Dự báo một số thay đổi trong môi trường kinh doanh và định hướng phát triển

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản vạn phần diễn châu (Trang 55 - 57)

6. Kết cấu đề tài

3.1. Dự báo một số thay đổi trong môi trường kinh doanh và định hướng phát triển

phát triển của cơng ty

3.1.1 Dự báo tình thế mơi trường và thị trường trong thời gian tới

Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, chiếm 4-5% GDP, chiếm 6-7% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia, đứng thứ 5 về giá trị xuất khẩu (sau điện tử, may mặc, dầu thô và giày dép). Việt Nam đã đứng thứ 3 thế giới về nuôi trồng thủy sản (sau Trung Quốc, Ấn Độ), thứ 4 thế giới về xuất khẩu thủy sản (sau Trung Quốc, Na uy, Thái Lan). Trong 10 năm qua, ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam không ngừng phát triển và đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Những năm gần đây, nhà nước cũng có nhiều chính sách ưu đãi về thuế cho ngành thủy sản… đó là những dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của ngành thủy sản trong thời gian tới

Tuy nhiên ngành thủy sản sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi hội nhập. Quy định của thị trường sẽ ngày càng cao và nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, truy nguyên nguồn gốc, trách nhiệm môi trường và bảo vệ nguồn lợi (IUU), thuế chống bán phá giá... Chẳng hạn, những quy định của TPP về quy tắc xuất xứ sẽ gây khó khăn cho một số mặt hàng xuất khẩu thủy hải sản chủ lực của Việt Nam. Do đó, một trong những vấn đề căn bản để tận dụng được sự ưu đãi về thuế quan sau khi kí các hiệp định FTA và TPP đó là ta phải có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng tốt.

Ơng Trương Đình Hịe, Tổng thư ký VASEP cho biết, ngành thủy sản cần nhanh chóng khắc phục bài toán giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh và giải quyết nạn ô nhiễm môi trường, giảm dịch bệnh, có như vậy mới phát triển bền vững được. Bởi hiện nay, giá thành sản phẩm thủy sản Việt Nam cao hơn so với các nước đối thủ, trong khi đó chi phí sản xuất tiếp tục tăng do đầu vào phụ thuộc vào các nguồn cung cấp nước ngoài (con giống, thức ăn, thuốc thú y).( Nguồn : Báo Công thương)

3.1.2 Định hướng phát triển của công ty

Công ty phấn đấu trở thành người dẫn đầu ngành nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng khu vực miền Trung.

a/ Định hướng chiến lược chính:

Tốc độ tăng trưởng hàng năm: 10-15% Giữ thị phần: >20 % trên địa bàn tỉnh

Từng bước phát triển thị trường thủy sản đạt hiệu quả kinh doanh cao thông qua việc chủ động tăng cường hoạt động nghiên cứu, sản xuất…

 Đa dạng hóa mặt hàng và sản phẩm.

b/ Chiến lược phát triển trung và dài hạn

 Đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Tiếp tục hồn thiện cơng tác quản lý, đẩy mạnh cơng tác điều tra, tìm kiếm phát triển thị trường mới và tổ chức phân phối.

 Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa

 Tăng cường hợp tác với các cơ quan chủng loại sản phẩm, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm.

 Mở rộng ra thị trường miền Bắc

 nghiên cứu, các đối tác mạnh tạo điều kiện học hỏi nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hiện nay phát triển kinh tế hướng ra biển là một chủ trương được Nhà nước khuyến khích. Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đem lại ngoại tệ lớn cho đất nước. Sản phẩm thủy sản là những mặt hàng thiết yếu cần thiết cho tiêu dùng hàng ngày của xã hội.

Để tăng cường khả năng cạnh tranh trong những năm tới, cơng ty cần có những giải pháp cụ thể để tổ chức lại sản xuất cho phù hợp hơn, phát huy được sức mạnh của từng thành viên trong tập thể, tạo nên sức mạnh của tổ chức. Cơng ty cần có những kế hoạch, biện pháp để sử dụng bảo toàn phát triển vốn sản xuất nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty có hiệu quả. Cơng ty cần tiếp tục đẩy mạnh việc mở rộng thị trường thu mua, chế biến cũng như tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của xã hội. Cơng ty đang có chính sách đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho hàng hóa có khả năng cạnh tranh trong thị trường nội địa và có đủ điều kiện để xuất khẩu thu ngoại tệ, nhất là thị trường nước bạn Lào. Tuy nhiên đây là vấn đề lớn, đòi hỏi thời gian dài.

Định hướng chiến lược phát triển của công ty

Để có thể đáp ứng tốt nhất cho những thời cơ và thách thức phía trước, cơng ty cổ phần thủy sản Diễn Châu đã xây dựng cho mình định hướng phát triển đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Một số định hướng chính đã được ban lãnh đạo cơng ty đưa ra trong cuộc họp tổng kết năm 2015. Cụ thể xây dựng một chiến lược về hoạt động quản lý hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện theo hướng:

 Hoàn thiện cơ chế quản lý công ty nhằm phát huy tối đa sự năng động, sáng tạo, chủ động của tồn nhận viên trong cơng ty.

 Xây dựng một chiến lược đào tạo, tuyển chọn và phát triển nguồn nhân lực có trình độ quản lý cao nhằm đáp ứng tốt hơn công việc sản xuất kinh doanh của cơng ty trong thời gian tới. Có kế hoạch đào tạo nguồn lực lao động để nâng cao tay nghề.

 Hồn thiện các phịng ban chức năng để đáp ứng vai trò quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản vạn phần diễn châu (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)