Bệnh newcastle (Newcastle Disease: ND)

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 86 - 94)

BÀI 5 : BỆNH TRUYỀN NHIỄM GIA CẦM

1.Bệnh newcastle (Newcastle Disease: ND)

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính và rất lây lan. Đặc tính chủ yếu của bệnh là xáo trộn và gây bệnh tích trên đường hơ hấp, tiêu hóa và thần kinh. Là mối đe dọa nghiêm trọng cho nền chăn nuôi gà công nghiệp trên thế giới.

1.1. Lịch sử và phân bố bệnh lý

Bệnh xảy ra đầu tiên vào năm 1920 và bệnh Newcastle nhanh chống trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho nền chăn nuôi gà thế giới.

Năm 1926, Doyle đã thấy bệnh này gần thành phố Newcastle của nước Anh và đã đặt tên bệnh theo địa danh.

Sau đó người ta thấy Newcastle có ở khắp nơi trên thế giới, nhưng lưu hành rộng rãi nhất là ở Châu Á, Châu Phi và Bắc Mỹ, bệnh ở Châu Á và Châu Phi thường nặng, còn ở Bắc Mỹ thường nhẹ.

Ở Việt Nam: Bệnh đã có từ lâu và lan truyền từ Bắc tới Nam.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh Hình thái, đặc điểm virus

- Là 1 RNA virus, sợi đơn có vỏ bọc bằng lipid, kích thước đường kính của hạt virus 100 – 500nm. Thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, họ phụ Paramyxovirinae. giống Avulavirus, loài Newcastle Disease Virus (NDV). Virus

80

có vỏ bọc bằng lipide nên nhạy cảm với ether và cloruafor và các chất làm tan mỡ.

- Trên vỏ bọc của virus có 2 gai glycoproteins + Gai F_Protein F (fusion)

+ Gai HN_Haemagglutinin–neuraminidase

Enzyme neuraminidase trên phân tử haemagglutinin

- Virus có khả năng ngưng kết hồng cầu của một số loài gia cầm, lưỡng thê, bò sát, người, chuột và chuột lang.

Đặc tính ni cấy

Virus Newcastle thường được nuôi cấy trên môi trường tế bào sơi phôi gà (chicken embryo fibroblast – CEF, trên tế bào thận phôi gà.)

Trên môi trường tế bào tạo bệnh tích tế bào đặc hiệu là những thể vùi (inclusion bodies) làm cho tế bào bị chết và tróc ra. Virus sinh sản tốt trong phơi gà 9 – 11 ngày tuổi, đường tiêm vào xoang niệu mơ (allantois).

Các nhóm độc lực: tùy theo độc lực virus Newcastle được chia làm 3 nhóm

độc lực:

+ Nhóm cường độc (Velogeal): Gây chết phơi trong vịng 60 giờ trên hai thể bệnh.

Thể Doyle: Ở mơ bào có tính hướng phủ tạng, gây bệnh tích trên đường tiêu hóa

Thể Beach: có tính hướng phổi (pneumotropes) gây bệnh trên đường hô

hấp và hướng thần kinh (neurotropes) mà J.R Beach đã mô tả.

+ Nhóm độc lực trung bình (Mesogene): Gây chết phơi trong khoảng 60 – 90 giờ, gây bệnh trên đường hơ hấp có thể kết hợp ngẫu nhiên với dấu hiệu thần kinh được Beaudette mơ tả năm 1946.

+ Nhóm độc lực yếu (Lentogene): không gây chết phôi hoặc làm chết phơi

khoảng trên 90 giờ. Có tính hướng phổi, ít hay khơng độc, được Hitchner mô tả năm 1948.

Thể ruột (Lentogene virus) khơng có triệu chứng, nhiễm trùng ruột là chủ yếu, gây bệnh không rõ ràng.

Sức đề kháng

- Dễ bị phá hủy bởi các tác nhân vật lí, hóa học như: nhiệt độ, tia cực tím, các chất oxi hóa, pH và các chất hóa học.

81

- Trong điều kiện khơ ráo sống được vài tháng.

- Bảo quản ở nhiệt độ thấp, sống lâu trong thịt, da, não và tủy sống. - Ở 1 – 40C tồn tại 3 – 6 tháng.

- Ở - 22 0C tồn tại ít nhất là một năm

- Trong xác chết thịt thối rữa, phân chết nhanh chống không quá 24h - Trên nền chuồng, ổ rơm ẩm ướt chết nhanh chóng

- Ở pH = 2 – 10, có khả năng gây nhiễm được nhiều giờ.

- Các chất sát trùng thông thường như formol 1%, crezil 5%, sữa vôi 10% tiêu diệt virus nhanh chóng.

1.3. Truyền nhiễm học Lồi mắc bệnh

- Trong tự nhiên gà là loài cảm thụ mạnh nhất, gà càng non thì cảm thụ với virus càng mạnh & một số loài khác như cút, bồ câu…

- Vịt, ngỗng có thể bị nhiễm virus nhưng có rất ít hay khơng có dấu hiệu của bệnh mặc dù chủng virus gây bệnh cho gà.

