1.2 .3Phối hợp các công cụ marketing mix nhằm phát triển thị trường
2.1 Đánh giá tình hình kinh doanh của cơng ty và ́u tố nội bộ của công ty liên quan đến
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Phú Thái Sơn
2.1.1.1: Sự hình thành và phát triển của cơng ty
Tên đầy đủ: CƠNG TY TNHH PHÚ THÁI SƠN Mã số thuế: 0101371868
Địa chỉ: Thơn Đơng, Xã Phú Minh, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội Tên giao dịch: PTS CO., LTD
Giấy phép kinh doanh: 0101371868 - ngày cấp: 11/06/2003 Ngày hoạt động: 01/07/2003
Giám đốc: ĐỒNG VĂN CƯƠNG Điện thoại: 04.38840984
Công ty TNHH Phú Thái Sơn được thành lập và cấp giấy phép kinh doanh vào ngày 11/06/2003, cơng ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2003 với hoạt động kinh doanh chính là sản xuất bia hơi, cùng với đó là nhãn hiệu Bia HADA chính thức ra đời.
Giai đoạn đầu mới thành lập quy mơ cơng ty cịn khá nhỏ, diện tích nhà máy chỉ khoảng 1500 m2, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, cơng suất tồn nhà máy chỉ đạt khoảng 500.000 lít bia/năm với 50 cơng nhân. Sản phẩm của công ty cung cấp nhỏ lẻ chủ yếu cho các huyện ngoại thành Hà Nội và một số tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc do chưa có tên t̉i trên thị trường và sự cạnh tranh quyết liệt từ các sản phẩm lớn khác đã có uy tín, chất lượng.
Tuy nhiên sau khoảng 5 năm đi vào hoạt động, sản phẩm của công ty cũng dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, nhãn hiệu Bia HADA được người tiêu dùng đón nhận một cách tích cực. Nắm bắt được điều đó, tháng 03/2008 cơng ty đã tiến hành mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy với tổng số vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng. Công ty tiến hành nhập dây chuyền sản xuất bia tự động hiện đại từ Cộng hòa Liên Bang Đức cơng suất tối đa đạt 6 triệu lít/năm được đặt trên diện tích nhà máy khoảng 10.000 m2 và quy trình sản xuất bia kép, kín tự động hồn tồn của Đan Mạch.
Sau 12 năm đi vào hoạt đơng, sản phẩm chính của cơng ty là Bia HADA đang ngày càng phát triển với chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng giá cả phải chăng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, thị trường từ đó cũng khơng ngừng mở rộng.
2.1.1.2 Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty công ty
Công ty TNHH Phú Thái Sơn là doanh nghiệp tư nhân, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động trong cơ chế thị trường, vì vậy chức năng cơ bản của cơng ty là sản xuất mặt hàng bia các loại để cung cấp ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thu lợi nhuận.
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Ng̀n: Phịng nhân sự
H 2.1: Cơ cấu tổ chức của cơng ty
Trong đó chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, phòng ban trong Công ty như sau:
- Ban Giám đốc: gồm 2 người (01 GĐ và 01 PGĐ: Gờm Giám đốc và Phó Giám đốc quyết định các vấn đề có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của
BAN GIÁM ĐỐC
Nhà máy sản
xuất Văn phòng đại diện
BP. Sản xuất BP. Sản xuất BP. Quản lý chất lượng BP. Quản lý chất lượng BP. R&D BP. R&D BP. Kỹ thuật – bảo trìBP. Kỹ thuật – bảo trì BP. Kinh doanhBP. Kinh doanh BP. Tài chính – kế toán BP. Tài chính – kế toán BP. Mua hàngBP. Mua hàng BP. Nhân sựBP. Nhân sự
nhà máy, có trách nhiệm điều hành, quản lý và giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. GĐ điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. PGĐ giúp việc GĐ trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước GĐ về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được GĐ ủy quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
- Bộ phận sản xuất: 25 người bao gồm 1 quản đốc, 1 tạp vụ và 23 nhân viên, bên cạnh đó là rất nhiều cơng nhân làm việc theo thời vụ mà công ty thuê trong những tháng cao điểm trong năm.
