6. Kết cấu đề tài
3.2. Các đề xuất hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty
3.2.1. Hoàn thiện các mục tiêu chiến lược kinh doanh ngắn hạn
Để công tác triển khai chiến lược kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả, ngoài việc đưa ra các mục tiêu chiến lược đúng đắn cơng ty cũng cần phải hồn thiện các mục tiêu chiến lược kinh doanh ngắn hạn. Công ty cần xác đinh rõ các mục tiêu kinh doanh như mở rộng thị phần, tăng doanh thu và lợi nhuận, nâng cao hình ảnh thương hiệu… phù hợp với những biến động của môi trường bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Để làm được điều này cơng ty cần có một bộ phận nhân viên để nghiên cứu thị trường, đưa ra những kế hoạch xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ…Công ty cũng nên thiết lập các mục tiêu theo quý để mục tiêu đưa ra được cụ thể và có tính khả thi cao hơn. Lập mục tiêu thành các văn bản, dán tại các bảng phân công công việc để mọi cán bộ cơng nhân viên đều có thể nắm bắt , hiểu rõ được mục tiêu, cố gắng làm việc để đạt được các mục tiêu ngắn hạn từ đó thực hiện các mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp.
Cơng ty có thể xác định mục tiêu hàng năm trong triển khai chiến lược kinh doanh như sau:
Bảng 3.1. Mục tiêu của DN giai đoạn 2017 - 2019
(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Doanh thu 19,2 24,5 30
Chi phí 14,3 18,7 23,2
Lợi nhuận 4,9 5,8 6,8
Thị phần
trong tỉnh 21,5% 24% 28,2%
3.2.2. Hồn thiện các chính sách & chiến thuật
3.2.2.1. Hồn thiện chính sách marketing
Chính sách sản phẩm và chất lượng sản phẩm
Sản phẩm sản xuất chính của cơng ty cổ phần thủy sản Diễn Châu là nước mắm, do vậy cơng ty cần phải có biện pháp thực hiện chặt chẽ hơn trong khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng. Bên cạnh việc phải đa dạng hóa sản phẩm, cơng ty cần phải có lựa chọn tính tốn chính xác, tránh đầu tư dàn trải nhiều mặt hàng nhưng không đem lại hiệu quả cao. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, củng cố uy tín trên thị trường thì yếu tố chất lượng được đặt lên hàng đầu. Do đó, cơng ty cần phải đầu tư xây dựng quy trình kỹ thuật mới, rút ngắn thời gian chế biến nhằm giảm chi phí bảo quản. Mẫu mã, bao bì sản phẩm cũng cần được quan tâm nhiều hơn vì bên cạnh chức năng bảo quản, dễ vận chuyển nó cịn là cơng cụ quảng cáo hữu hiệu. Bao bì, mẫu mã có tác dụng hấp dẫn, kích thích thị hiếu người tiêu dùng mua nhiều sản phẩm của công ty hơn.
Ngày nay, khi mà thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, đời sống cao hơn thì thị hiếu cũng thay đổi theo. Nhu cầu của họ không chỉ dừng lại ở ăn no, mặc ấm mà là ăn ngon, mặc đẹp, có nhu cầu giải trí. Trong những năm gần đây, mặc dù liên tục đạt được các thương hiệu “hàng Việt Nam chất lượng cao” tại các kỳ hội chợ và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 2000 – 2005 nhưng để tồn tại và phát triển, công ty không ngừng phải nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường.
Về hệ thống máy móc thiết bị: vai trị của máy móc thiết bị vô cùng quan trọng, giúp tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đối với những máy móc đang hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định
kỳ, đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật, tránh tình trạng hỏng hóc làm gián đoạn sản xuất, gây ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.
Về quy trình sản xuất sản phẩm: công ty nên tổ chức quản trị theo hai cấp sau: Cấp phân xưởng: các kỹ sư tham gia trực tiếp theo các ca sản xuất có nhiệm vụ quản lý việc thực hiện quy trình cơng nghệ và quản lý chất lượng sản phẩm theo ca. Cấp cơng ty: Phịng kế hoạch – kỹ thuật quản lý chất lượng nguyên vật liệu trước khi xuất kho phục vụ sản xuất và sản phẩm ở các kho thành phẩm.
