Các nhân tố ảnh hưởng đến trả lương tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện trả lƣơng tại công ty cổ phần máy tính và kiến trúc hà nội (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến trả lương tại doanh nghiệp

2.3.1. Các yếu tố chủ quan

2.3.1.1. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

Giá trị công việc: Cơng việc là yếu tố chính quyết định và ảnh hưởng đến trả

cơng lao động. Hầu hết các doanh nghiệp chú trọng đến giá trị thực sự của từng công việc. Các yếu tố thuộc về bản thân công việc cần được đánh giá bao gồm: kiến thức và kỹ năng trí lực, mơi trường trách nhiệm cơng việc… Đây là các yếu tố có tính khái quát do chúng có thể phù hợp với tất cả vị trí cơng việc trong doanh nghiệp, đồng thời cịn giúp nhà quản trị dễ dàng so sánh thông tin giữa vị trí cơng việc này so với cơng việc khác. Doanh nghiệp cần đảm bảo tính cơng bằng và minh bạch của hệ thống trả công lao động thông qua xác định giá trị cơng việc để từ đó đưa ra được mức trả cơng.

Chiến lược và chính sách của doanh nghiệp: Một số doanh nghiệp muốn thu hút nhân tài thường trả công cao hơn các doanh nghiệp khác. Trả công cao cũng thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả. Hay một số doanh nghiệp khác áp dụng mức trả công hiện hành nghĩa là mức trả công mà đại đa số các cơng ty áp dụng. Ngồi ra, có những doanh nghiệp áp dụng trả công thấp hơn mức trả công hiện hành. Nguyên nhân có thể là do doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng tài chính khó khăn hoặc cơng việc đơn giản khơng địi hỏi nhiều về kỹ năng.

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Với một bộ máy tổ chức quản lý cồng kềnh,

cơ cấu tổ chức nhiều tầng nấc trung gian, thường thì chi phí quản lý lớn do đó mức trả lương sẽ bị giảm đối với nhân viên thừa hành.

Khả năng chi trả của doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải đảm bảo cân bằng tài

chính để phát triển, đảm bảo để trả lương cho người lao động một cách phù hợp. Tùy vào từng khả năng chi trả của doanh nghiệp để trả lương cho mỗi người lao động một mức khác nhau.

2.3.1.2. Bản thân nhân viên

Trình độ: Trong trả lương cần chú ý đến trình độ NLĐ để từ đó đưa ra mức

lương phù hợp hơn, có thể đưa ra mức lương khởi điểm (bậc 1) cho lao động dựa vào bằng cấp hay có thể nói là trình độ. Thực tế hiện nay các công ty đều áp dụng trả

lương dựa theo trình độ của NLĐ do quá trình đào tạo khác nhau, khả năng làm việc ở các trình độ có sự chênh lệch nhau. Vì thế, việc trả lương cũng được tính dựa trên trình độ của NLĐ.

Phẩm chất: Ý thức, thái độ của người lao động rất quan trọng trong một tổ chức

đặc biệt khi mọi người cùng nhau làm việc. Do đó cần có những quy định rõ ràng để NLĐ thực hiện cơng việc một cách có nề nếp. Cơng ty có thể sử dụng chế độ thưởng phạt rõ ràng với NLĐ như thưởng chuyên cần, phạt những lao động thiếu ý thức và có phẩm chất đạo đức kém…

Kỹ năng: Kỹ năng tốt sẽ giúp NLĐ làm việc tốt, mỗi người lao động cần có

những kỹ năng chun mơn riêng với từng vị trí cơng việc và những kỹ năng về tin học, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và đàm phán nhất định. Trên thực tế chính sách tiền lương cho lao động phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng mà họ có được, với cùng bằng cấp như nhau nếu có kỹ năng tin học và ngoại ngữ tốt thì mức lương có thể khác nhau. Vì vậy mà doanh nghiệp cũng như mỗi cá nhân NLĐ cần xác định rõ ràng và phấn đấu rèn luyện, trang bị các kỹ năng cần thiết để nhận được mức lương xứng đáng.

Kinh nghiệm, khả năng chịu áp lực: Yếu tố này có liên quan mật thiết tới cơng

tác tiền lương. NLĐ có nhiều kinh nghiệm cần có mức lương cao hơn với những NLĐ ít kinh nghiệm và khơng có kinh nghiệm. Cịn đối với những cơng việc có áp lực cao thì thường sẽ nhận được mức lương cao hơn những công việc đơn giản.

