Phân tích thực trạng tổ chức đãi ngộ nhân lực tại Khách sạn Á Châu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tổ chức đãi ngộ nhân lực tại khách sạn á châu, công ty TNHH linh nguyệt, tuyên quang (Trang 31 - 39)

6. Kết cấu khóa luận

2.2. Thực trạng tổ chức đãi ngộ nhân lực tại Khách sạn Á Châu

2.2.2. Phân tích thực trạng tổ chức đãi ngộ nhân lực tại Khách sạn Á Châu

2.2.2.1. Các hình thức đãi ngộ nhân lực tại Khách sạn Á Châu

Khách sạn Á Châu bao gồm tất cả 41 nhân viên làm việc tại các bộ phận trong Khách sạn, mỗi nhân viên tại Á Châu như một cá thể cấu thành lên Á Châu. Vì vậy, tại Á Châu ln có những chính sách đãi ngộ phù hợp với nhân viên như sau:

a) Đãi ngộ tài chính

Tiền lương: Tại Á Châu hiện tại vẫn đảm bảo cao hơn mức lương cơ bản theo quy định của nhà nước đối với tất cả nhân viên làm việc tại Á Châu. Tuy nhiên, đối với các Khách sạn cùng sao trong khu vực thì mức lương vẫn cịn ở mức chưa cạnh tranh được sao với các khách sạn khác như: Khách sạn Hoa Sen, Khách sạn Tuyên Quang… Tiền lương tại các bộ phận trong Khách sạn Á Châu có sự chênh lệch rõ rệt

phù hợp với đặc thù từng công việc. Công chuẩn theo tháng tại Khách sạn để áp dụng mức lương cơ bản là 26 công chuẩn, làm thêm công sẽ được quy đổi ra tiền lương theo cơng thức tính tiền lương đã thỏa thuận với người lao động từ khi nộp hồ sơ. Hàng tháng, cứ từ mùng 10 đến 15 Khách sạn Á Châu trả lương cho nhân viên và nhân viên phải lên phịng Tài Chính để nhân lương – đây là một trong những khiếm khuyết của Khách sạn khi vẫn chưa chuyển đổi hình thức nhận lương qua thẻ cho nhân viên để tiện lợi, nhanh chóng, chính xác hơn.

Tiền thưởng

Tại Á Châu có rất nhiều danh mục tiền thưởng khác nhau như: Nhân viên xuất sắc năm, nhân viên xuất sắc tháng, thưởng doanh thu, thưởng tăng năng suất lao động… Mỗi hình thức khen thưởng đều có chỉ tiêu riêng và được áp dụng với tất cả các nhân viên tại các bộ phận để đảm bảo tính cơng bằng. Tiền thưởng dựa trên các nguyên tắc sau:

- Coi trọng cả chỉ tiêu số lượng, chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu an toàn trong lao động trong trả thưởng

- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về mức thưởng giữa nhân viên trong bộ phận - Kết hợp tối đa các lợi ích

 Phụ cấp

Khách sạn Á Châu đưa ra các chính sách trợ cấp như: trợ cấp đi lại cho nhân viên marketing là 350.000 đồng, trợ cấp giáo dục cho các nhân viên đi học đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, trợ cấp ăn 2 bữa cho nhân viên làm ca gãy và một bữa cho nhân viên làm ca thẳng… Các chính sách phụ cấp cịn hạn chế nhưng phần nào cũng đáp ứng được nhu cầu cũng như nguyện vọng của nhân viên tại Á Châu.

Trợ cấp

Khách sạn cịn đưa ra các chính sách phụ cấp như: đối với nhân viên làm ở các bộ phận yêu cầu ca gãy sẽ được hỗ trợ thêm 500.000 đồng nếu có số ca gãy trên 18 ca và 300.000 đồng nếu số ca gãy đạt từ 13 – 18 ca.