- Bộ phận hành chính – nhân sự: ( 2 người) Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty, quản lý nhận sự, đào tạo và tái đào tạo. xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích, nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các quy định thực hiện trong công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty.
- Bộ phận quản lý chất lượng: (2 người) có chức năng, nhiệm vụ là xây dựng hệ thống quản trị chất lượng cho tồn bộ quá trình kinh doanh, sản xuất của Cơng ty. Tham mưu cho BGĐ các phương án quản trị chất lượng hiệu quả. có nhiệm vụ kiểm tra, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, quá trình sản xuất sản phẩm và nghiệm thu sản phẩm.
- Bộ phận nghiên cứu và phát triển: (4 người) thực hiện nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng và nội tại cơng ty. Trình kết quả nghiên cứu lên BGĐ, cung cấp thông tin cho các bộ phận trong công ty, đề xuất các giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
- Bộ phận kinh doanh: (10 người) Đây là bộ phận hết sức quan trọng, đóng vai trị chủ chốt trong cơng ty. Đảm bảo đầu vào và đầu ra của công ty, tiếp cận và nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới. Tở chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đờng với khách hàng, quảng bá hình ảnh thương hiệu của công ty ra thị trường, đối tác và khách hàng.
- Bộ phận tài chính – kế toán: (8 người) Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của cơng ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu,… và lập phiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh, lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy định của công ty.
Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong cơng ty, thực hiện các chính sách, chế độ theo đúng quy định của Nhà nước. Lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình Ban Giám đốc.
Phối hợp với phịng hành chính – nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn, theo dõi quá trình chuyển tiền thanh toán của khách hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quyết toán công nợ với khách hàng, mở sở sách, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến việc giao nhận... ,tính toán và đưa ra mức chi tiêu hợp lý cho từng hoạt động của công ty.
- Bộ phận kỹ thuật và bảo trì Bộ phận kỹ thuật: gờm 4 người có nhiệm vụ xây dựng các quy trình cơng nghệ an tồn lao động, theo dõi kiểm tra, tu sửa và bảo dưỡng máy móc thiết bị.
- Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): bao gờm 5 nhân sự - Phịng tài chính kế toán : Gờm 5 người có nhiệm vụ: Cân đối và bảo đảm về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, xây dựng các mức chi phí tài chính., thanh quyết toán hàng tháng, quý và các khoản phải chi khác của công ty.
2.1.1.4 Kết quả sản x́t kinh doanh của cơng ty
STT Các chỉ tiêu ĐV tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- %
1 Tổng Doanh thu Tỷ
đồng 46,563 49,935 51,135 3,372 7.24 1,200 2.40 2 Sản lượng sản phẩm sản xuất Trong đó: Bia hơi Bia chai Triệu lít 16,160 10,490 5,670 18,224 10,841 7,383 21,487 11,670 9,817 2,064 351 1,713 12.77 3.35 30.21 3,000 829 2,434 16.46 7.65 32.96 3 Chi phí CP NVL Tỷ đờng 5,098 5,897 6,340 799 15.67 443 7.51 CP NC 12,928 13,276 13,998 348 2.69 722 5.43 CP khác 2,190 2,786 3,200 596 27.21 414 14.86
Bảng 1. Kết quả sản xuất kinh doanh bia hơi và bia chai của Công ty
Nguồn: Phòng kinh doanh
Từ kết quả báo cáo kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây có thể thấy Doanh thu của cơng ty vẫn duy trì tăng trong giai đoạn này. Tuy mức tăng từ 2015/2014 có giảm so với 2014/2013( từ 3,372 tỷ đờng xuống cịn 1,200 tỷ đờng). Có thể thấy cơng ty đã có sự đầu tư nhất định cho hoạt động nghiên cứu khi mà chi phí cho nghiên cứu chiếm con số khá lớn trong tởng chi phí mà cơng ty bỏ ra. Dường như thơng qua hoạt động nghiên cứu mà công ty đã quyết định đầu tư gia tăng sản xuất bia đóng chai với tốc độ tăng nhanh chóng so với bia hơi( mặt hàng lợi thế của công ty từ trước tới nay_ bia chai tăng 30.21% từ 2013 đến 2014 và tiếp tục tăng 32.96% từ
2014 đến 2015) tuy nhiên những sự thay đổi mới này chưa thực sự hiệu quả khi mức tăng doanh thu chưa thực sự thuyết phục. Nhìn chung, sản lượng bia của cơng ty vẫn tăng theo đó là mức doanh thu tăng cho thấy nhu cầu của khách hàng vẫn đầy tiềm năng mà cơng ty cần có định hướng để khai thác, tận dụng.
