Nâng cao công tác xác định nhu cầu vốn lưu động

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp hưng yên (Trang 62)

1.1 .Lý luận chung về vốn lưu động của doanh nghiệp

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ

3.2.1. Nâng cao công tác xác định nhu cầu vốn lưu động

*Cơ sở lý luận:

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được phản ánh qua hai chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động.

Số vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu biểu hiện với một đồng vốn lưu động sẽ đưa lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay vốn lưu động sẽ thực hiện bao nhiêu vòng luân chuyển trong một năm. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn càng chứng tổ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tăng và ngược lại.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu cho biết để vốn lưu động quay được 1 vòng cần bao nhiêu thời gian. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, tức thời gian luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và ngược lại.

Do đó, để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động hơn nữa nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì việc nâng cao chất lượng cơng tác xác định nhu cầu vốn lưu động là một biện pháp không thể không áp dụng.

Cần phải xác định nhu cầu vốn lưu động trong từng năm, từng quý, từng tháng để có thể có kế hoạch cân đối giữa cung và cầu vốn lưu động. Tránh để tình trạng có giai đoạn thiếu vốn do nhu cầu sản xuất kinh doanh, trong khi có giai đoạn vốn lưu động thừa, gây lãng phí. Đồng thời với việc

xác định và cân đối nhu cầu, việc tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cũng được tiến hành song song.

*Cơ sở thực tiễn:

Vòng quay VLĐ cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm và tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung, vốn lưu động nói riêng. Trong những năm gần đây, Vịng quay VL Đ của Cơng ty tuy tăng giảm trong các năm nhưng đều lớn hơn 1, chứng tỏ một đồng vốn lưu động mang lại hơn 1 đồng doanh thu. Tốc độ luân chuyển vốn ở mức bình thường, thời gian luân chuyển vốn lưu động tương đối dài, thường từ 2 tháng – 3 tháng, kỳ thu tiền tăng, kỳ luân chuyển hàng tồn kho cũng tăng. Điều này cho thấy công tác quản lý và sử dụng VLĐ của Cơng ty chưa thực sự hiệu quả, vì thế cơng ty nên có biện pháp để tăng tốc độ luân chuyển vốn.

Việc nâng cao chất lượng công tác xác định nhu cầu vốn lưu động sẽ giúp cho công ty xác định rõ được lượng vốn lưu động cần cho mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, do đó sẽ chủ động được trong việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Đồng thời, do xác định được lượng vốn cần thiết cần của từng khâu nên đảm bảo được độ chính xác cao và tiết kiệm, giúp cho việc quản lý và sử dụng vốn ở từng khâu tốt hơn.

*Nội dung phương pháp.

+ Qua tổng kết đánh giá phải xác định được quy mô kinh doanh hiện tại và dự đốn được quy mơ kinh doanh trong những năm tới một cách sát thực nhất.

+ Hàng quý phải cập nhật những thơng tin sơ bộ về tình hình kinh doanh, về các nguồn vốn đang vận động cũng như các nguồn vốn đang ứ đọng để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ của công ty trong các khâu của hoạt động kinh doanh...

+ Công ty nên phân cơng việc tính nhu cầu vốn lưu động cho từng đơn vị, từng tổ sản xuất và tổng hợp từng đơn vị, từng tổ để xác định nhu cầu vốn

lưu động cho tồn bộ Cơng ty.

+ Dựa vào cách phân loại vốn lưu động theo từng công dụng, đồng thời căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới từng khâu của quá trình sản xuất: Dự trữ vật tư sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tính nhu cầu vốn cho từng khâu sau đó sẽ tổng hợp được nhu cầu vốn cho cả kỳ.

+ Cơng ty nên tìm cách để kế hoạch hóa tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tức là tìm mọi cách để rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn lưu động đi qua như trong khâu dự trữ, trong khâu sản xuất, trong khâu lưu thông. Đây là biện pháp quan trọng nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn, để số vốn tham gia nhiều lần vào sản xuất. Để đạt được mục đích đó, ở mỗi khâu Cơng ty phải tăng nhanh tốc độ hoạt động sao cho ít ngày mà vẫn đạt hiệu quả. Khi tăng vịng quay của vốn lưu động thì nó sẽ tạo ra khả năng tiết kiệm vốn lưu động dưới hai hình thức là tiết kiệm tuyệt đối và tiết kiệm tương đối.

Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết năm 2010 của công ty: M1

Vnc = VLĐ0 x ( 1 + t%) M0

Công ty dự kiến đạt doanh thu thuần năm 2010 là 15,5 tỷ đồng, đặt mục tiêu tăng hiệu quả sử dụng VLĐ, cụ thể là rút ngắn số ngày luân chuyển vốn so với năm 2009 là 30%. Như vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết 2010 là:

15.500.000.000

Vnc (2010) =3.543.430.810 x x (1 - 30%) = 2.766.632.020 (đ) 13.896.399.673

Việc dự đốn giúp cho cơng ty chủ động trong việc huy động nguồn VLĐ, sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả, tránh được tình trạng thừa thiếu vốn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

+ Cơng ty cần có kế hoạch cân đối giữa cung và cầu vốn lưu động trong từng năm, từng quý và từng tháng.

+ Xác định nhu cầu vốn lưu động trong từng khâu cụ thể: khâu dự trữ, khâu sản xuất và khâu lưu thơng.

+ Khơng ngừng tìm tịi và áp dụng các tiến bộ khoa học về máy móc, cơng nghệ kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý.

3.2.2. Tăng cường quản lý tiền mặt và khả năng thanh tốn của Cơng ty.

* Cơ sở lý luận:

Trong các doanh nghiệp vốn bằng tiền (tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng) là yếu tố trực tiếp quyết định đến khả năng thanh tốn tương ứng quy mơ kinh doanh nhất định.

Tiền và các khoản tương đường tiền mà cao thì hệ số khả năng thanh tốn tức thời và khả năng thanh toán hiện thời sẽ cao, nghĩa là Cơng ty có thể đảm bảo thanh tốn các khoản nợ đến hạn. Ngược lại nếu hệ số khả năng thanh toán mà thấp thể hiện khả năng trả nợ của Công ty là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà cơng ty có thể gặp phải trong việc trả nợ.

*Cơ sở thực tiễn

Công tác quản lý vốn bằng tiền của Công ty năm 2009 chưa đạt nhiều hiệu quả. Tiền mặt tại qũy tuy đã tăng lên so với đầu năm nhưng vẫn thấp.

Hệ số khả năng thanh tốn hiện thời giảm nhưng khơng đáng kể cịn hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời điều tăng lên vào cuối năm, nhưng nhìn chung các hệ số này vẫn cịn thấp dễ gây khó khăn cho cơng ty trong việc thanh tốn cơng nợ, cơ cấu giữa quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chưa hợp lý.

Công ty nên có kế hoạch dự trữ tiền mặt hợp lý. Đến cuối năm 2009 lượng tiền mặt tại quỹ là 14.372.118 đồng chiếm tỷ trọng 3,88% một tỷ lệ quá nhỏ làm ảnh hưởng đến tình hình thanh tốn của cơng ty, trong khi đó tiền gửi ngân hàng là 96,12% vì mọi hoạt động thanh tốn của công ty chủ yếu là qua

các ngân hàng cịn tiền mặt thường để phục vụ các khoản chi tạm ứng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có việc đột xuất….

* Nội dung phương pháp:

- Công ty cần xác định mức dữ trữ ngân quỹ hợp lý, có thể theo phương pháp thống kê kinh nghiệm hay phương pháp chi phí tối thiểu. Cơng ty cần dự đốn và quản lý các nguồn nhập, xuất quỹ tốt. Cuối tháng kế toán thanh toán và thủ quỹ phải đối chiếu sổ sách, giấy tờ về tình hình thu chi trong tháng.

