Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần vật

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp hưng yên (Trang 57)

1.1 .Lý luận chung về vốn lưu động của doanh nghiệp

2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần vật

vật liệu xây dựng và xấy lắp Hưng Yên.

Từ những phân tích ở trên ta có thể nhận thấy cơng tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty còn nhiều bất cập và làm hiệu quả sử dụng vốn giảm xuống.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của cơng ty năm 2009 nhìn chung là kém hơn so với năm 2008, cụ thể như sau:

Doanh thu thuần năm 2009 tăng 1.582.127.000 đồng với tỷ lệ tăng là 12,85% so với năm 2008, VL Đ bình quân cũng tăng lên 1.174.173.302 đồng với tỷ lệ tăng 49,52% so với năm 2008 nhưng tốc độ tăng của VL Đ bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần làm cho số vòng quay VL Đ của Cơng ty giảm xuống 2 vịng với tỷ lệ giảm tương ứng 24,53%.

Kỳ luân chuyển VL Đ từ 69 ngày/ vòng năm 2008 đã tăng lên 92 ngày/ vòng vào năm 2009, với tỷ lệ tăng là 32,49%.

Như vậy vòng quay vốn lưu động giảm đi làm cho kỳ luân chuyển tăng lên chứng tỏ khả năng tận dụng vốn lưu động vào kinh doanh chưa triệt để. Nếu sử dụng một cách hợp lý và triệt để thì với một lượng VLĐ xác định cơng ty sẽ quay vịng vốn được nhiều lần, đạt doanh thu nhiều hơn, lợi nhuận nhiều hơn. Do vậy cần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ để đạt được hiệu quả sử dụng cao hơn.

- Xét mức tiết kiệm hay lãng phí VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển. M1 13.896.399.673 Vtk = 360 x (K1 - K0) = 360 x 23 = 887.825.535 (đồng) Như vậy Công ty đã sử dụng lãng phí số VLĐ là 887.825.535 đồng. Đây là biểu hiện không tốt trong công tác sử dụng VLĐ. Do công tác quản lý vốn lưu động chưa thực sự triệt để làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm đi. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lãng phí VLĐ cũng như giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

- Xét hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VLĐ =

VLĐ bình quân

Hiệu suất sử dụng VL Đ năm 2008 là 5,19 và năm 2009 là 3,49. Điều đó có nghĩa là năm 2008 cứ một đồng VL Đ tạo ra được 5,19 đồng doanh thu cịn năm 2009 thì chỉ tạo ra được 3,49 đồng doanh thu. Kết quả tính tốn cụ thể này thể hiện công tác quản lý sử dụng VLĐ là không tốt, công ty chưa sử dụng hợp lý VLĐ vào kinh doanh nên doanh thu bị giảm sụt, do vậy cần có những biện pháp thiết thực để nhanh chóng cải thiện tình hình này.

Hàm lượng VL Đ năm 2009 đã tăng lên so với năm 2008 ( từ 0,2 lên 0,33) Có nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thì cần 0,33 đồng VLĐ tức là tăng lên 0,13 đồng VLĐ so với năm 2008. Nguyên nhân làm cho hàm lượng VL Đ tăng là do tốc độ tăng VL Đ bình quân nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần.

- Xét tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ trước thuế năm 2008 là 116% năm 2009 là 51% có nghĩa là cứ 1 đồng VLĐ tạo ra 0,51 đồng lợi nhuận tước thế giảm đi 0,64 đồng so với năm 2008. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế của Cơng ty

sụt giảm mạnh trong khi đó V Đ bình qn lại tăng lên. Điều này cho thấy Cơng ty cần phải cần cố gắng nhiều hơn trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn của mình, thực hiện cơng tác dự báo tốt hơn nữa.

2.2.4. Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty.

2.2.4.1. Một số kết quả đạt được

Nâng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là mục tiêu hàng quan trọng của Cơng ty. Vì vậy, Cơng ty cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra và giám sát, đánh giá công tác quản lý và sử dụng vốn của Cơng ty để tìm ra những điểm đạt được và chưa đạt được để kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục những mặt còn hạn chế.

Sau đây là một số kết quả mà Công ty cổ phần VLXD và XL Hưng Yên đạt được:

- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt tỷ lệ khá điều đó chứng tỏ sự nỗ lực của cơng ty trong cơng tác tiêu thụ, tiếp thị sản phẩm nói chung và cơng tác quản lý VLĐ nói riêng.

- Vốn bằng tiền và khả năng thanh tốn của cơng ty đã từng bước được cải thiện. Lượng dự trữ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng lên về cuối năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch thanh toán qua hệ thống ngân hàng.

- Hàng tồn kho giảm xuống giúp cho Cơng ty giảm được tình trạng ứa đọng vốn.Song ngun vật liệu tồn kho tăng lên điều đó thể hiện Cơng ty đã có phương án dự trữ nguyên vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục. Vì đất nguyên liệu chủ yếu là mua trên thị trường, khơng có nhà cung cấp ổn định nên việc dự trữ nguyên vật liệu đầu vào là rất cần thiết, mặt khác giá nguyên liệu đầu vào cũng thường xuyên biến động nên việc dữ trữ giúp cho cơng ty tiết kiệm được một khoản chi phí và đáp ứng kế hoạch sản xuất tăng trong năm tới.