- Chó, mèo, chồn, chuột…có thể thải NDV ra bên ngồi khoảng 72 giờ sau khi ăn xác gà bệnh.

- Người có thể bị bệnh nhẹ: viêm kết mạc mắt và bài thải virus

Chất chứa căn bệnh

- Trong gà bệnh nơi chứa virus là phổi, các chất tiết đường hơ hấp, cơ quan phủ tạng, phân. Trong đó phổi & não là nơi chứa virus nhiều nhất.

- Khi gà mái đẻ bị bệnh nó truyền virus vào trứng, trứng đó đem đi ấp gây chết phơi & lây qua những con khác.

82

Đường xâm nhập: Chủ yếu qua đường hơ hấp, tiêu hóa, có thể qua niêm mạc

Cơ chế sinh bệnh: Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa và hơ hấp, virus Newcastle nhân lên ở tế bào biểu mơ của đường hơ hấp trên. Nhóm virus có độc lực yếu khu trú ở đó làm thành nhiễm trùng ẩn nếu hkơng có nhiễm trùng thứ hai xảy ra. Ví dụ như nhiễm E. coli

Những chủng có độc lực trung bình và cường độc thì nhân lên cả ở bên ngồi tế bào biểu mơ hơ hấp rồi lan truyền qua máu, tấn công vào cơ quan, phủ tạng.

83

1.4. Triệu chứng

Thời gian nung bệnh từ 5 – 6 ngày nhưng có thể thay đổi từ 2 – 15 ngày biểu hiện qua các thể bệnh như sau.

Thể nội tạng (thể Doyle, 1926):

- Bệnh xuất hiện một cách bất thình lình, thỉnh thoảng có những con gà chết mà khơng có triệu chứng gì, xảy ra vào đầu ổ dịch, gà bệnh ủ rủ, sốt cao 430C, bỏ ăn khát nước, khó thở, kiệt sức dần và chết sau 4 – 8 ngày.

- Có thể phù ở các mơ xung quanh mắt và đầu - Phân lỏng màu xanh, thỉnh thoảng có vấy máu

- Sau khi gà qua các giai đoạn đầu thì gà xuất hiện các triệu chứng thần kinh như: co giật, run cơ, veo cổ, ưỡn mình ra sau, liệt chân và cánh. Tỷ lệ tử vong lên đến 100%

Thể hô hấp – thần kinh (thể Beach)

- Thể này chủ yếu xuất hiện ở Mỹ nên còn gọi là thể Mỹ.

- Bệnh xuất hiện một cách bất thình lình và lan truyền một cáhc nhanh chóng - Gà bệnh biểu hiện thở khó, ngáp gió và ho

- Giảm ngon miệng, giảm đẻ hoặc ngừng đẻ - Khơng thấy gà có tiêu chảy

84

- Sau 1 - 2 ngày hay chậm hơn có thể xuất hiện các dấu hiệu thần kinh - Tỷ lệ mắc bệnh 100% và tỷ lệ chết 90%

Thể hô hấp (thể Beaudette, 1946): Thể này thường xảy ra ở gà trưởng thành, biểu hiện trên đường hô hấp là ho, thở khó, giảm tính ngon miệng khi ăn, giảm sản xuất trứng có thể kéo dài trong vài tuần ảnh hưởng đến chất lượng trứng.

Thể Hitchner, 1948

Ít khi bệnh trên gà trưởng thành. Những dấu hiệu hơ hấp chỉ có thể được thấy khi gà ngủ hay bị quấy rối gà nhỏ mẩn cảm với bệnh thì gây bệnh hơ hấp nặng hơn.

Triệu chứng điển hình chung của bệnh Newcastle

1) Thể cấp tính

- Trong đàn gà bệnh diễn ra dần dần bắt đầu từ gà giò đế gà lớn. Bệnh xảy ra chậm biểu hiện:

- Gà bệnh ủ rủ, kém hoạt động, bỏ ăn từ từ, thường tìm chổ vắng để đứng, đầu rút vào cánh, mắt lim dim, giác mạc đục, chảy nhiều nước mắt. Sốt cao 43 – 44oC.

- Mũi chảy dịch nhày màu trắng xám, gà hắt hơi, hoặc vừa gải đầu vừa la “toác – toác”.

85

- Gà phải vương dài cổ cho dể thở, có tiếng khị khè trong khí quản. Trong diều của gà chứa một ít thức ăn và nhiều dịch nên khi chút đầu gà xuống sẽ thấy mỏ gà chảy ra dịch đục, nhớt rất hơi chua lẫn một ít thức ăn.

- Sau vài ngày gà tiêu chảy, phân lỗng dần, có màu xanh lẫn trắng đơi khi có máu.

- Lơng quanh lỗ huyệt trở nên ít và dính đầy phân, niêm mạc lỗ huyệt xuất huyệt. Gà ủ rủ, mồng tích bầm tím.