Phụ cấp làm ca đêm được hưởng thêm 50% mức lương trả theo giờ làm việc ban ngày, phụ cấp làm tăng ca hưởng thêm 70% mức lương trả theo giờ làm việc bình thường, những ngày lễ tết nhân viên đi làm việc sẽ được hưởng 300% lương của ngày bình thường. Ngồi ra, mỗi ca làm việc nhân viên được phụ cấp tiền ăn là 20.000 đồng một bữa và ca gãy là hai bữa.

 Phúc lợi

Nhân viên Khách sạn được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được hưởng những quyền lợi cơ bản: nghỉ lễ, tết, nghỉ Quốc Khánh, nghỉ Quốc tế lao động,

giải phóng Miền nam, giỗ tổ Hùng Vương.

Ngoài các ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước (12 ngày nghỉ phép có lương và 8 ngày lễ dân tộc hàng năm), khách sạn còn quy định thêm số ngày nghỉ của cán bộ nhân viên như: nghỉ đẻ (4 tháng), nghỉ ốm (2 ngày), nghỉ phép (1 ngày).

Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, Khách sạn có trách nhiệm thanh tốn với các quỹ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, số tiền sẽ được trả cho nhân viên.

b) Đãi ngộ phi tài chính

Đãi ngộ thơng qua cơng việc

Tại Khách sạn Á Châu, hầu hết nhân viên được sắp xếp cơng việc theo trình độ chun mơn, sở trường và điều kiện sức khỏe. Trong thời gian làm việc, Khách sạn luôn chú trọng tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên theo khả năng và nguyện vọng của mỗi nhân viên. Ví dụ, đối với chị Nguyễn Thị Thu Yến là nhân viên chính thức của khách sạn làm việc từ khi Khách sạn thành lập, hiện đang làm nhân viên buồng ở bộ phận buồng có nguyện vọng muốn làm nhân viên phịng nhân sự sau khi chị đã đi học lớp đại học tại chức 2 năm chuyên ngành quản trị nhân lực, giám đốc và trưởng bộ phận nhân sự đã kiểm tra và thông qua nên đã quyết định chị Yến sang làm nhân viên phịng nhân sự.

Đãi ngộ thơng qua mơi qua môi trường làm việc

Ban giám đốc điều hành và các nhân viên tại bộ phận thường xuyên quan tâm, hỏi thăm về tình hình gia đình, khó khăn trong cơng việc, từ đó tạo nên sự gắn bó hiểu nhau hơn giữa các nhân viên trong bộ phận. Các nhà quản lý bộ phận luôn chú ý lắng nghe và cố gắng xử lý các xung đột giữa các nhân viên bằng cách trao đổi thẳng thắn, trực tiếp để từ đó tìm ra được ai đúng, ai sai, hay chỉ là chuyện hiểu lầm

Thời gian làm việc hợp lý, đảm bảo hoạt động của khách sạn và phù hợp với tình trạng sức khỏe của nhân viên. Nhân viên có thể đổi ca cho nhau nếu có việc bận, nhưng phải báo trước cho quản lý trước ít nhất 1 ngày

Nhân viên tại tất cả các bộ phận tại Khách sạn Á Châu được hỗ trợ phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho q trình tác nghiệp của nhân viên. Khách sạn cịn đảm bảo môi trường làm việc vệ sinh, khơng độc hại, an tồn cho nhân viên lễ tân, ngoài ra Khách sạn có phịng tắm nóng lạnh và phịng nghỉ ngơi cho nhân viên

Tuy nhiên, vào các ngày lễ kỷ niệm, Khách sạn Á Châu vẫn chưa thường tổ chức các buổi liên hoan, các phong trào văn nghệ, trò chơi trúng thưởng cho nhân viên giúp thúc đẩy nhân viên làm việc.

