6. Kết cấu đề tài
2.1. Khái quát về công ty ô tô Toyota Việt Nam
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của cơng ty ô tô Toyota Việt Nam
Công ty ô tô Toyota việt nam là một liên doanh có vốn đầu tư nước ngồi, hoạt động dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, được thành lập vào ngày 5 tháng 9 năm 1995 theo Giấy phép đầu tư số 1367/GP do Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác đầu tư (nay là Bộ kế hoạch và đầu tư) cấp, với số vốn đầu tư ban đầu là 89,6 triệu USD từ Tập đoàn Toyota Nhật Bản (70%), Tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp - VEAM (20%) và Công ty TNHH KUO Singapore (10%). Ngày 26 tháng 3 năm 2007, Giấy phép đầu tư này được thay thế bằng Giấy chứng nhận đầu tư số 191022000028 và các chứng nhận đầu tư sửa đổi do Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cấp. Theo Giấy chứng nhận đầu tư, Công ty là một công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Trụ sở chính của cơng ty được xây dựng tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Được cấp giấy phép xây dựng vào tháng 9 năm 1995, đến tháng 8 năm 1996, công ty cho ra đời sản phẩm đầu tiên là hai dòng xe Hiace và Corolla. Trong hai năm liên tiếp 1997 và 1998, Công ty mở thêm hai chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đồng thời khai trương Tổng kho phụ tùng và Nhà máy chính tại Mê Linh. Cũng trong thời gian này, cơng ty cho ra mắt dịng xe Corolla, Hiace và Camry đời mới. Đến tháng 9 năm 2000, công ty mở rộng trung tâm đào tạo với xưởng sửa chữa thân vỏ và sơn. Ngoài ra, nhân kỷ niệm 5 năm thành lập, cơng ty cho ra mắt hai dịng xe mới: Land-cruiser và Camry V6 Grande. Tháng 1 năm 2006, Toyota đã tạo ra một bước đột phá mới bằng việc tung ra thị trường dịng xe Innova mới. Năm 2011, chính thức phân phối mẫu xe Yarids & Land Cruiser Prando dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc. Khai trương Trung tâm Xe đã qua sử dụng thứ 2 tại miền Bắc và Trung tâm Đào tạo Hà Nội và chính thức phân phối mẫu xe thể thao 86 dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc năm 2012. Năm 2013, TMV chính thức ra mắt thương hiệu Lexus tại Việt Nam với những sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp. Ra mắt các mẫu xe thế hệ đột phá mới và cả 5 mẫu xe Toyota được sản xuất tại Việt Nam đều nằm trong TOP 10 xe bán chạy nhất thị trường 2014. Ngày 24 tháng 3 năm 2015, xuất xưởng chiếc xe
thứ 300,000 tạo một cột mốc mới trong suốt 20 năm hoạt động. Doanh số bán cộng dồn của TMV đạt trên 305.799 chiếc, và các sản phẩm đều chiếm thị phần lớn trên thị trường. Khơng những vậy, TMV cịn là nhà sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam được nhận Chứng chỉ ISO 14001 về thiết lập và áp dụng hệ thống quản lý môi trường và đứng vị trí số 1 về chỉ số hài lịng khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ CSI.
Với sự nỗ lực khơng ngừng của tồn bộ nhân viên TMV, đại lý, nhà cung cấp và đối tác, TMV đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và liên tục phát triển lớn mạnh, hoàn thành sứ mệnh đối với khách hàng, đóng góp đáng kể cho nghành cơng nghiệp ơ tơ và xã hội Việt Nam. Với những thành tích đạt được, TMV đã vinh dự được Chính phủ Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng nhì và được coi là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hoạt động thành công nhất tại Việt Nam.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ô tô Toyota Việt Nam
Chức năng chính của cơng ty là:
Tổ chức sản xuất kinh doanh, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến ngành ô tô và các ngành công nghiệp phụ trợ theo giấy phép đăng ký kinh doanh được cấp và mục đích thành lập cơng ty.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
Đối với các công ty liên doanh: sử dụng có hiệu quả và phát triển vốn liên doanh có trách nhiệm báo cáo định kỳ kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình hoạt động, mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty và các vấn đề được yêu cầu.
