Đánh giá chung về công tác tổ chức đào tạo nhân lực tại Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tổ chức đào tạo nhân lực của công ty cổ phần kỹ nghệ và thƣơng mại đất việt hà nội (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC

2.3 Đánh giá chung về công tác tổ chức đào tạo nhân lực tại Công ty

Trong những năm qua Công ty đã chú trọng đầu tư cho đội ngũ cán bộ cơng nhân viên, trong đó có vấn đề tổ chức đào tạo nhân lực đã đạt được một số thành công nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục.

2.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân

Ưu điểm:

- Cơng ty đã dựa vào địi hỏi thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để xác định nhu cầu đào tạo. Vì vậy, sau khi tham gia vào cơng tác đào tạo thì những người lao động của Cơng ty đã được hoàn thiện hơn về các kiến thức và những kỹ năng thực hiện cơng việc. Từ đó, người lao động đã áp dụng được những kỹ năng, kiến thức tiếp thu trong khóa học vào thực tiễn lao động sản xuất của Cơng ty. Vì vậy, việc đào tạo nhân lực đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất.

- Qua các năm số lượng đào tạo tăng lên thì chi phí cho đào tạo cũng tăng theo. Tuy vậy, nhưng Công ty vẫn cố gắng hết sức đảm bảo những khoản hỗ trợ cho giảng viên và người lao động nên đã khích lệ và tạo động lực cho cán bộ công nhân viên trong Công ty tham gia vào công tác đào tạo của Công ty.

- Công tác kiểm tra giám sát quá trình đào tạo đối với bộ phận đào tạo tại Công ty được tổ chức khá cụ thể và đầy đủ. Cơng ty có quy định về quyền và nghĩa vụ của học viên tham gia đào tạo, các cán bộ quản lý chương trình đào tạo phải theo quy định của

Công ty để tổ chức, thực hiện và kiểm tra giám sát quá trình đào tạo được hiệu quả.

Nguyên nhân:

- Lao động được tuyển chọn đào tạo là những cá nhân ưu tú và có khả năng do trưởng các bộ phận xem xét, đánh giá, đề cử đi đào tạo.

- Cơng ty kiểm sốt tốt đối với những lao động đào tạo nội bộ tại Công ty.

- Các trung tâm đào tạo là đối tác của Cơng ty đều là những tổ chức uy tín và là những đối tác truyền thống của Công ty trong công tác đào tạo nhân lực những năm qua.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Qua nghiên cứu thực tế có thể thấy cơng tác tổ chức đào tạo nhân lực tại Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Hạn chế:

- Trong việc xác định nhu cầu đào tạo, Công ty mới chỉ dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm để lên kế hoạch đào tạo nhân lực là chủ yếu. Do đó, nếu tình hình sản xuất kinh doanh của Cơng ty có những thay đổi bất ngờ sẽ làm cho công tác đào tạo bị thay đổi theo. Việc xác định nhu cầu đào tạo chủ yếu nghiêng về phân tích doanh nghiệp làm căn cứ, chưa thực sự chú trọng đến phân tích nhân viên.

- Các trưởng ban, bộ phận, đơn vị trực thuộc trong Công ty thực hiện việc xác định và lựa chọn các đối tượng đào tạo dựa trên cơ sở là các đánh giá của các trưởng ban, bộ phận đó đối với người lao động. Chính vì vậy mà việc lựa chọn này cịn phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cấp quản lý bộ phận, đơn vị trực thuộc đó.

- Nguồn kinh phí đào tạo hiện nay của Cơng ty vẫn chưa được thành lập một quỹ riêng mà chủ yếu trích từ một phần lợi nhuận của Công ty, rất hạn hẹp. Vì nguồn kinh phí hàng năm này phải dựa vào khả năng kinh doanh của Cơng ty do đó nhiều khi kế hoạch đào tạo đã được lập nhưng không đủ kinh phí và khơng thực thi hoặc giảm quy mơ, giảm chất lượng đào tạo.

- Việc lựa chọn giáo viên tham gia giảng dạy cũng tồn tại nhiều bất cập như: Nếu là giáo viên từ bên trong Cơng ty thì cũng do cán bộ quản lý lựa chọn mà không dựa trên những tiêu thức cụ thể, không được đánh giá kỹ lưỡng cịn những giáo viên bên ngồi lại do các cơ sở, trung tâm giáo dục chọn thì cũng có thể khơng phù hợp với doanh nghiệp.

- Cơng ty chưa có chính sách tạo động lực cụ thể cho cán bộ công nhân viên đào tạo và được đào tạo. Điều này tạo cho cán bộ đào tạo không hứng thú làm việc mà cảm thấy áp lực công việc cao, các học viên không chủ động học tập mà chỉ theo kế hoạch của Công ty nên hiệu quả của đào tạo chưa cao.

Nguyên nhân:

nhưng Công ty chưa thực sự quan tâm đến mong muốn của lao động khi chỉ chú trọng lựa chọn những cá nhân ưu tú, khả năng tiếp thu tốt để cử đi đào tạo mà chưa quan tâm đến những đối tượng khác cũng có nhu cầu đào đạo.

- Chính sách đãi ngộ: Cơng ty cũng chưa có nhiều chính sách đãi ngộ đối với những lao động đi đào tạo khi kinh phí dành cho đào tạo chỉ hồn tồn chi trả cho các đối tác cũng như chưa có chính sách đối với những lao động tự đi đào tạo.

- Các chương trình đào tạo của Cơng ty cịn rất han chế chỉ bao gồm đào tạo kèm cặp tại Công ty và đào tạo tại các trung tâm bên ngoài chưa thực sự đa dạng thiếu những chương trình như hội nghị, hội thảo giữa Công ty với các đối tác; các chương trình đào tạo xử lý tình huống thực tế.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN TỔ CHỨC ĐÀO TẠO TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ VÀ

THƯƠNG MẠI ĐẤT VIỆT, HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tổ chức đào tạo nhân lực của công ty cổ phần kỹ nghệ và thƣơng mại đất việt hà nội (Trang 34 - 37)