- Gà gần như khơng cịn phản ứng với những kích thích bên ngồi, sau đó mê man và chết (tỷ số có thể lên đến 100%).

2) Thể mãn: Thường xảy ra vào cuối ổ dịch, gặp trên gà ta từ 7 – 8 tháng

tuổi trở lên. Bệnh thể hiện bởi các dấu hiệu như: đầu ngửa ra sau, cuối xuống ức, đi vòng tròn, quẹo cổ, đi giật lùi, mổ khơng trúng thức ăn…

1.5. Bệnh tích

- Miệng, xoang mũi chứa nhiều dịch nhớt, đục.

- Niêm mạc miệng, hầu, khí quản, thực quản, bị xuất huyết và có những đám viêm trên như phủ màng giả màu trắng. Túi khí dày đục, nhất là gà con có thể tích dịch viêm và casein.

- Diều căng chứa nhiều hơi và một ít thức ăn bị lên men có mùi chua thối. Tổ chức liên kết dưới da đầu cổ bị phù thủng. Dạ dày tuyến trống rỗng và niêm mạc có những điểm xuất huyết trịn.

- Toàn bộ niêm mạc ruột bị viêm cata và có nhiều vết trịn. - Gan thận hơi sưng và nhạt màu.

- Dịch hồn, buồng trứng cũng có những đám xuất huyết, lịng đỏ có thể vỡ trong xoang bụng, những nang trứng trong buồng trứng thường nhão và thối hóa.

- Xuất huyết cịn thấy ở bao tim, bề mặt xương ức.

- Xuất huyết trên bề mặt các tuyến của dạ dày tuyến, có thể xuất hiện trên dạ dày cơ.

1.6. Chẩn đoán

6.1.1. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng, dịch tể

Chú ý tính chất lây lan mạnh và rộng ở mọi lứa tuổi, các dấu hiệu thần kinh và tổn thương đường tiêu hố. Tỷ lệ chết cao. Bệnh tích xuất huyết, hoại tử mảng lympho trên ruột, hạch amydale và dạ dày tuyến.

86

- Bệnh tụ huyết trùng: Quá trình tiến triển của bệnh tương đối ngắn, có tính chất đồng loạt, có hoại tử ở gan.

- Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm: Tổn thương nặng ở đường hơ hấp, hiện tượng khó thở rất rõ. Khơng bị xuất huyết và viêm loét đường tiêu hoá.

- Bệnh Gumboro: xuất huyết điểm hoặc thành vệt rất nhiều ở da, cơ bắp nhưng khơng viêm lt đường tiêu hố.

- Chứng thiếu vitamine A: Có màng giả vùng hầu họng, khơng xuất huyết ở dạ dày tuyết và dạ dày cơ.

1.6.2. Chẩn đốn trong phịng thí nghiệm

Phân lập

Ni cấy trên môi trường tế bào

- Virus gây bệnh tích tế bào đặc hiệu là tạo thể hợp bào hay tế bào khổng lồ. - Lấy huyễn dịch môi trường tế bào làm phản ứng huyết thanh học

Phản ứng huyết thanh học

Bệnh phẩm

(não, phổi, ruột, phân, khí quản, chất tiết đường hơ hấp)

Nghiền nát

Nước muối sinh lý

Kháng sinh + chất chóng nấm

Huyễn dịch 10 – 20%

Lọc

Tiêm vào phôi gà 9 – 11 ngày tuổi Liều tiêm 0,1 – 0,2 ml/phôi Xoang niệu mơ hay túi lịng đỏ

- Sau khi tiêm 36 – 48 giờ toàn bộ bào thai và nước trứng đều chứa virus - Bệnh tích trên phơi là tụ huyết, xuất huyết da và tổ chức liên kết dưới da - Lấy nước trứng làm phản ứng huyết thanh

87

- Tìm kháng nguyên bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA – Haemagglutination), phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI - Haemagglutination Inhibition)

1.7. Phòng bệnh và điều trị

Bệnh Newcastle hiện nay chưa có thuốc trị được, chỉ có thể phịng bệnh bằng vaccine.

- Vaccine nhược độc chủng F dùng nhỏ mắt mũi cho mọi hạn gà, thời gian miễn dịch ngắn (không quá 3 tháng)

- Vaccine Lasota dùng pha vào nước uống tự do, dùng cho mọi hạn gà thời gian miễn dịch ngắn (không quá 3 tháng)

- Vaccine hệ 1 dùng để tiêm cho gà trên 2 tháng tuổi, miễn dịch được 6 tháng.

Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh:

- Trong chăn nuôi gà cao sản cần tránh người khác vào tham quan, khơng cho các lồi vật khác vào chuồng gà. Làm vệ sinh chuồng trại theo định kỳ.

- Trong việc ni gà ta nên có chuồng cho gà ngủ, không mang bán gà bệnh. Áp dụng qui trình sử dụng vaccine đúng hạn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 86 - 94)