Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại phòng giao dịch tiề năng yên viên – ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh long biên (Trang 33 - 70)

5. Kết cấu của khóa luận

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của

1.4.2. Các nhân tố khách quan

1.4.2.1. Chu kỳ phát triển của nền kinh tế

Khi nền kinh tế phát triển, các cơ hội kinh doanh, thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh của người dân cũng tăng mạnh, đặc biệt là các nhu cầu về mở rộng sản xuất, mua sắm ô tô, xây dựng nhà ở hay đi du lịch. Trong thời kỳ này, hoạt động cho vay khách hàng là các cá nhân, hộ kinh doanh gia đình của các NHTM sẽ có những điều kiện thuận lợi để phát triển. Ngược lại trong thời kỳ suy thoái, người dân sẽ hạn chế chi tiêu và thu hẹp sản xuất do thu nhập giảm sút và kinh tế khó khăn, nhu cầu tăng vốn kinh doanh hay nhu cầu tiêu dùng mua sắm những hàng hóa xa xỉ sẽ hạn chế. Vì vậy, kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM sẽ không cao và khôngđạt được sự phát triển mong muốn.

1.4.2.2. Địa bàn hoạt động

Các NHTM phân thành nhiều cấp bậc và mỗi cấp thường sẽ có một phạm vi hoạt động chủ yếu trong một địa bàn nhất định. Do đó, hoạt động kinh doanh của các cấp trong hệ thống của ngân hàng sẽ phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của dân cư trên địa bàn hoạt động. Chẳng hạn tại những khu vực hoạt động, chủ yếu là những khách hàng lớn tuổi, đề cao tính an tồn, khơng chịu được rủi ro thì hoạt động huy động vốn sẽ có xu hướng phát triển mạnh hơn tín dụng. Do đó, việc thực hiện và hiệu quả của hoạt động cho vay nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng tại địa bàn này sẽ gặp khó khăn. Ngược lại những địa bàn tiềm năng, kinh tế phát triển năng động, nhu cầu về vốn đối với kinh tế tư nhân lớn sẽ là cơ hội thuận lợi để phát triển cho vay khách hàng cá nhân, đưa đến nhiều lợi nhuận cho NHTM.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH TIỀM NĂNG YÊN VIÊN – NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH LONG BIÊN

2.1. Giới thiệu về phòng giao dịch tiềm năng Yên Viên – Ngân hàng TMCP Sài Gịn thương tín chi nhánh Long Biên

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gịn thương tín chi nhánh Long Biên

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín chi nhánh Long Biên (sau đây gọi tắt là Sacombank Long Biên) chính thức đi vào hoạt động vào năm 2006 với quy mô là chi nhánh cấp 2 trực thuộc Sacombank Thủ Đô hay Sacombank khu vực Hà Nội. Ban đầu Sacombank Long Biên gồm 5 phịng ban trong đó có 2 PGD: Ngơ Gia Tự và Trâu Quỳ, đến năm 2007 PGD Đông Anh và PGD Yên Viên được thành lập.

Chi nhánh có địa chỉ tại số 484, Đường Ngơ Gia Tự, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội. Thành viên chủ chốt bộ máy lãnh đạo gồm ông Bùi Tú Ngọc (Giám đốc chi nhánh), bà Nguyễn Thị Bích Diệp (Phó Giám đốc Nội nghiệp) và bà Nguyễn Thị Mai Oanh (Phó Giám đốc Kinh doanh).

Năm 2009, PGD Đơng Anh được công nhận là PGD tiềm năng theo quyết định của Sacombank Thủ Đô, dần độc lập với Chi nhánh. Ngày 02/02/2015, PGD Yên Viên được công nhận là PGD tiềm năng, là PGD thứ 2 của quận Long Biên đạt đủ điều kiện, đồng thời giúp Sacombank Long Biên trở thành chi nhánh duy nhất của Khu vực Hà Nội có 2 PGD tiềm năng.

Tại Hội nghị Tổng kết và xét thưởng thi đua Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín tổ chức tại Hội sở chính ngày 01/02/2016, Sacombank Long Biên vinh dự được nhận bằng khen “Chi nhánh xuất sắc” và “ Chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất” năm 2015.

Sacombank Long Biên thực hiện các hoạt động kinh doanh chính là: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, thực hiện thanh tốn trong nước và quốc tế, kinh doanh ngoại hối….

Phòng Giao dịch Yên Viên được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 10/07/2007 là phòng giao dịch thứ 4 trực thuộc Sacombank Long Biên. Phòng đặt tại số 505 và 507, Đường Hà Huy Tập, Thị trấn Yên Viên, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Phòng hoạt động với phương châm “ Gọi nhiều, hẹn ln, gặp ngay”.

