1.1 .Lý luận chung về vốn lưu động của doanh nghiệp
2.2.3. Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty
2.2.3.1. Cơ cấu vốn kinh doanh
Ta biết rằng cơ cấu vốn của một doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm của lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động. Là một công ty trong ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và xây lắp nên cơng ty có vốn lưu động chiếm một tỷ trọng lớn hơn vốn cố định.
Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển của vốn, có thể chia vốn kinh doanh thành 2 loại: Vốn cố định đầu tư để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định và vốn lưu động đầu tư để hình thành tài sản lưu động.
( đơn vị: đồng)
(Bảng 2)
Từ bảng 2 cho thấy vốn kinh doanh cuối năm 2009 là 6,407 tỷ đồng giảm 361,509 triệu đồng so với đầu năm là 6,769 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 5,34%. Trong đó:
- Vốn cố định năm 2008 chiếm tỷ trọng 47,6%, năm 2009 chiếm tỷ trọng 44,7%, giảm từ 3,222 tỷ đồng xuống còn 2,864 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,34% so với năm 2008 do trong năm 2009 Cơng ty khơng có sự thay đổi lớn về mặt nguyên giá của tài sản cố định trong khi đó khấu hao lại tăng lên so với đầu năm. Tuy vậy, tài sản dài hạn khác của công ty lại tăng lên so với đầu năm xấp xỉ 287,24 triệu đồng nhưng tốc độ tăng của tài sản dài hạn
khác chậm hơn tốc độ tăng của khấu hao tài sản cố định làm cho vốn cố định giảm xuống về cuối năm.
- Vốn lưu động chiếm tỷ trọng 52,4%, cuối năm là 55,3% trong tổng vốn kinh doanh, tức là đã tăng lên 2,9% về mặt tỷ trọng. Như vậy công ty đã thay đổi cơ cấu vốn kinh doanh theo hướng tăng tỷ trọng vốn lưu động và giảm tỷ trọng vốn cố định, nhưng so với đầu năm thì VLĐ giảm đi 4 triệu đồng (từ 3547.432.341đồng xuống 3543.430.810 đồng) với tỷ lệ giảm tuơng ứng là 0,113% là do Công ty trong năm 2009 đã giảm lượng hàng tồn kho xuống. Tỷ lệ giảm VLĐ tương đối nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến việc quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của cơng ty.
Qua đó ta thấy vốn sản xuất kinh doanh của Cơng ty năm 2009 giảm so với năm 2008 là cả cả vốn lưu động và vốn cố định đều giảm xuống.Mặt khác, cũng qua số liệu trên ta thấy công ty chưa thật sự chú trọng đầu tư vào cả TSLĐ và TSCĐ. Vì vậy, để có thể đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh thì Cơng ty cần phải chú trọng vào khâu quản lý VLĐ và VCĐ.