- Trong hoạt động quản lý của mình, cơng ty cần thiết phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ để có thể biết được các nguồn tiền cũng như sử dụng tiền như thế nào. Từ đó, cơng ty có thể dự đốn nhu cầu tiền trong thời gian tới và xác định được lượng tiền tối thiểu cần phải duy trì, đáp ứng cho các tình huống có thể xảy ra, từ đó nâng cao tính tự chủ về Tài chính, chớp các cơ hội đầu tư tốt, đảm bảo khả năng thanh tốn.

- Cơng ty cần xác định vồn bằng tiền thừa thiếu trong kỳ để từ đó xác định được lượng tiền cần thiết trong kỳ tới.

Vèn b»ng tiÒn thõa (thiÕu) = Sè d vèn b»ng tiÒn cuèi kú - Sè d vèn b»ng tiỊn cÇn thiÕt - Tăng tốc q trình thu tiền và làm chậm q trình chi tiền, dự đốn được thời gian chi trả.

- Cơng ty cần có kế hoạch cân đối các khoản thu chi bằng tiền mặt, xây

dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản phải thu chi

- Cần quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng tiền mặt. Xác định rõ đối tượng tạm ứng, các trường hợp tạm ứng, mức độ tạm ứng và thời gian tạm ứng…

3.2.3. Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho.

* Cơ sở lý luận:

Với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào thì việc dự trữ hàng tồn kho là khơng thể thiếu để đáp ứng cho nhu cầu về sản phẩm của mỗi thời kỳ khác nhau. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp Hưng Yên cũng vậy, dự

trữ hàng tồn kho cũng là một phần không thể thiếu, những dự trữ hàng tồn kho với một lượng bao nhiêu thì vừa đủ và quản lý hàng tồn kho thế nào cho tốt là một vấn đề rất khó khăn mà khơng phải doanh nghiệp nào cũng làm được.

Hàng tồn kho cũng là một trong những nguyên nhân gây ứ đọng vốn trong Tổng cơng ty. Vì vậy việc quản lý hàng tồn kho và việc giải quyết tốt công tác quản lý hàng tồn kho là một trong những yếu tố nhằm là giảm lượng vốn bị ứ đọng.

Hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơng ty, do đó việc sử dụng tiết kiệm và có kế hoạch dữ trữ linh hoạt hợp lý sẽ ảnh hưởng đến việc hạ quá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

* Cơ sở thực tiễn:

Năm 2009 hàng tốn kho của công ty chiếm tỷ trọng 59,28%, tỷ trọng này khá lớn trong tổng VLĐ của Cơng ty, tuy nhiên cơng ty lại chưa trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho. Trong tổng số vốn hàng tồn kho, nếu có sự cố về giá cả hàng tồn kho thì cơng ty sẽ khơng tránh khỏi tình thế bị động khi gặp phải sự cố này.

Số vòng quay của hàng tồn kho còn thấp, kỳ luân chuyển còn dài nên vốn lưu động của cơng ty bị chiếm dụng là khá nhiều vì vậy cơng ty cần có biện pháp cụ thể để giảm lượng hàng tồn kho xuống nhằm giảm lượng vốn bị ứa đọng và hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục.

* Nội dung phương pháp:

- Tiến hành nghiên cứu nhu cầu thị trường để dự báo một cách chính xác nhất nhu cầu về sản phẩm cho bộ phận sản xuất, do đó sẽ tránh được hiện tượng sản xuất dư thừa, làm cho lượng hàng tồn kho tăng.

- Bố trí các nhà xưởng, kho bãi hợp lý, thoáng, mát… để bảo quản hàng tồn kho tốt nhất, tránh để thời tiết hay các yếu tố khách quan có thể ảnh

hàng tồn kho.

- Trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho cho từng thứ vật tư, sản phẩm tồn kho. Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa = Lượng vật tư hàng hóa tồn tại quỹ tại thời điểm

lập báo cáo tài chính x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ sách kế tốn - Giá trị thuần hàng tồn kho có thể thực hiện được. - Quản lý chặt chẽ việc kiểm tra chất lượng của sản phẩm ở khâu nhập kho cũng như khâu bảo quản. Định kỳ có sự kiểm tra và phân loại nguyên vật liệu và sản phẩm để tránh thất thoạt. Thường xuyên đánh giá lại hàng tồn kho để có biện pháp xử lý phù hợp.