Phịng được thành lập với mục tiêu ban đầu là huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh tốn, tìm kiếm và cho vay tín dụng đối với các cá nhân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn cụm Bắc Đuống huyện Gia Lâm (Thị trấn Yên Viên, Yên Viên, Yên Thường, Dương Hà, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng). Năm 2012, do sự thay đổi về các quy định chính sách tín dụng của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sacombank, địa bàn hoạt động của Phòng được mở rộng hơn ra các khu vực lân cận, được phép chồng chéo khu vực trong cùng hệ thống và các tỉnh giáp ranh với thành phố Hà Nội (như Bắc Ninh, Hưng Yên). Chính từ đây đã tạo sự phát triển đột phá của Phòng vào các năm tiếp theo.

Đến hết năm 2014, Phịng đạt quy mơ huy động – cho vay khoảng 513 tỷ đồng trong đó huy động đạt 395 tỷ đồng, cho vay đạt 123 tỷ đồng, hội đủ điều kiện để trở thành PGD tiềm năng. Ngày 12/02/2015, theo quyết định của Ngân hàng Sacombank Thủ Đơ, Phịng được công nhận là PGD tiềm năng trực thuộc Ngân hàng Sacombank. Tuy nhiên do điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực còn yếu và thiếu, Phòng vẫn chưa thể độc lập với Sacombank Long Biên về tài chính và quản lý nhân sự.

Về nhân sự, hiện tại phịng có 17 người được chia làm 2 bộ phận là bộ phận Quầy và bộ phận Tín dụng, gồm Trưởng phịng, 1 Phó Trường phịng nội nghiệp (theo quy định với PGD tiềm năng là 1 Phó Trưởng phịng nội nghiệp và 1 Phó trưởng phịng kinh doanh), 1 chuyên viên hỗ trợ tín dụng, 4 chun viên khách hàng (trong đó có 1 chuyên viên góp chợ), 2 chuyên viên tư vấn, 3 giao dịch viên, 2 giao dịch viên quỹ, 1 nhân viên hành chính và 2 bảo vệ ln chuyển. Ngồi ra, Trưởng phịng và Phó Trưởng phịng cùng với chun viên hỗ trợ tín dụng là Hội đồng tín dụng cấp PGD.

và chun viên tư vấn thuộc phịng Kế tốn – Quỹ, nhân viên hành chính thuộc phịng Hành chính – Nhân sự. Riêng có bộ phận Tín dụng đã tách biệt quản lý nhâ sự và quyền hạn với Chi nhánh.

2.1.3. Mơ hình tổ chức

Sơ đồ 2.1. Mơ hình hoạt động PGD tiềm năng n Viên

(Nguồn: Phịng Tư vấn – Hành chính PGD tiềm năng n Viên)

Trường phịng PGD quản lý tồn bộ hoạt động của PGD bao gồm việc

lập kế hoạch, phân công công việc cho các bộ phận và quản lý trực tiếp bộ phận Tín dụng nhằm hồn thành các chỉ tiêu về tăng trưởng huy động vốn, tăng trưởng tín dụng, doanh thu phí dịch vụ do hội sở đề ra; quản lý và đào tạo cán bộ cơng nhân viên…

Phó trưởng phòng nội nghiệp PGD được phân quyền quản lý bộ phận

Quầy kiêm nhiệm kiểm soát nhằm đảm bảo chất lượng giao dịch tại quầy, đồng thời đóng vai trị hỗ trợ trưởng phịng trong cơng tác quản lý toàn bộ hoạt động của PGD, thay mặt trưởng phòng trong trường hợp được trưởng phịng ủy quyền thực hiện các cơng tác, nhiệm vụ nằm trong phạm vi quyền hạn được phép (bao gồm cả tín dụng do PDG tiềm năng n Viên chưa có Phó trưởng phịng Kinh

Trưởng phịngTrưởng phịng Phó Trưởng phịng nội nghiệp Phó Trưởng phịng nội nghiệp Bộ phận QuầyBộ phận Quầy Bộ phận Tín dụngBộ phận Tín dụng Tư vấn – Hành chínhHành chínhTư vấn –

Kho – QuỹKho – Quỹ

Tín dụng KH doanh nghiệp Tín dụng KH doanh nghiệp Tín dụng KH Cá nhân Tín dụng KH Cá nhân Hỗ trợ tín dụng Hỗ trợ tín dụng Tín dụng góp chợ Tín dụng góp chợ

Bộ phận Quầy có nhiệm vụ quản lý kho quỹ; thực hiện các giao dịch

trực tiếp với khách hàng, đáp ứng trực tiếp các nhu cầu của khách hàng, tư vấn, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn từng bước cụ thể cho khách hàng, thực hiện các thủ tục giấy tờ cần thiết theo đúng quy định của pháp luật và của Sacombank.