2.2.2.2. Nội dung tổ chức đãi ngộ nhân lực tại Khách sạn Á Châu

a, Thực trạng xây dựng chính sách đãi ngộ nhân lực tại Khách sạn Á Châu

Các nguyên tắc xây dựng chính sách đãi ngộ

khoa học – thực tiễn vào q trình xây dựng đó là vận dụng các kiến thức khoa học vào tính tiền lương và các đãi ngộ phi tài chính cho nhân viên: lương cơ bản, cơng thức tính lương, thưởng, phụ cấp, thời gian nhận lương, các hoạt động ngoại khóa, các chương trình du lịch... Đồng thời cũng đảm bảo tính khả thi khi áp dụng. Nguyên tắc cân đối, hài hòa cũng được khách sạn triển khai bằng việc tất cả mọi nhân viên trong khách sạn đều có quyền lợi được hưởng lương tùy vào thời gian làm việc và năng lực của từng người.

Đối với nguyên tắc tập trung dân chủ, Khách sạn chưa đảm bảo thực hiện được nguyên tắc này trong việc tổ chức đãi ngộ cho nhân viên, chỉ có trưởng bộ phận và các phòng chức năng đưa ra ý kiến xây dựng chính sách lương rồi trình lên cấp trên xét duyệt.

Các căn cứ xây dựng chính sách đãi ngộ

Các nguyên tắc xây dựng chính sách đãi ngộ được khách sạn xây dựng dựa trên những quy định của Nhà nước bao gồm Luật Lao động và một số nghị định mà chính phủ ban hành, được đảm bảo tính pháp lý như: mức lương tối thiểu, các chế độ bảo hiểm xã hội, các ngày nghỉ trong năm và các quyền lợi khác.

Hiệu quả kinh doanh của Khách sạn: Kết quả kinh doanh Khách sạn tăng lên thì càng có điều kiện để đảm bảo quỹ lương của nhân viên, tránh tình trạng chậm lương, nợ lương nhân viên, tuy nhiên cơng tác đảm bảo vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra khi Khách sạn đạt hiệu quả kinh doanh thì mới có nguồn đầu tư tiền mặt vào các chính sách đãi ngộ phi tài chính khác như: du lịch hàng năm, các phần quà nhân ngày sinh nhật…

Văn hóa doanh nghiệp: Cơng tác đãi ngộ triển khai dựa trên cơ sở tạo ra môi trường làm việc tốt cho nhân viên tuy nhiên công tác này chưa được thực hiện tốt, vẫn có sự so sánh mức lương giữa các nhân viên, giữa các bộ phận, gây ảnh hưởng đến nội bộ doanh nghiệp.

Yêu cầu đối với chính sách đãi ngộ

Các chính sách đãi ngộ liên quan tới mọi thành viên trong Khách sạn và là động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên nên được công bố công khai tới mọi nhân viên trong Khách sạn, cho từng bộ phận và giải thích cho mọi người hiểu. Tuy nhiên, chính sách đãi ngộ của khách sạn chưa đảm bảo tính cơng bằng và kịp thời, trong khi các điều kiện sinh hoạt ngày càng tăng cao thì mức lương của Khách sạn vẫn chưa thực sự đảm bảo, có sự phân hóa giữa các bộ phận trong khách sạn.

Các chính sách đãi ngộ cơ bản

- Chính sách tiền lương: Khách sạn Á Châu đưa ra mức lương cơ bản cho nhân viên các bộ phận từ 3 triệu đồng – 6 triệu đồng/ tháng cao hơn mức lương cơ bản của Nhà nước đưa ra. Quy chế trả lương: Khách sạn căn cứ vào kết quả thực hiện công việc, thâm niên công tác để trả lương cho nhân viên và không áp dụng hệ số lương cho

nhân viên.