- Tìm hiểu và mở rộng quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp mới để tìm được nguồn cung ứng nguyên vật liệu có giá trị sử dụng cao, chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Có như vậy thì sản phẩm của cơng ty sản xuất ra mới có chất lượng, lượng hàng tồn kho có thể giữ được lâu hơn và do đó cũng ít gấy khó khăn cho việc quản lý.

- Tăng cường nghiên cứu sản phẩm, khai thác mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Xây dựng các chính sách bán hàng linh hoạt đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm.

3.2.4. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu.

*Cơ sở lý luận:

Để mở rộng thị phần, thu hút được nhiều khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận, cơng ty cần thực hiện Chính sách tín dụng thương mại. Có nghĩa là công ty đã sử dụng biện pháp bán chịu cho khách hàng. Nhưng bên cạnh đó, việc bán chịu khiến cho Cơng ty phải ứng thêm vốn làm tăng nhu cầu vốn, tăng chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ, tăng rủi ro tài chính...gây hao hụt đáng kể cho tài chính của Cơng ty.

Đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động từ đó góp phần sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, thì cơng ty cần phải có những biện pháp hữu hiệu để làm tốt hơn nữa cơng tác thanh tốn và thu hồi nợ.

* Cơ sở thực tiễn:

Như các số liệu phân tích ở trên ta thấy tỷ trọng các khoản phải thu là 28,42% trong tài sản lưu động. Các khoản phải thu của khách hàng là

488.275.000 đồng chiếm đến 58,42% tổng các khoản phải thu. Nguyên nhân là do công tác thu hồi các khoản phải thu của công ty chưa tốt lắm, chưa khuyến khích khách hàng thanh tốn nhanh tiền hàng mặc dù cơng ty khơng có khoản phải thu q han và nợ phải thu khó địi nào. Vốn bị chiếm dụng trong khi đó Cơng ty vẫn phải đi vay vốn của các tổ chức tín dụng phải chịu chi phí sử dụng vốn. Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho cơng ty thì việc quản lý chặt chẽ một số khoản phải thu để giảm lượng vốn bị chiếm dụng là việc thực sự rất cần thiết đối với công ty.

* Nội dung phương pháp:

Để quán lý tốt các khoản phải thu thì chính sách bán hàng rất trọng. Một số biện pháp cơng ty có thể tăng cường sử dụng như:

- Cơng ty nên có các điều khoản ưu đãi với các khách hàng thanh toán sớm. Cụ thể là công ty nên đặt ra tỷ lệ chiết khấu thanh toán và thời hạn hưởng chiết khấu thanh toán đối với từng nhóm khách hàng.

+ Đối với khách hàng lớn thì cơng ty có thể cấp tín dụng thương mại ở mức độ ổn định, có thể thỏa thuận để giảm bớt khối lượng tín dụng đồng thời có những biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm.

+ Đối với khách hàng mới, cơng ty cần thẩm định uy tín tín dụng của công ty trên cơ sở kinh nghiệm của các ngân hàng, các cơng ty đã từng có giao dịch là từ phía cơ quan nhà nước. Khi thực hiện chính sách bán chịu thì tùy tình hình cụ thể mà cơng ty có thể thương lượng nhằm giảm bớt tiền trả chậm cũng như thời gian trả chậm sao cho ở mức có thể chấp nhận được.

- Mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ phải thu trong và ngồi cơng ty, tiến hành phân tích các khoản nợ theo thời gian, sắp xếp những khoản phải thu của khách hàng để tiện theo dõi và có biện pháp đơn đốc khách hàng trả tiền. Đồng thời phải lập quỹ dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi nhằm xử lý các khoản phải thu quá hạn lâu mà đối tượng nợ khơng có khả năng thanh

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp hưng yên (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)