Thực trạng về tổ chức nguồn vốn kinh doanh :

Một phần của tài liệu Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần cao hà (Trang 45 - 50)

2. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆUQUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH :

2.2.1. Thực trạng về tổ chức nguồn vốn kinh doanh :

Vốn là điều kiện khôg thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, quản lý vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quản lý nguồn vốn phải xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới cách thức lựa chọn nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong mọi doanh nghiệp, vốn .... bao gồm 2 bộ phận : Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ. Để xem vốn của Công ty Cổ phần Cao Hà được hình thành từ những nguồn nào ta đi vào phân tích.

Bảng 2 : NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN VỐN KINH DOANH NĂM 2001 - 2002

Đơn vị tính : Đồng

Nguồn vốn Năm 2001 Năm 2002

So sánh

Số tuyệt đối Số tương đối %

A - Nợ phải trả 1545.005.591 3.362.354.062 1.817.348.471 117,61. Vay ngắn hạn 1438.750.000 2441.845.000 1.003.095.000 69,0 1. Vay ngắn hạn 1438.750.000 2441.845.000 1.003.095.000 69,0 2. Phải trả cho người bán 116.380.456,5 209.815.234 93.434.777,5 80,3 3. Người mua trả tiền trước 0 711.755.000 711.755.000 100 4. Thuế và các khoản phải nộp

nhà nước

-12.241.065,5 -8.009.572 4.231.493,5 - 34,6

5. Phải trả công nhân viên 2.116.200 6.948.400 4.832.200 228,3B - Nguồn vốn chủ sở hữu 3.931.541.107 1.801.985.945 3.870.471.838 98,5 B - Nguồn vốn chủ sở hữu 3.931.541.107 1.801.985.945 3.870.471.838 98,5 1. Nguồn vốn kinh doanh 3.960.030.299,5 5.643.030.364,5 1.683.000.065 42,5

2. Chênh lệch tỷ giá -33.312.500 -33.312.500 0 0

3. LN chưa phân phối 4.796.307,5 77.268.080,5 72.471.773 1.511

4. Vốn ĐTXDCB 0 2.155.000.000 2.115.000.000 100

Tổng cộng 5.476.519.698 11.164.340.007 5.687.820.309 103,9

- Cột (1) & cột (2) tính bình quân giữa đầu kỳ & cuối kỳ theo từng mục tương ứng.

- Cột (3) = Cột (2) - Cột (1) Cột (4) = Cột (3) x 100% Cột (1)

Qua bảng phân tích trên ta thấy :

Tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2002 là 11.164.340.007 đồng tăng 5.687.820.309 đồng so với năm 2001 tốc độ tăng 103,9%. Nguyên nhân có thể là do nợ phải trả tăng hoặc nguồn vốn chủ sở hữu tăng hoặc cả hai đều tăng. Tuy nhiên đây là điều kiện tốt để doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bây giờ ta đi vào phân tích để xem cơ cấu nguồn vốn như thế nào ? Nguồn nào là chủ yếu, nguồn nào là thứ yếu ?

Nợ phải trả : Năm 2002 là : 3.362.354.062 đồng, chiếm tỷ trọng 30% trong

tổng nguồn vốn ta có thể khẳng định đây là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đối với nguồn vốn kinh doanh. So với năm 2001 thì số tiền tăng thêm là 1.817.348.471 đồng với tỷ lệ tăng 117,6%. Nguyên nhân nợ phải trả tăng là do nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được nhu cầu tăng của tài sản.

Trong nợ phải trả thì vay ngắn hạn ngân hàng là chủ yếu. Có thể nói rằng vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân doanh nghiệp mà cịn đối với tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính cho các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn. Không một doanh nghiệp nào là không vay vốn của ngân hàng hoặc khơng sử dụng tín dụng thương mại, nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường. Nguồn vay này có thể đảm bảo đủ vốn cho các dự án mở rộng hạơc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Tuy vậy, nguồn vay này chỉ nên chiếm khoảng 20% đến 40% trong tổng nguồn vốn là tốt nhất vì nguồn này cũng có những hạn chế nhât định như : Điều kiện tín dụng sự kiểm sốt của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn (lãi suất) và nguồn vốn vay quá cao nếu doanh nghiệp hoạt động khơng hiệu quả thì sẽ dẫn tới phá sản. Ở Cơng ty Cổ phần Cao Hà nguồn vay ngắn hạn năm 2002 chiếm 21,9% là khá lý tưởng. Năm 2002 là 2.441.845.000đ tăng thêm 1.003.095.000đ so với năm 2001 tương ứng với tốc độ tăng 69,7%. Nguyên nhân là để đáp ứng nhu cầu tăng của tài sản.