Bộ phận tín dụng có chức năng nhiệm vụ chính là tìm kiếm khách hàng

có nhu cầu, lên kế hoạch và thực hiện các nội dung tiếp thị, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và đề xuất xây dựng các dịch vụ sản phẩm phù hợp với địa bàn trình lên Hội sở. Hiện tại bộ phận gồm có 4 chuyên viên, trong đó có 1 chuyên viên hỗ trợ kiêm nhiệm quản lý rủi ro và 1 chuyên viên đặc thù phụ trách các hoạt động tín dụng tại các chợ truyền thống, trung tâm thương mại trên địa bàn.

2.1.4. Khái quát về tình hình hoạt động kết quả kinh doanh tại phòng giao dịch tiềm năng Yên Viên giai đoạn 2013 – 2015

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

PGD tiềm năng n Viên ln là Phịng giao dịch có khả năng huy động tốt nhất Chi nhánh Long Biên và nằm trong top các phòng huy động vốn tốt nhất của Khu vực Hà Nội.

Tình hình hoạt động huy động vốn của PGD giai đoanh 2013 – 2015 được phản ảnh qua bảng 2.1.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại PGD tiềm năng Yên Viên giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/1014 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % I. Phân loại theo loại hình

1 Cá nhân 205.860 98,90 390.538 98,82 418.568 97,51 184.678 89,71 28.030 7,18 2 Doanh nghiệp 2.284 1,1 4.679 1,18 10.678 2,49 2.395 104,86 5.999 128,21 3 Tổng 208.144 100 395.217 100 429.246 100 187.073 89,88 34.029 8,61

II. Phân loại theo kỳ hạn

4 Tiền gửi không kỳ

6 Tổng 208.144 100 395.217 100 429.246 100 187.073 89,88 34.029 8,61 (Nguồn: Trích báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2013, 2014, 2015 của PGD

Yên Viên)

Theo bảng 2.1, huy động vốn năm 2014 so với 2013 tăng mạnh lên đến 89,88% nhờ vào sự triển khai mạnh mẽ các hoạt động tiếp xúc khách hàng, giới thiệu sản phẩm đến các khu vực tiềm năng trong các năm này. Tuy nhiên hoạt động huy động vốn sang đến năm 2015 đã dần ổn định hơn khi mức tăng chỉ đạt 8,61% so với cùng kỳ năm 2014.

Về phân loại tiền gửi theo đối tượng: Phần lớn huy động đến từ các cá nhân. Loại vốn này chiếm tỷ trọng cao (luôn trên 95%), phần huy động đến từ doanh nghiệp không nhiều (chỉ từ 1 – 2%). Tuy nhiên sang đến năm 2014, lượng huy động từ doanh nghiệp có xu hướng tăng và có tốc độ phát triển nhanh hơn so với cá nhân (năm 2014 tăng 104,86% so với năm 2013, năm 2015 tăng 128,21% so với năm 2014). Sự dịch chuyển cơ cấu này đã cho thấy bước tiến trong việc phát triển các tập khách hàng, cũng như định hướng phát triển nguồn vốn ổn định và cân bằng hơn.

Về phân loại tiền gửi theo kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao (chiểm từ 90 – 95%) và tăng trưởng khả quan dù rằng trong điều kiện lãi suất huy động đang được điều chỉnh giảm. Tiền gửi thanh tốn sang đến năm 2015 cũng có giảm (khoảng 16% so với năm 2014), do trong giai đoạn này có sự xuất hiện mới các đối thủ cạnh tranh tại địa phương, cộng với sự bão hòa nguồn cung của ngành dệt – may trong khu vực làm cho nhu cầu thanh tốn của các khách hàng có xu hướng giảm, mà tập khách hàng hiện hữu cũng bị chia nhỏ.

Dù vậy qua số liệu và phân tích, có thể thấy trong giai đoạn này, hoạt động huy động vốn được PGD Yên Viên rất quan tâm và đã đạt được các kết quả rất tốt, tạo ra cơ sở vững chắc giúp Phòng tiến hành các nghiệp vụ cho vay, cấp tín dụng cho các đối tượng kinh tế xã hội nói chung và KHCN nói riêng.