- Chính sách đãi ngộ khác: Khách sạn có đưa ra các chính sách đãi ngộ khác ngồi chính sách tiền lương đó là: thưởng doanh thu, thưởng tết, trợ cấp, phụ cấp tăng ca, phúc lợi xã hội và các chính sách đãi ngộ phi tài chính: tổ chức cho nhân viên đi thăm quan, du lịch, tạo cơ hội đi học tập phát triển đã có nhưng cịn hạn chế.

b, Thực trạng triển khai thực hiện tổ chức đãi ngộ nhân lực tại Khách sạn Á Châu - Đối với việc thực hiện chính sách tiền lương

Bảng chấm công sẽ được phân đến các bộ phận để các nhân viên kiểm tra đảm bảo đúng, đủ ca, trường hợp thiếu cơng hay sai cơng sẽ được sửa lại. Phịng Tài chính sẽ phụ trách việc tính tốn và trả lương, thưởng cho nhân viên.

Khách sạn Á Châu trả lương vào ngày 10 đến 15 hàng tháng, nhân viên trực tiếp đến phịng tài chính ký và nhận lương. Cách tính tiền lương mà khách sạn đang áp dụng:

Tiền lương = lương cơ bản/26*số ngày công thực tế + Phụ cấp (ca gãy) + Phí phục vụ - Bảo hiểm (nếu đóng bảo hiểm) - Cơng đồn – Đổ vỡ - Các vi phạm khác

Trong đó:

+ Lương cơ bản là mức lương thỏa thuận giữa khách sạn và người lao động. + Số ngày công thực tế được xác định dựa trên bảng chấm công của nhân viên + Phụ cấp: đối với nhân viên làm ở các bộ phận yêu cầu ca gãy sẽ được hỗ trợ thêm 500.000 đồng nếu có số ca gãy trên 18 ca và 300.000 đồng nếu số ca gãy đạt từ 13 – 18 ca. Ca gãy thường chỉ áp dụng với bộ phận nhà hàng và massage.

+ Phí phục vụ (Service charge): dựa trên doanh thu của khách sạn sẽ được trích 5%trên 50%tổng doanh thu và chia đều cho số nhân viên của khách sạn.

+ Bảo hiểm trích 10,5% lương cơ bản của người lao động khi ký hợp đồng bảo hiểm tự nguyện.

+ Cơng đồn được tính là 1% lương cơ bản của người lao động

+ Phí đổ vỡ chính là khoản đổ vỡ được kiểm kê hàng tháng và tổng kết tính ra giá trị sau đó chia đều cho các nhân viên tại các bộ phận

+ Các vi phạm khác: đi muộn, thất thoát đồ, vi phạm bỏ ca,….Đối với các trường hợp này đều bị cảnh cáo lần 1 và lập biên bản lần thứ 2 vi phạm, mỗi biên bản bị phạt 100.000 VND.

Nhân viên thử việc sẽ được hưởng 85% lương cơ bản của nhân viên chính thức, khơng được chia phí phục vụ, khơng bị trừ phí đổ vỡ.

Dưới đây là mức lương cơ bản đang áp dụng ở các bộ phận của Khách sạn:

Bảng 2.3 Mức lương cơ bản của nhân viên các bộ phận tại Khách sạn Á Châu năm 2014 và 2015

STT Tên bộ phận Năm 2014 Năm 2015 1 Bộ phận Lễ tân 5.000.000 5.000.000 2 Bộ phận Buồng 3.000.000 3.000.000 3 Bộ phận Nhà hàng 3.500.000 4.000.000 4 Bộ phận Massage 3.000.000 3.500.000 5 Bộ phận Marketing 5.000.000 6.000.000 6 Bộ phận Nhân sự 5.000.000 5.000.000 7 Bộ phận Tài chính 5.000.000 6.000.000 8 Bộ phận An Ninh 3.000.000 3.500.000 9 Bộ phận Kỹ thuật 3.500.000 4.000.000

Trên đây là tiền lương cơ bản của nhân viên làm việc tại Khách sạn Á Châu. Đối với các cấp bậc cao hơn từ trưởng bộ phận lương tăng theo năng lực và khả năng hồn thành cơng việc của mỗi cá nhân, chủ yếu do thỏa thuận ban đầu với Khách san. Tuy nhiên đối với trợ lý quản lý, tổ trưởng, tổ phó thì tăng hơn so với mức lương cơ bản của nhân viên tại bộ phận với hệ số lần lượt là 1,3; 1,6; 2.