Phải trả cho người bán năm 2002 là 209.815.234 đồng tăng 93.434.777,5 đồng so với năm 2001 với tốc độ tăng 80,3%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã mua thêm hàng hoá. Qua đây cho ta thấy, doanh nghiệp cũng có uy tín trên thương trường nên người bán mới cho doanh nghiệp nợ như vậy.

Người mua trả tiền trước là 711.755.000 đồng tương ứng với tốc độ tăng

100%. Nguyên nhân : là do người mua đã đặt hàng trước. Đây là điều kiện có lợi cho doanh nghiệp vì mặt hàng của doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. Với số tiền trả trước đó doanh nghiệp được chiếm dụng và sử dụng để quay vòng vốn nhanh.

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước : Đối với doanh nghiệp phần lớn các khoản thuế phải nộp là những khoản chi của doanh nghiệp. Vì vậy khi quyết định phương án kinh doanh, doanh nghiệp phải tính tới tác động của thuế và số tiền thuế phải nộp cho từng mặt hàng và từng ngành nghề kinh doanh. ở Công ty Cổ phần Cao Hà số thuế phải nộp năm 2002 là 8.009.572 đồng tăng thêm 4.231.493,5 đồng với tốc đột ăng 34,57% so với năm 2001. Nguyên nhân : Năm 2001 doanh nghiệp mua hàng hoá vào nhưng chưa bán được. Sang năm 2002 số hàng đó đã được bán đi.

Khoản phải trả công nhân viên : năm 2002 là 6.948.400 đồng tăng thêm 4.832.200 đồng với tốc đột ăng 228,3% so với năm 2001. Điều này là không tốt cho doanh nghiệp. Vì vậy là vấn đề tế nhị, nó liên quan đến cuộc sống của công nhân viên trong Công ty. Công ty nên trả cho công nhân viên đều mỗi tháng để đảm bảo đời sống cho công nhân. Được như vậy họ sẽ hăng say làm việc, phấn đấu và hồn thành cơng việc tốt hơn.

Nguồn vốn chủ sở hữu : Năm 2002 là 7.801.985.945 đồng chiếm tỷ trong

70% trong tổng nguồn vốn. Đây là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến nguồn vốn kinh doanh. So sánh năm 2001 và năm 2002 ta thấy : Năm 2002 nguồn vốn chủ đã tăng thêm 3.870.471.838 đồng với tốc độ tăng 98,5%. Nguyên nhân nguồn vốn chủ tăng là để đáp ứng nhu cầu tăng của tài sản và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Trong nguồn vốn chủ thì nguồn vốn kinh doanh chiếm chủ yếu, năm 2002 là 5.643.030.364,5 đồng tăng thêm 1683.000.065 đồng so với năm 2001 với tỷ lệ tăng 42,5%. Nguyên nhân : Năm 2002 doanh nghiệp đã đầu tư thêm vào sản xuất kinh doanh và mở rộng ngành nghề. Nguồn vốn kinh doanh là nguồn vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và để chu chuyển vòng quay của vốn.

Trong 2 năm 2001 và 2002 chênh lệch tỷ giá khơng có biến động gì vẫn là 33.312.500 đồng. Có nghĩa là trong 2 năm 2001, 2002 đồng ngoại tệ tổng doanh nghiệp khi quy đổi ra Việt Nam đồng thị bị giảm.

Quĩ lợi nhuận chưa phân phối năm 2002 là 77.268.080,5 đồng tăng 72.471.773 đồng so với năm 2001 với tốc độ tăng 1510,99%. Nguyên nhân là do

doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại, họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn để tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng. Đây là nguồn vốn nội bộ, nó giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngồi.

Cịn về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2002 là 2.115.000.000đ tương ứng với tốc độ tăng 100%. Nguyên nhân : Trong năm 2002 doanh nghiệp đã mở rộng ngành nghề và đầu tư vào ngành xây dựng cơ bản cho nên cần một lượng vốn lớn.

Tóm lại, cơ cấu tổ chức quản lý nguồn vốn kinh doanh ở Công ty Cổ phần Cao Hà khá hợp lý. Với nguồn vốn chủ sở hữu chiếm chủ yếu, doanh nghiệp đã tự

Một phần của tài liệu Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần cao hà (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)