Công ty cần tổ chức kiểm tra chặt chẽ ngay từ khâu nhập nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm khi nhập, xuất kho. Khi phát hiện ra sai lệch kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cần tìm hiểu ra nguyên nhân, đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời, không để xảy ra sai hỏng mới tiến hành sửa chữa. Đảm bảo chất lượng tới tay người tiêu dùng là tốt nhất
Công tác quản lý kho cũng rất quan trọng đến chất lượng sản phẩm. Mỗi kho chứa các loại nguyên vật liệu khác nhau và được thủ kho quản lý. Những loại nguyên vật liệu hỏng cần được loại trừ ngay. Hệ thống kho phải bảo đảm về vệ sinh, an toàn, độ ẩm… phù hợp với từng loại nguyên vật liệu cụ thể.
Về vệ sinh an toàn thực phẩm
Công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu với sự kiểm tra kỹ lưỡng và nghiêm ngặt về vệ sinh và các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và thời hạn sử dụng. Các cán bộ phòng kỹ thuật và KCS phải thường xuyên bám ca để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nhà xưởng phải đảm bảo sạch sẽ, thống mát, cơng nhân khi tham gia sản xuất phải mặc quần áo chuyên dụng theo đúng quy định, phải mang găng tay. Sản phẩm của công ty cổ phần thủy sản Vạn Phần Diễn Châu đã vượt qua những đợt kiểm tra định kỳ của Chi cục đo lường chất lượng Nghệ An.. Hệ thống, quy trình quản lý chất lượng chuyên ngành đang áp dụng theo tiêu chuẩn ngành của Bộ thủy sản và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, các quy định của Sở NN&PTNN tỉnh Nghệ An.
Để sản phẩm của công ty cổ phần thủy sản Vạn Phần Diễn Châu phát triển mạnh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đề nghị các cơ quan chức năng cần quan tâm và có biện pháp ngăn chặn và xử lý việc sản xuất, lưu hành những sản phẩm nhái, kém chất lượng, khơng đạt tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm.
Chính sách phân phối
Do tính chất hàng hóa là khó bảo quản, thời gian ngắn nên để tránh hư hỏng sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó. Để thuận tiện và chủ động trong việc phân phối sản phẩm đến các cửa hàng, quày hàng, đại lý cũng như chuyên chở nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, công ty cần mua sắm thêm các phương tiện vận tải. Đồng thời giải quyết tốt khâu sản xuất, bán hàng với giá hợp lý, xác định kênh phân phối chủ yếu để nhanh chóng giao sản phẩm cho khách hàng. Nguyên tắc của việc phân phối sản phẩm là hiệu quả kinh tế, đồng bộ liên tục thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Hiện nay sự phân bố giữa các đại lý khơng đồng đều, có khu vực tập trung quá nhiều đại lý dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt, giảm hiệu quả kinh doanh. Do vậy, tùy từng khu vực mà bố trí cho phù hợp để có thể bao trùm tồn bộ thị trường và thuận tiện cho việc kiểm tra, quản lý. Công ty cần thường xuyên tiến hành kiểm tra theo dõi khả năng kinh doanh, đánh giá từng đại lý để quyết định ký kết hợp đồng hay khơng. Ngồi ra, cơng ty cần quan tâm tới hệ thống bán lẻ nhiều hơn vì đây là kênh trực tiếp tới khách hàng, cung cấp thơng tin trực tiếp từ khách hàng, mặc dù có số lượng sản phẩm tiêu thụ ở đây ít hơn các kênh khác.
Chính sách giá
Chính sách giá cả của cơng ty được xây dựng trên cơ sở chính sách sản phẩm. Để thực hiện được chính sách này, cơng ty cần phải hạ giá thành sản phẩm, giúp công ty tăng doanh số bán ra, giảm được vốn huy động cho sản xuất nhờ tăng số vòng quay của vốn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Một số vấn đề cần chú ý trong việc thực hiện hạ giá thành đó là:
Giảm giá mua nguyên vật liệu đầu vào nhưng phải tính tốn hợp lý để vẫn đảm bảo mua được nguồn hàng cho sản xuất. Việc xây dựng khung giá cần dựa trên cơ sở nghiên cứu nguồn hàng, giá cả thị trường, nhu cầu khách hàng và tính thời vụ của nguồn nguyên liệu. Tùy vào từng thời điểm cụ thể mà giá thành hạ là khác nhau
Tiết kiệm chi phí quản lý, bằng cách kiêm nhiệm công việc để tinh giảm bộ máy quản lý. Khi đầu tư phải xem xét để phù hợp với quy mơ sản xuất.
Giảm chi phí cố định, chi phí điện nước: Với những thiết bị khơng cịn sử dụng thì tiến hành thanh lý để có thể thu hồi vốn đầu tư vào những trang thiết bị mới. Đối với những máy móc thiết bị đang sử dụng phải có kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, tránh hư hỏng nặng ảnh hưởng xấu đến năng suất sản xuất. Có kế hoạch định
mức tiêu dùng điện nước cho từng phân xưởng, từng bộ phận làm việc, khuyến khích cán bộ cơng nhân viên tồn cơng ty thực hiện tiết kiệm điện, nước tiêu thụ.