2.2 Phân tích ảnh hưởng của yếu tố môi trường
2.2.1 Ảnh hưởng của nhóm nhân tố môi trường vĩ mô, ngành tới hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh của cơng ty
2.2.1.1 Mơi trường vĩ mơ:
a) Chính sách pháp luật nhà nước
Là yếu tố tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thơng qua đó sẽ thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp
Theo quyết định của Chính phủ, giá điện tăng 7,5% lên 1.622 đờng/Kwh và có hiệu lực từ ngày 16/3/2015. Đây được coi là một phần của quá trình đi theo thị trường nhằm tạo điều kiện phát triển bền vững hơn ngành điện, thu hút các ng̀n đầu tư và giảm bớt các méo mó trong thị trường điện năng. Theo đó chi phí cho việc sản xuất của công ty cũng bị ảnh hưởng đáng kể do nhiên liệu phục vụ chủ yếu cho hoạt động sản xuất bia là điện và than.
Từ 1/1/2010 ngành kinh doanh đồ uống đã được thông qua áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó mức thuế áp dụng đối với sản phẩm bia tăng 5%( từ 45%- 50% tăng lên 50%-55%), thuế suất tăng cũng là một phần khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
b) Môi trường kinh tế
Bia là sản phẩm mà lượng tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào thu nhập của người dân và sự phát triển kinh tế vì vậy mà sự biến động của nền kinh tế có sức ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2015 tăng 6,68% so với năm 2014, cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011 tới nay (năm 2011 GDP tăng 6,25%, năm 2012 tăng 5,25%, năm 2013 tăng 5,42%, năm 2014 tăng 5,98%). Năm 2014 là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam đạt được mục tiêu kép là tăng trưởng kinh thế cao hơn (5,98%) đi kèm với lạm phát ở mức thấp hơn (1,84%). Năm 2015 lạm phát có tăng 2,05% so với năm 2014 nhưng vẫn ở mức thấp, điều này cho thấy nền kinh tế
đang có dấu hiệu phục hời tuy chưa mạnh mẽ nhưng cũng góp phần cho sự phát triển của ngành cơng nghiệp sản xuất bia.
c) Mơi trường văn hóa
Từ lâu bia hơi đã trở thành một nét văn hóa đường phố phở biến ở Việt Nam. Người Việt có nét văn hóa tờ Daily Mail của Anh đăng tải chùm ảnh về lễ hội uống bia miễn phí lớn nhất Việt Nam diễn ra hôm 7.12 vừa qua. Mặc cho thời tiết lạnh giá của mùa đông Hà Nội, sự kiện trên vẫn thu hút sự hơn 35.000 người tham dự.
Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất Đông Nam Á. Năm 2013, ước tính mỗi người Việt Nam tiêu thụ 33,3 lít bia. Bia hơi Việt Nam cũng được xếp hạng rẻ nhất thế giới, chỉ khoảng 7.000-9.000 VND cho 400 ml. Văn hóa uống bia của người Việt cũng ngày càng được mở rộng hơn.
d) Môi trường nhân khẩu học
Thu nhập: việt nam đang là quốc gia đang phát triển, thu nhập người dân đang ở mức trung bình, đối tượng khách hàng mà Phú Thái sơn hướng tới là đối tượng có thu nhập thấp nhằm cung cấp những sản phẩm bia giá cả hợp túi tiền người lao động.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp sản xuất rượu, áp lực cạnh tranh sẽ tăng dần khi điều kiện sống của người dân được nâng cao, nhu cầu sử dụng rượu cao cấp tăng.
e) Môi trường tự nhiên công nghệ
Là một nước nhiệt đới nên việc tiêu thụ bia cho mục đích giải khát là rất lớn, đặc biệt là vào mùa hè, đây là một cơ hội tốt cho doanh nghiêph bia nói chung và cơng ty nói riêng. Tuy nhiên, thời tiết nước ta khơng phù hợp cho việc trờng malt – ngun liệu chính cho việc sản xuất bia vì vậy ng̀n ngun liệu này phải phụ thuộc vào ng̀n cung từ nước ngồi, dễ ảnh hưởng tới chi phí sản xuất
Cơng nghệ ngày một phát triển, các công nghệ tiên tiến với giá thành được giảm thiểu một cách tối đa liên tục được nghiên cứu và ra đời, thời kì hội nhập cũng là một bước tiến lớn giúp Việt Nam tiếp cận nhanh chóng hơn với công nghệ thế giới, điều này là một lợi thế lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất bia như Phú Thái Sơn nói riêng.
2.2.2 Môi trường ngành
- Khách hàng: quan trọng nhất, là người ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty. Khách hàng tạo nên thị trường cũng như quy mô khách hàng tạo nên quy mơ thị trường chính vì vậy mà việc xác định khách hàng mục tiêu, nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của họ là vơ cùng cần thiết với bất kì một doanh nghiệp nào muốn tờn tại và phát triển.
- Nhà cung cấp: yếu tố đầu vào là khơng thể thiếu cho bất kì một doanh nghiệp kinh doanh nào, đối với một công ty sản xuất mặt hàng đờ uống như Phú Thái Sơn thì ng̀n cung là vô cùng quan trọng, từ nguồn cung nguyên liệu sản xuất tới trang thiết bị … đều cần được quan tâm. Hiện nay nguồn nguyên liệu như malt hay hoa houblon đều được các đối tác từ Đức và Đan Mạch có uy tín cung cấp, bên cạnh đó cơng ty cũng tạo mối quan hệ tốt với các đối tác trong nước, những người cung cấp nguyên vật liệu khác như gạo,…
- Đối thủ cạnh tranh: việc xác định đối thủ cạnh tranh là nhiệm vụ thiết yếu của mỗi công ty, xác định đối thủ cạnh tranh là căn cứ để công ty đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình hoạt động. Xét về khía cạnh doanh nghiệp cùng ngành đang hoạt động trên địa bàn Sóc Sơn có thể kể đến cơng ty TNHH Viha Hà Nội- cũng là đơn vị sản xuất bia hơi với mức giá cạnh tranh. Bên cạnh đó có thể kể tới dịng bia của cơng ty CP bia Hà Nội, không chỉ về bia hơi mà ngay cả bia chai cũng là đối thủ cạnh tranh lớn của cơng ty khi mà người dân có điều kiện sống tốt hơn sẽ tìm tới những dịng bia tuy giá cao hơn nhưng có tiếng trên thị trường hơn.
- Trung gian marketing: là đối tượng mà cơng ty cần có mối liên hệ chặt chẽ. Thơng qua họ, sản phẩm của công ty sẽ tới gần hơn với người tiêu dùng, việc liên kết và quản lý đối tượng này cũng cần kiểm soát chặt chẽ nhất là khi công ty hướng tới lợi thế về giá như Phú Thái Sơn.
2.3 Phân tích thực trạng marketing mix của công ty đối với sản phẩm bia
2.3.1 Nghiên cứu thị trường
- Theo các nhà quản trị của công ty cho biết, hoạt động nghiên cứu thị trường