Tiền lương của nhân viên tại các bộ phận là khác nhau, tùy thuộc vào sự sắp xếp của các trưởng bộ phận, vì vậy có sự chênh lệch 400.000 đến 500.000 đối với bộ phận Nhà hàng và Massage và 100.000 đến 200.000 đối với các bộ phận còn lại. Đối với nhân viên mới sau thời gian thử việc từ 1-2 tháng, nhân viên sẽ được chính thức nhận vào làm việc tại Khách sạn. Trong thời gian làm việc, nhân viên được hưởng các quyền lợi như nhau. Nếu cảm thấy nhân viên làm việc tốt, có những đóng góp, sáng kiến trong cơng việc thì sẽ được trưởng các bộ phận đề nghị lên ban giám đốc tăng lương cho nhân viên, tổ chức thi lên chức.

Ví dụ: Nhân viên Đào Thị Hoài Thu làm việc tại bộ phận nhà hàng của Khách sạn Á Châu có 28 ngày cơng tháng 12 năm 2015 thì lương của nhân viên Đào Thị Hồi Thu sẽ tính như sau:( Phí phục vụ tháng 12 là 300.000đ/NV; phí đổ vỡ là 40.000/NV; không vi phạm, phụ cấp 500.000đ ca gãy)

Tiền lương= 4.000.000*28/26 + 500.000+200.000-40.000-40.000- 10,5%*4.000.000= 4.508.000 đồng

Khách sạn thực hiện báo cáo thay đổi nhân viên định kỳ 1 tháng 1 lần bao gồm: báo cáo nhân viên nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nhân viên thôi việc, nhân viên thử việc, nhân viên kết thúc thử việc, thuyên chuyển công tác.

- Đối với thực hiện chính sách thưởng

Để đảm bảo sự hợp lý, Khách sạn Á Châu có những kế hoạch thưởng để làm động lực cho các nhân viên có những đóng góp cho Khách sạn.

+ Tiền thưởng từng tháng: Số tiền thưởng được tính dựa trên doanh thu hàng tháng của khách sạn và được chia đều cho các bộ phận. Ngoài ra đối với nhân viên xuất sắc nhất hàng tháng sẽ nhận được bằng khen và tiền thưởng là 500.000 đồng được trao vào ngày 5 hàng tháng và được luân chuyển qua lại các bộ phận, riêng bộ phận Nhà hàng và Massage được ưu tiên hơn vì số lượng nhân viên nhiều hơn các bộ phận khác. Nhân viên xuất sắc theo tháng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu ở bảng 2.4 phụ lục 4. Nhân viên được đánh giá là ưu tú của các bộ phận sẽ được xét làm nhân viên xuất sắc và đề cử ở cuộc họp đầu tháng giữa các trưởng bộ phận sau đó các trưởng bộ phận sẽ bình bầu, chọn ra một nhân viên xuất sắc nhất của Khách sạn để trao tiền thưởng.

+ Tiền thưởng cuối năm: Vào cuối năm Khách sạn sẽ tổ chức tiệc tổng kết cuối năm, là thời gian để các nhân viên các bộ phận gặp mặt nhìn lại kết quả Khách sạn đã đạt được trong một năm qua. Tại đây, các thành viên có đóng góp, cống hiến và những nhân viên xuất sắc sẽ được vinh danh và trao thưởng. Đối với các nhân viên xuất sắc toàn Khách sạn sẽ được hưởng 2 triệu đồng, bằng và quà. Đối với nhân viên gắn bó từ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tổ chức đãi ngộ nhân lực tại khách sạn á châu, công ty TNHH linh nguyệt, tuyên quang (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)