2.2.4.2. Những vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác quản lý và sử dụng VLĐ của Công ty.

Bên cạnh những thành tựu mà Cơng ty đạt được là những mặt cịn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ:

- Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý lắm, phần lớn Công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu trong kinh doanh mà chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là cao nhất. Công ty vẫn chưa tận dụng triệt để nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng , cụ thể là nguồn vay ngắn hạn giảm xuống làm giảm lá chắn thuế cho công ty, tăng thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm lợi nhuận sau thuế.

- Hạn chế trong công tác quản lý công nợ: công tác quản lý các khoản phải thu, phải trả chưa dự báo tốt lượng vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó để xảy ra hiện tượng các khoản phải trả lớn hơn các khoản phải thu.Cụ thể là trong năm 2009 tổng các khoản phải thu là 1.006.950.964 đồng còn tổng các khoản phải trả là 1.824.405.491 đồng, khoản chênh lệch giữa khoản phải trả và khoản phải thu là 817.454.527 đồng.

- Giá trị hàng tồn kho của Công ty tương đối lớn nhưng cơng ty khơng có khoản trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho. Khi có biến động xấu xảy ra như lạm phát làm giá cả nguyên vật liệu tăng giảm thất thường sẽ ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho của Công ty.

- Mặc dù lượng dự trữ tiền mặt đã tăng lên vào thời điểm cuối năm nhưng vẫn còn thấp ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn của Cơng ty. Đòi hỏi vấn đề quản lý vốn bằng tiền cần có những biện pháp để đảm bảo khả năng thanh tốn của công ty đối với các khoản nợ đên hạn nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

Những hạn chế, bất cập kể trên phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa cao. Công ty, và đặc biệt là phịng tài chính kế tốn nói riêng cần cố gắng hơn nữa, để việc sử dụng vốn lưu động ngày càng hiệu quả hơn.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT

LIỆU XÂY DỰNG VÀ XÂY LẮP HƯNG YÊN.

3.1. Phương hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của công tytrong năm 2010. trong năm 2010.

Trong những năm qua công ty đã đạt được những thành quả tốt như khối lượng tiêu thụ tăng, doanh thu tăng, thu nhập cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện và tăng lên hàng năm, hình ảnh cơng ty cũng được thể hiện chỗ đứng trên thị trường. Căn cứ vào tình hình kinh tế tài chính của cơng ty trong những năm qua và tình hình kinh tế của nước ta hiện nay, Cơng ty đặt ra một số nhiệm vụ trong năm 2010 như sau:

- Tiếp tục mở rộng sản xuất, xúc tiến thương mại, đẩy nhanh q trình tiêu thụ bán hàng của Cơng ty.

- Công ty cần chú trọng tới đầu tư và nâng cao năng lực sản xuất, thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị,cơ sở vật chất để hạn chế sự xuống cấp của các cơng trình đã đầu tư, máy móc thiết bị để đảm bảo q trình sản xuất kinh doanh được đảm bảo. Dự phịng các thiết bị quan trọng để có thể thay thế ngay khi cần, duy trì sản xuất ổn định.

- Quán triệt công tác sử dụng vốn kinh doanh của cơng ty nói chung và vốn lưu động nói riêng sao cho sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất để tăng lợi nhuận sau thuế, tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.

- Thực hiện doanh thu hàng năm tăng tối thiếu là 14%, mục tiêu sản lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên khoảng 20%.

- Tiếp tục nâng cao trình độ tay nghề của các cán bộ quản lý, công nhân viên trong công ty nhằm giúp các đơn vị phát huy hết công suất trên cơ cơ quản lý tốt chất lượng đến khâu cuối cùng.

-Việc coi trọng uy tín đối với khách hàng ln được lãnh đạo công ty đặt lên hàng đầu vì tầm quan trọng của nó tác động đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Việc phối hợp nghiên cứu nghiên cứu trên một số lĩnh vực sản xuất nhằm giảm giá thành và tăng sản lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

- Tồn cơng ty phấn đầu hồn thành vượt mức kế hoạch năm 2009, tổ chức tốt phong trào thi đua trong lao động sản xuất.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Côngty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp Hưng Yên. ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp Hưng Yên.

3.2.1. Nâng cao công tác xác định nhu cầu vốn lưu động

*Cơ sở lý luận:

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được phản ánh qua hai chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động.

Số vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu biểu hiện với một đồng vốn lưu động sẽ đưa lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay vốn lưu động sẽ thực hiện bao nhiêu vòng luân chuyển trong một năm. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn càng chứng tổ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tăng và ngược lại.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu cho biết để vốn lưu động quay được 1 vòng cần bao nhiêu thời gian. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, tức thời gian luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và ngược lại.

Do đó, để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động hơn nữa nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì việc nâng cao chất lượng cơng tác xác định nhu cầu vốn lưu động là một biện pháp không thể không áp dụng.