Đối với chính hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty: hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề kinh doanh đã được cấp phép; đảm bảo thực hiện mục tiêu và phương hương kinh doanh của công ty; xây dựng các đường lối chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp với lợi ích cơng ty, khách hàng, đối tác và xã hội; sản xuất các sản phẩm chất lượng tốt.
Đối với nhân viên: quan tâm, chăm sóc đời sống tình thần vật chất của nhân viên; tạo mơi trường làm việc thân thiện, an tồn có hiệu quả cao; xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề của nhân viên, có những chính sách phúc lợi phù hợp với hoàn cảnh nhân viên.
Đối với xã hội: hồn thành nghĩa vụ đóng thuế và lệ phí cho nhà nước; tích cực xây dựng và bảo vệ mơi trường xanh; tổ chức các chương trình từ thiện trao học bổng Toyota; tổ chức đào tạo lái xe an toàn,...
2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ô tô Toyota Việt Nam
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TMV
Nguồn: Phòng nhân sự
Bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty được tổ chức theo mơ hình cấu trúc chức năng để phù hợp với hoạt động và yêu cầu quản lý.
- Tổng Giám Đốc: thực hiện chức năng quản lý của công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của cơng ty có quyền điều hành cao nhất trong cơng ty.
- Phó Tổng Giám Đốc: là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm
trước Tổng Giám Đốc, trước pháp luật về điều hành hoạt động của công ty, hỗ trợ Tổng Giám Đốc trong việc điều hành và quản lý công ty.
- Bộ phận sản xuất: bao gồm phịng sản xuất, phịng hành chính sản xuất, phòng quản lý chất lượng chịu trách nhiệm quản lý các xưởng trực tiếp sản xuất, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động hành chính trong nhà máy, quản lý chât lượng sản xuất.
- Bộ phận Hành chính và Tài chính: gồm phịng hành chính, phịng kế tốn tài chính, phịng kiểm tốn nội bộ, phịng cơng nghệ thơng tin có trách nhiệm quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ, lễ tân; tổ chức các hoạt động nhân sự; ghi chép, cân đối nguồn vốn, phân tích lỗ lãi và cung cấp các thơng tin liên quan đến tình hình hoạt động tài chính; hoạt động tư vấn và kiểm toán độc lập, khách quan; kiểm soát và quản lý rủi ro.
- Bộ phận Marketing: bao gồm phòng kế hoạch bán hàng, phòng quản lý đại lý, phòng dịch vụ sau bán, phòng quan hệ cộng đồng, phòng phụ tùng chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, định giá bán sản phẩm, đào tạo kỹ năng bán hàng và thúc đẩy
Tổng giám đốc Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Bộ phận hành chính và tài chính Bộ phận hành chính và tài chính Bộ phận sản xuất Bộ phận sản xuất Bộ phận Mua hàng Bộ phận Mua hàng Bộ phận tiếp vận Bộ phận tiếp vận Bộ phận Marketing Bộ phận Marketing
bán hàng; dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, chăm sóc khách hàng sau bán; các chương trình quảng bá thương hiệu cơng ty.
- Bộ phận mua hàng: gồm phịng mua bán và phịng nội địa hóa chịu trách nhiệm về các hoạt động và thủ tục thu mua hàng hóa; quản lý và kiểm tra các hoạt động nội địa hóa các sản phẩm .
- Bộ phận tiếp vận: bao gồm phòng xuất nhập khẩu và giao xe thực hiện các hoạt động liên quan đến việc xuất nhập khẩu của công ty; cung cấp các mẫu xe hoàn thiện cho các đại lý hoặc đối tác.
2.1.4. Nghành nghề kinh doanh của công ty ô tô Toyota Việt Nam
TMV kinh doanh trong lĩnh vực cơ khí ơ tơ. Ban đầu, hoạt động chính của TMV là lắp ráp và sản xuất các loại ô tô, phụ tùng ô tô và cung cấp các dịch vụ bảo hành, sửa chữa ô tô tại Việt Nam, tư vấn, đào tạo, hỗ trợ nội bộ việc thực hiện và phát triển kinh doanh.