Tinh thần, thái độ làm việc: tinh thần và thái độ làm việc của NLĐ sẽ ảnh

hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc của họ. Kết quả làm việc của NLĐ được thể hiện bằng tiền lương họ nhận được. Việc áp dụng đánh giá về tinh thần, thái độ làm việc của NLĐ vào trả lương sẽ giúp NLĐ luôn giữ được thái độ, tinh thần làm việc nghiêm túc tạo môi trường làm việc kỷ luật, nề nếp.

2.3.1.3. Bản thân công việc

Công việc càng phức tạp càng thì mức lương doanh nghiệp bỏ ra để hồn thành cơng việc đó càng cao. Cơng việc phức tạp địi hỏi người thực hiện cơng việc phải có trình độ hay phải gặp nguy hiểm sẽ phải có mức đơn giá tiền lương cao hơn các cơng việc khác địi hỏi trình độ thấp và khơng có nguy hiểm nào.

Những cơng việc quan trọng cần được hồn thành trước doanh nghiệp cũng phải trả mức lương xứng đáng để cơng việc đó có thể hồn thành đúng thời hạn.

Đối với những cơng việc có điều kiện thực hiện gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm doanh nghiệp cần trả mức thù lao cao để hoàn thành

2.3.2. Các yếu tố khách quan

2.3.2.1. Cung cầu về lao động

Khi cung về lao động lớn hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng giảm, khi cung về lao động nhỏ hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng tăng, cịn khi cung về lao động bằng với cầu lao động thì thị trường lao động đạt tới sự cân bằng. Tiền lương lúc này là tiền lương cân bằng, mức tiền lương này bị phá vỡ khi các nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu về lao động thay đổi như (năng suất biên của lao động, giá cả của hàng hố, dịch vụ …).

Khi chi phí sinh hoạt thay đổi, do giá cả hàng hoá, dịch vụ thay đổi sẽ kéo theo tiền lương thực tế thay đổi. Cụ thể khi chi phí sinh hoạt tăng thì tiền lương thực tế sẽ giảm. Như vậy buộc các đơn vị, các doanh nghiệp phải tăng tiền lương danh nghĩa cho công nhân để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động, đảm bảo tiền lương thực tế không bị giảm.

Trên thị trường luôn tồn tại sự chênh lệch tiền lương giữa các khu vực tư nhân, Nhà nước, liên doanh…, chênh lệch giữa các ngành, giữa các cơng việc có mức độ hấp dẫn khác nhau, yêu cầu về trình độ lao động cũng khác nhau. Do vậy, Nhà nước cần có những biện pháp điều tiết tiền lương cho hợp lý.

Các chính sách trả lương trong doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về mức lương tối thiểu, hệ thống thang bảng lương.

Giá cả thị trường: mức lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động phải đảm bảo công bằng và phù hợp với mức lương mà thị trường lao động

2.3.2.2. Mức lương trên thị trường và chi phí sinh hoạt

Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc trả lương của doanh nghiệp. Khi xác định mức lương cho doanh nghiệp, các nhà quản trị cần quan tâm tới mức lương trên thị trường ra sao để đưa ra lựa chọn hợp lý.

Lương phải phù hợp với chi phí sinh hoạt đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Do những biến động của giá cả trên thị trường nên Nhà nước và các doanh nghiệp cần điều chỉnh mức lương để đảm bảo cuộc sống cho người lao động.

Sự ảnh hưởng của nền kinh tế biểu hiện thông qua giá cả sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Để trả cơng cho người lao động cần xem xét tình hình kinh tế của các ngành, của đất nước, nền kinh tế đang trong trong giai đoạn phát triển hay suy thoái, tình hình chính trị rối loạn hay ổn định. Từ đó doanh nghiệp mới có thể đưa ra mức tiền lương phù hợp. Khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ lao động khơng có việc làm gia tăng, khi đó các doanh nghiệp có xu hướng khơng tăng lương, thậm chí cịn giảm lương đối với nhân viên của mình. Khi nền kinh tế phát triển, trình độ người lao động ngày càng cao hơn kéo theo mức lương họ nhận được cũng phải cao hơn.

2.3.2.4. Luật pháp

Lợi ích của người lao động ln được các tổ chức cơng đồn, chính phủ bảo vệ vì vậy các doanh nghiệp khi sử dụng lao động cần tuân thủ những quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến người lao động. Có chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý, đối xử công bằng với người lao động không phân biệt nam nữ khi trả lương. Nhất là đối với các Cơng ty nước ngồi cần tn thủ nghiêm ngặt những quy định này.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRẢ LƯƠNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN CƠNG NGHỆ MÁY TÍNH VÀ KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện trả lƣơng tại công ty cổ phần máy tính và kiến trúc hà nội (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)