồn vốn để thực hiện công tác xúc tiến thương mại.

- Khả năng tổ chức, quản lý, điều hành doanh nghiệp của nhà quản trị.

Các nhà quản lý cần có quyết định kịp thời, chính xác trước những biến động của thị trường từ đó vạch ra kế hoạch xúc tiến thương mại đúng đắn. Bên cạnh đó cần phối hợp nhiều bộ phận trong một doanh nghiệp thành hệ thống gọn nhẹ và hiệu quả trong việc phối hợp các công cụ xúc tiến với nhau.

- Tiềm năng con người.

Chính con người với năng lực thực sự của họ mới lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng sức mạnh khác có hiệu quả để khai thác cơ hội và gặt hái thành cơng. Chính sự sáng tạo của con người tạo nên những ý tưởng độc đáo, điều hành các công cụ, cung cấp thơng tin tới khách hàng của mình một cách thu hút, kịp thời. Bởi vậy doanh nghiệp cần chú trọng khai thác ý tưởng của nhân viên, con người tại doanh nghiệp của mình.

Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, mức độ nổi tiếng hàng hóa, uy tín mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp… có thể tạo nên sức mạnh, lợi thế để doanh nghiệp tiến hành hoạt động xúc tiến hiệu quả. Một doanh nghiệp khi có lợi thế về hình ảnh và uy tin thì dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn, qua đó chi phí cho các hoạt động xúc tiến cũng giảm đáng kể.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM BĂNG TẢI CAO SU

TẠI THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT – XNK TIẾN VIỆT.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lƣợng dịch vụ bảo hiểm cho gói sản phẩm an phát hƣng gia của công ty bảo việt nhân thọ nam định (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)