Giảm chi phí nhân cơng: Cơ cấu lại lao động cho hợp lý với công việc, cắt giảm lao động gián tiếp không cần thiết. Vào thời điểm mùa vụ có nhu cầu cao, có thể thuê thêm lao động bên ngoài để đảm bảo sản xuất. Giao cho từng phân xưởng định mức cụ thể, nếu phân xưởng nào hồn thành vượt định mức được giao sẽ có thưởng và phải đảm bảo nghiêm ngặt nội quy làm việc. Đầu tư dây chuyền máy móc mới, giảm cơng đoạn thủ công trong sản xuất, nâng cao điều kiện làm việc như xây dựng nhà xưởng sạch sẽ, thống mát, tạo khơng khí làm việc vui vẻ, thoải mái để nâng cao động lực làm việc cho người lao động.
Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí. Cần chú ý đến hiệu quả đầu tư so với chi phí bỏ ra để lựa chọn quy trình quản lý thích hợp nhất.
Cơng ty cũng nên có các chính sách ưu đãi về giá cả đối với các khách hàng khi bán buôn hoặc bán lẻ, chẳng hạn chiết khấu một phần giá cho những khách hàng mua với số lượng lớn, có những ưu đãi nhất định đối với những khách hàng trung thành…
Chính sách xúc tiến thương mại
Hoạt động quảng cáo: ngày nay quảng cáo không chỉ nhằm mục đích giới thiệu về chất lượng hình thức mà cịn phải nhấn mạnh được độ an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm đối với người tiêu dùng thông qua các chứng nhận của các tổ chức chứng nhận VSATTP của Bộ Y Tế.
Hoạt động xúc tiến bán hàng: Khuyến khích các đại lý bán được nhiều hàng bằng hình thức chiết khấu thương mại và thưởng theo doanh thu… Đối với một số khu vực cơng ty chưa có hay có ít đại lý, khuyến khích nhân viên của công ty giới thiệu người thân quen mở các cửa hàng, có ưu tiên khi có ý định hợp tác lâu dài với công ty. Đối với cửa hàng, đại lý bán sản phẩm khi không tiêu thụ hết, nếu thông báo sớm công ty sẽ xem xét thu hồi sản phẩm hoặc đổi sản phẩm mới thay thế sản phẩm tồn kho.
Xây dựng dịch vụ trước và sau bán hàng tốt. Tại công ty, việc tổ chức những dịch vụ cho các sản phẩm của mình chủ yếu là dịch vụ giao nhận hàng cho khách hàng. Đối với bạn hàng chỉ cần yêu cầu số lượng, thời gian, địa điểm sẽ có nhân viên của cơng ty chịu trách nhiệm vận chuyển khơng tính giá cước.
Thường xuyên tổ chức các đợt khuyến mại, các cuộc thi nhỏ có giải thưởng về am hiểu sản phẩm của cơng ty.
Thường xuyên giữ liên lạc với các bạn hàng lớn để tạo mối quan hệ làm ăn tốt đẹp, lâu dài
3.2.2.2. Hồn thiện chính sách nhân sự
Nhân sự là nhân tố quan trọng trong việc tác động tới sản phẩm. Đối với ngành nghề chế biến thủy sản thì đây là nhân tố thuận lợi bởi nguồn lao động dồi dào, giá th nhân cơng rẻ. Nhưng bên cạnh đó là khó khăn trong trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật, tác phong lao động chưa cao, cịn mang nặng tính chất lao động nơng nghiệp. Để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, cơng ty cần có chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề, kỹ thuật chế biến cho người lao động. Đồng thời khuyến khích vận động cơng nhân tham gia vào các hoạt động thi đua chung của công ty nhằm mở rộng thị trường, nâng cao uy tín sản phẩm, rút ngắn thời gian lưu kho giúp cho công tác bảo quản đạt hiệu quả tốt hơn.
Để có đội ngũ người lao động có tay nghề cao, doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo và giữ người tài. Trong xã hội hiện đại đào tạo nguồn nhân lực, nhà nước và người lao động có vai trị quyết định. Để nâng cao năng suất lao động và tạo điều kiện cho người lao động sáng tạo mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, phù hợp với u cầu của mình. Do đó, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo hiệu quả chính là một trong những phương thức mà doanh nghiệp sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng chính sách đãi ngộ như chính sách lương, thưởng hợp lý để giữ ổn định lực lượng lao động của mình, nhất là những lao động giỏi.