Các yếu tố tác động đến triển khai chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản vạn phần diễn châu (Trang 27 - 30)

6. Kết cấu đề tài

1.3 Các yếu tố tác động đến triển khai chiến lược kinh doanh

1.3.1. Yếu tố bên ngoài

Mơi trường bên ngồi là các yếu tố phức tạp mà nhà quản trị không kiểm soát được nhưng chúng ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ln có nhiều cơ hội lẫn nguy cơ tác động đến hoạt động của doanh nghiệp theo các mức độ khác nhau của doanh nghiệp. Việc đánh giá các yếu tố bên ngoài nhằm phát hiện ra các tác nhân quan trọng, ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến việc triển khai chiến lược của các doanh nghiệp, đây là biện pháp quan trọng giúp nhà quản trị ứng xử một cách linh hoạt và kịp thời với các tình huống phát sinh khi tiến hành triển khai chiến lược kinh doanh. Có thể phân chia mơi trường bên ngồi thành mơi trường vĩ mô và môi trường ngành.

Môi trường vĩ mô: Trên thực tế, các ngành và doanh nghiệp được đặt trong một

môi trường vĩ mô rộng lớn. Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là nơi mà doanh nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm những cơ hội và những mối đe dọa có thể xuất hiện, nó

bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố: Kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa – xã hội, cơng nghệ. Những thay đổi trong mơi trường vĩ mơ có thể có tác động trực tiếp đến bất kỳ lực lượng nào đó trong ngành, do đó, làm biến đổi sức mạnh tương đối đến các thế lực khác và với chính nó, cuối cùng là làm thay đổi tính hấp dẫn của một ngành

Môi trường ngành: Môi trường ngành bao gồm nhà cung ứng, khách hàng và đối

thủ cạnh tranh.

Nhà cung ứng là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của doanh nghiệp giúp quá trình sản xuất ổn định, đảm bảo chất lượng các yếu tố đầu vào.

Đối thủ cạnh tranh: trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải đối đầu với nhiều loại đối thủ cạnh tranh, vì vậy sự nhận dạng và hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.

Khách hàng: là đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp, là một trong những yếu tố quan trọng nhất của công ty. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty có hiệu quả hay không phản ánh rõ ràng trên yếu tố này thông qua các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, khả năng cạnh tranh.

1.3.2. Yếu tố bên trong:

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có những mặt mạnh, mặt yếu trong lĩnh vực kinh doanh. Những mặt mạnh, mặt yếu trong doanh nghiệp cùng với những cơ hội, nguy cơ bên ngoài là những điểm cơ bản cần quan tâm khi thiết lập chiến lược cũng như triển khai chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc đánh giá tình hình bên trong chính là việc kiểm tra lại năng lực của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu trong doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực: là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích bối cảnh mơi trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp. Vì vậy trình độ của nguồn nhân lực trong cơng ty sẽ quyết định đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm… từ đó ảnh hưởng tới việc triển khai chiến lược của công ty và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của cơng ty.

Nguồn lực tài chính: Điều kiện tài chính thường được xem là cơ sở đánh giá tốt nhất vị thế cạnh tranh của công ty và là điều kiện thu hút đối với các nhà đầu tư. Để xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh cần xác định những điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức. Các yếu tố tài chính thường làm thay đổi các chiến lược hiện tại và việc thực hiện các kế hoạch của doanh nghiệp.

Nguồn lực công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật: Chất lượng hoạt động của doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của cơ sở hạ tấng cơ cấu, tính đồng bộ của máy móc thiết bị, hệ thống cửa hàng… Cơ sở hạ tầng càng tốt càng hiện đại sẽ tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và việc triển khai chiến lược kinh doanh nói riêng.

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VẠN

PHẦN DIỄN CHÂU 2.1. Khái quát về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản vạn phần diễn châu (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)