1.1 .Lý luận chung về vốn lưu động của doanh nghiệp
2.2.3. Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty
2.2.3.2. Nguồn vốn kinh doanh của công ty
Cùng với việc tìm hiểu về cơ cấu tài sản để thấy được cái nhìn tổng qt hơn về tình hình bố trí và sử dụng vốn kinh doanh của cơng ty ta cần tìm hiểu thêm về tình hình khai thác và huy đồng vốn của công ty.
Nguồn vốn của Công ty cổ phần VLXD và xây lắp Hưng Yên được hình thành bởi 2 nguồn chính là nguồn VCSH và Nợ phải trả.
Chỉ tiêu
Cuối năm 2009 Đầu năm 2009 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ
Tổng nguồn vốn 6407 871 102 100% 6769 380 915 100% -361509 813 - 5,34% Nợ phải trả 2362 119 161 36,86% 2181 304 894 32,22% 180 814 267 8,29% Vốn chủ sở hữu 4045 751 941 63,14% 458 807 6021 67,78% -542 324 080 -11,82% (đơn vị: đồng) (Bảng 3)
Nợ phải trả của Công ty ở đầu năm là 2,181 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 32,22% , cuối năm là 2,362 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 36,86% tăng 180,81 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 8,29%. Điều này cho thấy trong năm qua Công ty đã sử dụng thêm vốn từ bên ngoài để phục vụ hoạt động SXKD.
Ta biết rằng, tỷ trọng nợ phải trả chính là hệ số nợ, còn tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu là tỷ suất tự tài trợ. Hệ số nợ là một chỉ tiêu đo lường số vốn kinh donah đi vay trong tổng số vốn SXKD. Như vậy về mặt lý thuyết hệ số nợ càng cao thì mức độ rùi ro tài chính càng lớn. Qua biểu trên ta thấy, Hệ số nợ của Công ty ở thời điểm cuối năm 2009 là 37% ,năm 2008 là 32,2%. Mặc dù hệ số nợ tăng nhưng hệ số này vẫn ở mức có thể chấp nhận được, cơng ty có thể chủ động về mặt tài chính khơng q phục thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Nợ phải trả tăng lên chủ yếu là do nợ phải trả cho người bán và thuế phải nộp cho nhà nước tăng lên.
VCSH của Công ty cuối năm là 4,046 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 63,14% đã giảm 542,32 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 11,82% so với đầu năm do lợi nhuận sau thuế của công ty giảm khiến cho lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng giảm xuống. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đến chính sách phân chia lợi nhuận.
Tổng vốn góp ban đầu của Cơng ty khá cao (3 tỷ đồng), mặc dù mấy năm nay Cơng ty đã giảm bớt vốn góp xuống cịn 2,8 tỷ nhưng vốn chủ sử
hữu vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh làm cho Công ty không tận dụng được nhiều vốn vay từ các tổ chức tín dụng, mà chi phí lãi vay lại được coi là khoản chi phí hợp lý và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, được xem là một lá chắn thuế.
Đánh giá chung về tình hình tổ chức huy động vốn của Cơng ty, ta thấy có cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty vẫn chưa hợp lý, tỷ trọng vốn nghiêng về vốn đầu tư của chủ sở hữu.Tuy điều này giúp cho công ty tự chủ về mặt tài chính nhưng Cơng ty khơng nên chủ quan, ln theo sát tình hình thực tế để tìm ra một cơ cấu nguồn vốn tối ưu và có thể phát huy tối đa tác dụng của nguồn vốn này.