Ngày 29/8/2003, công ty được cấp Giấy phép đầu tư số 1367/GPĐC của Bộ kế hoạch và đầu tư cho phép Công ty đặt hàng và mua hàng từ các nhà cung cấp khác. Theo quy định, công ty phải xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm thuộc Dự án Xuất khẩu. Ngày 18/12/2007, công ty được cấp Chứng nhận Đầu tư sửa đổi số 191022000028 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cho phép công ty nhập khẩu và bán xe nguyên chiếc tại thị trường Việt Nam.
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ô tô Toyota Việt Nam qua 3năm 2013, 2014, 2015 năm 2013, 2014, 2015
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của TMV giai đoạn 2013 -2015
Đơn vị: Nghìn USD STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu 712,504 966,321 1,255,001 253,81 7 35.6 288,680 29.9 2 Chi phí 646,813 846,864 1,061,058 200,05 1 30.9 214,194 25.3 3 LNTT 65,691 119,456 193,943 53,765 81.9 74,487 62.4 4 Thuế thu nhập 13,138 23,891 38,789 10,753 81.9 14,898 62.4 5 LNST 52,553 95,565 155,154 43,012 81.8 59,589 62.4
Là một công ty ô tô liên doanh lớn nhất Việt Nam, hoạt động kinh doanh của TMV không ngừng phát triển, đạt doanh thu và lợi nhuận cao.
Về chỉ tiêu doanh thu: Trong năm 2015 doanh thu là 1,255,001 nghìn USD tăng khoảng 30% so với năm 2014 và khoảng 74% so với năm 2013. Doanh thu tăng là dòng thu tiền của doanh nghiệp tăng đồng thời tăng lượng hàng bán ra thị trường. Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm do công ty sản xuất các sản phẩm năng suất và chất lượng cao phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng thông minh, bảo vệ an tồn mơi trường. Mặt khác, sự lớn mạnh của ngành công nghiệp ô tô trong nước, sự cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh cũng thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh tạo tiền đề cho việc tăng doanh thu bán hàng của cơng ty.
Về chỉ tiêu chi phí: Để phục vụ cho sản xuất gia tăng do năng suất lao động tăng vượt trội và áp dụng khoa học kỹ thuật thì chi phí sản xuất cũng tăng lên kéo theo sự tăng nhanh về tổng chi phí. Năm 2015, tổng chi phí là 1,061,058 nghìn USD tăng 214,194 nghìn USD tương ứng với tăng hơn 25% so với tổng chi phí năm 2014. Cơng ty đã tích cực tìm kiếm những nhà cung cấp uy tín cung cấp các mặt hàng đảm bảo chất lượng với chi phí thấp nhất để giảm tối đa chi phí mua đầu vào giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm.
Về chỉ tiêu lợi nhuận: Tỷ lệ LNTT/doanh thu tăng theo từng năm (năm 2013 là 0.09, năm 2014 là 0.12, năm 2015 là 0.15) và tỷ lệ LNTT/chi phí tăng (năm 2013 là 0.10, năm 2014 là 0.14, năm 2015 là 0,18) điều này có nghĩa là lợi nhuận đạt được trên một đồng chi phí tăng tức là với một đồng chi phí cơng ty đã thu được về lợi nhuận nhiều hơn so các năm. Nhờ vậy, công ty đã thực hiện kinh doanh hiệu quả và sử dụng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý thúc đẩy mở rộng thị trường. Theo ước tính năm 2016, thì doanh thu, của cơng ty là 1,329,344 nghìn USD tăng 74,344 nghìn USD so với năm 2015.
Tóm lại, cơng ty đã và đang tiếp tục cố gắng để giữ vững vị thế trên thị trường, tăng cường thu hút khách hàng nâng cao thị phần, mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên thị trường .