Họat động cho vay của PGD tiềm năng n Viên nói chung khơng ngừng được đổi mới, hồn thiện và nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, xét về cơ bản thì nghiệp vụ cho vay hiện tại khơng xứng với quy mô huy động và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Kết quả hoạt động cho vay tại PGD Yên Viên giai đoạn 2013 – 2015 được phản ánh qua bảng 2.2.

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động cho vay tại PGD tiềm năng Yên Viên giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/1014 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % I. Cho vay (Phân loại theo đối tượng)

1 Cá nhân 115.508 90,65 187.393 87,71 189.200 82,11 71.885 62,24 1.807 0,96 2 Doanh nghiệp 11.914 9,35 26.257 12,29 41.222 17,89 14.343 120,39 14.965 56,99 3 Tổng 127.422 100 213.650 100 230.422 100 86.228 67,67 16.750 7,84

II. Cho vay (Phân loại theo kỳ hạn)

4 Ngắn hạn 67.355 52,86 115.307 53,97 118.667,5 51,5 47.952 71,19 3.360,5 2,91 5 Trung- dài hạn 60.067 47,14 98.343 46,03 111.754,5 48,5 38.276 63,72 13.411,5 13,64 6 Tổng 127.422 100 213.650 100 230.422 100 86.228 67,67 16.750 7,84

(Nguồn: Trích báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2013, 2014, 2015 của PGD

Yên Viên)

Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn thì hoạt động sử dụng vốn trong cho vay cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Trong giai đoạn 2013 - 2015, dư nợ cho vay của PGD đã tăng liên tục, tuy rằng tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay có chậm lại vào năm 2015. Cụ thể, tổng dư nợ cho vay của Phòng năm 2013 đạt 127,4 tỷ, sang năm 2014 đạt khoảng 214,5 tỷ (tương ứng với mức tăng 67,67%), tới năm 2015, con số này là 230,4 tỷ (tương ứng với mức tăng 7,84%, bằng 1/10 so với năm trước). Kết quả trên phản ánh chính sách chăm sóc khách

tiềm năng Yên Viên giữ được khách hàng hiện tại và mở rộng thêm được các khách hàng mới.

Về phân loại cho vay theo đối tượng: Cho vay với cả 2 đối tượng là KHCN và doanh nghiệp trong giai đoạn 2013 – 2015 vẫn ln tăng trưởng dương. Theo đó về phía KHCN, năm 2014 so với năm 2013 đã chênh lệch 71.885 triệu đồng tương đương 62,24%, sang đến năm 2015 là 1.807 triệu đồng, ứng với mức tăng 0,96% so với năm trước. Trong khi đó mức tăng trưởng này ở khối doanh nghiệp còn cao hơn, đạt tốc độ tăng lên đến 120,37% năm 2014 so với năm 2013 và giữ được ở 2 con số là 56,99% sang đến năm 2015. Kết quả đạt được này đã cho thấy sự chú trọng và tập trung triển khai thực hiện các nghiệp vụ cho vay của Phịng n Viên nhằm nâng cao quy mơ và chất lượng của hoạt động tín dụng tại Phịng.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2014 – 2015, có thể dễ dàng nhận thấy tuy rằng tăng trưởng dương nhưng mức tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay nói chung và của từng loại hình nói riêng cũng suy giảm mạnh. Ngun nhân của điều này đến từ cơ cấu tỷ trọng không đồng đều trong cơ cấu cho vay. Theo đó, cho vay KHCN vẫn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cả 3 năm, vào khoảng 89 – 90%. Trong khi đó cho vay doanh nghiệp tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có xu hướng tăng lên, cộng với việc cho vay KHCN chiếm tỷ trọng cao thì dù có tăng trưởng khả quan, nhưng với mức tăng của cho vay doanh nghiệp cũng không thể làm ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay trong năm đó.

Về phân loại cho vay theo kỳ hạn: Dư nợ cho vay có sự cân đối hơn trong cơ cấu tỷ trọng của các loại kỳ hạn, khi cả cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn vẫn cùng nhau chiếm khoảng 50% tổng doanh số. Sự cân bằng này thể hiện rõ nhất khả năng quản lý và cân đối Tài sản Có của phịng đảm bảo khe hở thời gian, tránh được rủi ro trong điều kiện huy động chiếm phần nhiều là tiền gửi có kỳ hạn.

Bên cạnh các hoạt động chính, PDG tiềm năng Yên Viên trên cơ sở khoa học kỹ thuật hiện đại đã thực hiện các loại hình dịch vụ khác đáp ứng được nhu cầu đa dạng, phong phú phù hợp với khách hàng và điều kiện địa bàn địa phương.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại phòng giao dịch tiề năng yên viên – ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh long biên (Trang 33 - 70)