Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại phòng giao dịch tiề năng yên viên – ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh long biên (Trang 76 - 81)

5. Kết cấu của khóa luận

3.3. Một số kiến nghị đối với Sacombank và Ngân hàng nhà nước

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một là, NHNN là cơ quan quản lý trực tiếp của các NHTM. Vì thế NHNN trong thời gian tới cần ban hành các chính sách và văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động tín dụng và đặc biệt cho vay KHCN của các NHTM, cần phải xây dựng kế hoạch chi tiết và phổ biến đến các ngân hàng cấp dưới thực hiện. Cụ thể, các văn bản hướng dẫn của NHNN nên bao gồm quy định về các loại hình sản phẩm, dịch vụ của hoạt động cho vay KHCN, các hỗ trợ, khuyến khích đối với hoạt động cho vay KHCN. Điều này đặc biệt quan trọng, bởi nó sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho việc thực hiện và phát triển hoạt động cho vay KHCN của các NHTM.

Hai là, NHMM nên linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và quản lý các cơng cụ chính sách tiền tệ như: cơng cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để hoạt động của các NHTM có sự thay đổi kịp thời với thị trường.

Ba là, NHNN nên phối hợp với các Bộ, Ngành về việc xác nhận có liên quan trong hoạt động cho vay KHCN để cho ra đời nhưng thông tư liê bộ tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động cho vay KHCN phát triển

Bốn là, NHNN cũng cần tăng cường cơng tác thanh tra kiểm sốt các NHTM và các tổ chức tín dụng khác nhằm sớm phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những sai sót, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, phịng ngừa những tổn thất,... Đồng thời NHNN cũng có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với các ngân hàng thực hiện tốt cũng như đối với những ngân hàng vi phạm luật.

hơn, lập và yêu cầu các NHTM tham gia vào hệ thống thông tin này, nhằm nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của cả hệ thống một cách nhanh chóng, chính xác và sớm có những chính sách chỉ đạo điều chỉnh kịp thời.

Sáu là, NHNN cần phải nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng bằng các chương trình đào tạo cụ thể, tổ chức những buổi hội thảo trao đổi, trau dồi kinh nghiệm về lĩnh vực này giữa các NHTM với nhau, cử cán bộ đi học tập nghiên cứu ở các nước có hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển, mời các chuyên gia nước ngoài đến để trao đổi học hỏi kinh nghiệm,…

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế vừa phục hồi, hoạt động tín dụng nói chung và cho vay KHCN nói riêng chính là những nhân tố quan trọng đưa nước ta bước ra khỏi vịng xốy lạm phát, tạo tiền đề cho sự quay trở lại đà tăng trưởng của nền kinh tế. Đặc biệt sự phát triển của khối kinh tế tư nhân sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào những thay đối này trong tương lai.

Hiểu được điều này, dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín và cũng như nắm bắt được nhu cầu của thị trường tại địa bàn, PGD tiềm năng Yên Viên trong thời gian vừa qua đã thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay KHCN và đã đạt được những kết quả tích cực đáng ghi nhận. Kết quả đó được thể hiện qua sự tăng trưởng về quy mô và cơ cấu trong cho vay KHCN, trong khi chất lượng các khoản vay luôn được đảm bảo, từ đó tạo ra doanh thu giúp hoạt động cho vay KHCN tại Phịng n Viên có lãi nhằm bù đắp chi phí. Hơn nữa, dưới sự phân quyền của một Phòng tiềm năng, Phòng đã xây dựng và triển khai được một số các sản phẩm cho vay đặc thù, giúp mang lại lợi thế cạnh tranh của Sacombank trong khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn những hạn chế cần phải khắc phục. Như sự sụt giảm về doanh

hết khả năng phát triển của các sản phẩm mới. Đây là những vấn đề mà PGD tiềm năng Yên Viên cần phải xem xét và tìm ra giải pháp trong thời gian tới.

Về cơ bản, bài khóa luận đã hồn thành những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tổng hợp và trình bày được các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt

động cho vay KHCN tại các NHTM, nêu ra được các chỉ tiêu dùng để đánh kết quả hoạt động cho vay KHCN cũng như phân tích được sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan đến cho vay KHCN.

Thứ hai, bài khóa luận đã giới thiệu được khái quát về PGD tiềm năng Yên

Viên – Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín Chi nhánh Long Biên bao gồm các nội dung về lịch sử hình thành, nhân sự, bộ máy tổ chức cũng như tình hình hoạt động kinh doanh nói chung của phịng trong giai đoạn 2013 - 2015. Đây là cơ sở để phân tích thực trạng hoạt động cho vay KHCN của Phòng, bao gồm việc xử lý số liệu thống kê, sử dụng các chỉ tiêu đã trình bày trước đó để phân tích, từ đó chỉ ra các kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động cho vay KHCN tại Phòng Yên Viên đồng thời chỉ ra được nguyên nhân.

Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực trạng đã phân tích, đưa ra những giải

pháp cụ thể cho PGD tiềm năng Yên Viên nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, đồng thời mạnh dạn nêu ra những kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Sài GịnThương Tín nhằm tạo điều kiện thuận lợi để PGD tiềm năng Yên Viên nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung có thể đạt hiệu quả cao hơn nữa từ cho vay KHCN trong thời gian tới.

Hy vọng rằng những đề xuất và nghiên cứu của bài khóa luận sẽ đóng góp một phần nào đó vào sự phát triển của PGD tiềm năng Yên Viên và Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín, từ đó giúp cho sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS. Nguyễn Phương Liên (biên soạn) 2011, Giáo trình Quản trị tác

nghiệp Ngân hàng Thương mại, Trường Đại học Thương mại, Nhà xuất bản

Thống kê, Hà Nội.

[2] PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (biên soạn) 2013, Giáo trình Ngân hàng Thương

mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc

dân, Hà Nội.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ

nghĩa Mác – Lê nin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[4] Đào Duy Thanh (2012), Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại

phòng giao dịch số 1 – AGRIBANK Thanh Hóa, khóa luận tốt nghiệp, Khoa Tài

chính – Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại.

[5] Nguyễn Thành Đạt (2012), Cho vay cá nhân tại ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam – chi nhánh Thanh Xn Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp, Khoa Tài

chính – Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại.

[6] Vũ Thị Dung (2014), Chất lượng hoạt động cho vay khách hàng doanh

nghiệp tại phòng giao dịch 109 Trần Đăng Ninh – Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp, Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường

Đại học Thương mại.

[7] Đỗ Tuấn Hải (2014), Phát triển cho vay tiêu dùng tại phịng giao dịch

VIETBANK Nguyễn Khánh Tồn – Hà Nội, chuyên đề tốt nghiệp, Trường Đại

học Kinh tế Quốc dân.

[8] Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín (2012), Chính sách tín dụng.

[9] Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín (2013), Văn bản hướng dẫn sửa đổi,

bổ sung các quy định trong chính sách tín dụng.

[10] PGD Yên Viên (2014), Bảng tổng kết tài sản ngày 31/12/2014.

[11] PGD Yên Viên (2014), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014. [12] PGD Yên Viên (2015), Bảng tổng kết tài sản ngày 31/12/ 2015.

[13] PGD Yên Viên (2015), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015. [14] Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Các tổ

chức tín dụng, ban hành ngày 16 tháng 06 năm 2010.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại phòng giao dịch tiề năng yên viên – ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh long biên (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)