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng kế hoạch mua hàng củacông ty ô tô Toyota Việt Nam công ty ô tô Toyota Việt Nam
2.1.6.1. Nhân tố bên ngồi cơng ty ô tô Toyota Việt Nam
Kinh tế: Những năm gần đây, Việt Nam đang tích cực mở cửa thị trường, giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới thúc đẩy nền kinh tế phát triển
nhanh chóng, thu nhập người dân tăng lên làm cho nhu cầu tiêu dùng nói chung và nhu cầu về sử dụng ơ tơ nói riêng cũng tăng lên nhanh chóng. Tính đến hết tháng 12/2015, tổng sản lượng xe tiêu thụ của các doanh nghiệp thành viên VAMA đạt 208.568 xe; tăng 56% so với cùng kỳ năm trước. Toyota đứng thứ 2 chỉ sau Thaco với 24,1% thị phần; tăng trưởng 23% so với năm 2014. Sản lượng tiêu thụ tăng đồng nghĩa với việc phải đẩy mạnh thu mua nguyên liệu với những kế hoạch cụ thể, chính xác đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất. Ngồi ra, lạm phát, suy thối kinh tế, lãi xuất, cán cân thương mại và đặc biệt là tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng kế hoạch mua hàng của TMV.
Công nghệ kỹ thuật: TMV luôn áp dụng những công nghệ sản xuất mới, tiên tiến trong quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm phù hợp vơi thị yếu người tiêu dùng. Công tác xây dựng kế hoạch mua hàng cũng được thảo luận và thực hiện trên các phần mền tự động tiên tiến, luôn đáp ứng kịp thời và đầy đủ yêu cầu của thị trường.
Chính sách pháp lý: Hoạt động trong thị trường ơ tơ có nhiều sự biến động về chính sách thuế và đặc biệt là Nghị định số 12 của chính phủ cho phép nhập khẩu xe cũ, và việc giảm thuế nhập khẩu xe ngun chiếc xuống mức thấp gây khơng ít khó khăn đến nền sản xuất ơ tơ của cơng ty. Điều này địi hỏi cơng ty phải đưa ra những kế hoạch mua hàng hợp lí để giảm thiểu chi phí và tránh ảnh hưởng từ những sự biến động khó đốn của chính sách pháp lý.
Văn hóa – Xã hội: Trong hơn 20 năm tồn tại và phát triển TMV nhân thấy rằng, phần lớn người Việt Nam khi mua hàng bao giờ cũng bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa mang bản sắc dân tộc tác động đến các giá trị lựa chọn. Vì vậy, cơng ty ln ln tìm hiểu rõ phong tục tập quán, bản sắc dân tộc để hểu rõ tâm lý khách hàng và cũng thúc đẩy công tác mua hàng đạt hiệu quả cao. Ngồi ra cơng ty cũng thực hiện tốt các chính sách phát triển văn hóa xã hội của địa phương.
Khách hàng: Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng, TMV sản xuất, lắp ráp các loại xe phù hợp với xu thế thị trường và có những chương trình hậu mãi đảm bảo. Khách hàng cảm thấy hài lịng, họ có thể trở lại vào những lần kế tiếp tăng thu nhập cho công ty. Nhờ khả năng dự đốn nhu cầu khách hàng mà cơng tác xác định nhu cầu mua hàng cho kỳ mới và thiết lập kế hoạch mua hàng với những mục tiêu, phương án và ngân sách hiệu quả.
Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh chính của TMV trên thị trường Việt Nam phải kể đến Thaco (38,6% thị phần), Ford (9% thị phần), Honda Việt Nam (4% thị phần),... Đối thủ cạnh tranh tác động tương đối mạnh tới hoạt động mua hàng của TMV. Trên thị trường cạnh tranh mạnh mẽ và khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng đáp ứng nhu cầu đề ra buộc TMV có những phương án và chính sách mua hàng hiệu quả, sử dụng tốt ngân sách mua hàng và giảm thiểu chi phí.
Nhà cung cấp: Hiện nay, ngoài các nhà cung cấp đến từ Tổng công ty Toyota Nhật Bản (TMC) và các cơng ty con của TMC, thì TMV có 18 nhà cung cấp nội địa truyền thống có uy tín đáp ứng nhu cầu sản xuất của chính cơng ty. Nhà cung cấp có vai trị quan trọng trong sản xuất của cơng ty. Những chính sách giá, chính sách bảo hiểm hàng hóa, lãi suất,.... của nhà cung cấp tác động trực tiếp đến hoạt động mua hàng cũng như công tác xây dựng kế hoạch mua hàng của công ty.