Cần phải xác định nhu cầu vốn lưu động trong từng năm, từng quý, từng tháng để có thể có kế hoạch cân đối giữa cung và cầu vốn lưu động. Tránh để tình trạng có giai đoạn thiếu vốn do nhu cầu sản xuất kinh doanh, trong khi có giai đoạn vốn lưu động thừa, gây lãng phí. Đồng thời với việc

xác định và cân đối nhu cầu, việc tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cũng được tiến hành song song.

*Cơ sở thực tiễn:

Vòng quay VLĐ cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm và tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung, vốn lưu động nói riêng. Trong những năm gần đây, Vịng quay VL Đ của Cơng ty tuy tăng giảm trong các năm nhưng đều lớn hơn 1, chứng tỏ một đồng vốn lưu động mang lại hơn 1 đồng doanh thu. Tốc độ luân chuyển vốn ở mức bình thường, thời gian luân chuyển vốn lưu động tương đối dài, thường từ 2 tháng – 3 tháng, kỳ thu tiền tăng, kỳ luân chuyển hàng tồn kho cũng tăng. Điều này cho thấy công tác quản lý và sử dụng VLĐ của Cơng ty chưa thực sự hiệu quả, vì thế cơng ty nên có biện pháp để tăng tốc độ luân chuyển vốn.

Việc nâng cao chất lượng công tác xác định nhu cầu vốn lưu động sẽ giúp cho công ty xác định rõ được lượng vốn lưu động cần cho mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, do đó sẽ chủ động được trong việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Đồng thời, do xác định được lượng vốn cần thiết cần của từng khâu nên đảm bảo được độ chính xác cao và tiết kiệm, giúp cho việc quản lý và sử dụng vốn ở từng khâu tốt hơn.

*Nội dung phương pháp.

+ Qua tổng kết đánh giá phải xác định được quy mô kinh doanh hiện tại và dự đốn được quy mơ kinh doanh trong những năm tới một cách sát thực nhất.

+ Hàng quý phải cập nhật những thơng tin sơ bộ về tình hình kinh doanh, về các nguồn vốn đang vận động cũng như các nguồn vốn đang ứ đọng để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trong cơng tác quản lý và sử dụng VLĐ của công ty trong các khâu của hoạt động kinh doanh...

+ Công ty nên phân cơng việc tính nhu cầu vốn lưu động cho từng đơn vị, từng tổ sản xuất và tổng hợp từng đơn vị, từng tổ để xác định nhu cầu vốn

lưu động cho tồn bộ Cơng ty.

+ Dựa vào cách phân loại vốn lưu động theo từng công dụng, đồng thời căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới từng khâu của quá trình sản xuất: Dự trữ vật tư sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tính nhu cầu vốn cho từng khâu sau đó sẽ tổng hợp được nhu cầu vốn cho cả kỳ.

+ Cơng ty nên tìm cách để kế hoạch hóa tốc độ ln chuyển vốn lưu động, tức là tìm mọi cách để rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn lưu động đi qua như trong khâu dự trữ, trong khâu sản xuất, trong khâu lưu thông. Đây là biện pháp quan trọng nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn, để số vốn tham gia nhiều lần vào sản xuất. Để đạt được mục đích đó, ở mỗi khâu Cơng ty phải tăng nhanh tốc độ hoạt động sao cho ít ngày mà vẫn đạt hiệu quả. Khi tăng vịng quay của vốn lưu động thì nó sẽ tạo ra khả năng tiết kiệm vốn lưu động dưới hai hình thức là tiết kiệm tuyệt đối và tiết kiệm tương đối.

Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết năm 2010 của công ty: M1

Vnc = VLĐ0 x ( 1 + t%) M0

Công ty dự kiến đạt doanh thu thuần năm 2010 là 15,5 tỷ đồng, đặt mục tiêu tăng hiệu quả sử dụng VLĐ, cụ thể là rút ngắn số ngày luân chuyển vốn so với năm 2009 là 30%. Như vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết 2010 là:

15.500.000.000

Vnc (2010) =3.543.430.810 x x (1 - 30%) = 2.766.632.020 (đ) 13.896.399.673

Việc dự đốn giúp cho cơng ty chủ động trong việc huy động nguồn VLĐ, sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả, tránh được tình trạng thừa thiếu vốn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

+ Cơng ty cần có kế hoạch cân đối giữa cung và cầu vốn lưu động trong từng năm, từng quý và từng tháng.

+ Xác định nhu cầu vốn lưu động trong từng khâu cụ thể: khâu dự trữ, khâu sản xuất và khâu lưu thơng.

+ Khơng ngừng tìm tịi và áp dụng các tiến bộ khoa học về máy móc, cơng nghệ kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý.

3.2.2. Tăng cường quản lý tiền mặt và khả năng thanh tốn của Cơng ty.

* Cơ sở lý luận:

Trong các doanh nghiệp vốn bằng tiền (tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng) là yếu tố trực tiếp quyết định đến khả năng thanh toán tương ứng

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp hưng yên (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)