Kiến nghị với Sacombank

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại phòng giao dịch tiề năng yên viên – ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh long biên (Trang 74 - 76)

5. Kết cấu của khóa luận

3.3. Một số kiến nghị đối với Sacombank và Ngân hàng nhà nước

3.3.1. Kiến nghị với Sacombank

Hoạt động kinh doanh của PGD tiềm năng Yên Viên trong những năm qua luôn nằm dưới sự chỉ đạo và quản lý của Sacombank Thủ Đô và chi nhánh Long Biên. Vì thế để Phịng có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa hoạt động cho vay KHCN thì rất cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Sacombank Thủ Đơ và chi nhánh Long Biên, cao hơn nữa là Hội sở. Với định hướng phát triển là trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, Sacombank cũng đã

có những chính sách ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm phát triển hoạt động cho vay KHCN ở mọi cấp độ từ PGD, chi nhánh cho tới hội sở,… Tuy nhiên, một số chính sách và việc lên kế hoạch hiện thực hóa các chính sách đó vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập. Trong thời gian tới, Hội sở cũng như Sacombank Thủ Đơ và Chi nhánh Long Biên cần có những điều chỉnh nhằm tạo điều kiện cho PGD tiềm năng Yên Viên hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Cụ thể, một số kiến nghị dành cho Hội sở, Sacombank Thủ Đô và chi nhánh Long Biên như sau:

Thứ nhất, Hội sở cần xem xét lại quy trình tín dụng nói chung và quy trình cho vay KHCN nói riêng. Như đã nêu, quy trình tín dụng trong giai đoạn vừa qua đang bộc lộ nhiều hạn chế khi mà có nhiều các bước và thủ tục khơng cần thiết, làm tốn thời gian cho khách hàng. Vì thế, Hội sở và Chi nhánh cần điều chỉnh lại theo hướng làm tinh gọn hơn quy trình để vừa đảm bảo sự nhanh chóng trong việc phục vụ khách hàng, vừa giúp cho Phòng dễ dàng trong khâu lập hồ sơ để xét duyệt cho vay.

Thứ hai, khâu xét duyệt hồ sơ cho vay khi trình duyệt vượt cấp tại Sacombank Thủ Đô cần được đẩy nhanh hơn nữa. Trước đây, khâu này khi thực hiện tại Chi nhánh Long Biên chỉ tốn từ 1 đến 2 ngày làm việc, tuy nhiên hiện tại thường bị kéo dài đến 5 ngày khiến khách hàng phàn nàn, khơng hài lịng.

Thứ ba, Hội sở và Sacombank Thủ Đơ có các chính sách cụ thể trong việc thu hút và bồi dưỡng nguồn nhân lực bao gồm việc có chế độ đãi ngộ tương xứng cho những cán bộ và nhân viên có thành tích hoạt động xuất sắc, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cho cán bộ và nhân viên có năng lực đi tập huấn và đào tạo… Ngoài ra, việc luân chuyển cán bộ trong Chi nhánh Long Biên nên thực hiện sau một khoảng thời gian dài từ 4 – 5 năm, tránh tình trạng nhân sự tại các Phịng nói chung và PGD tiềm năng Yên Viên nói riêng có sự xáo động mạnh.

Thứ tư, tiếp tục duy trì cơng tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động định kỳ đối với các PGD, hỗ trợ các PGD giải quyết những khó khăn

trong hoạt động kinh doanh.

Thứ năm, Hội sở cần xem xét, tiếp tục và xây dựng các sản phẩm cho vay KHCN mới có tính cạnh tranh cao hơn và mang lại lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Ví dụ như tăng hạn mức tín dụng đối với sản phẩm cho vay góp chợ hay nới lỏng các quy định về TSĐB sẽ giúp khơng chỉ Phịng n Viên mà các đơn vị khác dễ dàng hơn trong thực hiện cho vay KHCN.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại phòng giao dịch tiề năng yên viên – ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh long biên (Trang 74 - 76)