BÀI 5 : BỆNH TRUYỀN NHIỄM GIA CẦM
4. Bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất nguy hiểm. Gây bệnh trên nhiều loài động vật nuôi, hoang dã và kể cả người (chim hoang và gia cầm như gà vịt chim, vịt trời, le le v.v…).
Gây thiệt hại nặng nề về kinh tế
- Trực tiếp: gia cầm chết bệnh, buộc phải tiêu hủy - Gián tiếp: cấm xuất khẩu thịt, sản phẩm gia cầm - Nguy hiểm sức khỏe cộng đồng
4.1. Lịch sử và phân bố bệnh lý
Virus cúm gia cầm phân bố khắp thế giới nó được phân lập từ đường ruột của chim di cư làm cho gia cầm trên khắp thế giới đều mắc bệnh cúm có độc lực cao.
Năm 1955, Schafer xếp virus gây bệnh dịch tả ở gà, gà tây và một số loài gia cầm khác với tỷ lệ chết cao vào nhóm virus cúm type A với H7N1 và H7N7
Năm 2003 - 2004: bệnh xảy ra ở TrungQuốc+Indonesia:Virus thuộc nhánh 2 Năm 2004- 2005: bệnh xảy ra ở Việt Nam, Cambodia, ThaiLand: virus thuộc nhánh 1(clade1)
Từ 2005: Ở Thái Lan và Việt Nam có thêm virus nhánh 2 và 3 subclade chính là 2.2; 2.1; 2.3
96
Theo Nguyễn Tiến Dũng (2008) đã xác định virus Cúm ở Việt Nam thuộc nhánh 2, gồm 2.3.2 và 2.3.4
4.2. Nguyên nhân gây bệnh
- Virus cúm gia cầm thuộc họ Orthomyxoviridae, Giống Influenzavirus A.
Hình dạng thay đổi từ hình cầu đến đa hình, có khi hình sợi. Đường kính của hạt virus rất nhỏ, từ 80 đến 120 nm. Thuộc nhóm ARN virus và có vỏ bọc (trên vỏ bọc có 2 gai HA và NA).
- Virus cúm gia cầm có 16 kháng nguyên HA–Hemagglutinin Antigen (H1–
H16) và 9 kháng nguyên NA–Neuraminidase Antigen (N1–N9).
Virus cúm gia cầm (Avian Influenza:AIV) được chia thành 4 nhóm độc lực * Nhóm độc lực cao (highly virulent)
- Bệnh nặng, tỷ lệ chết cao
- Bệnh trên tất cả các hệ thống cơ quan kể cả thần kinh và tim mạch - Tỷ lệ bệnh và chết có thể lên tới 100%
* Độc lực vừa (moderately virulent) - Tỷ lệ chết thay đổi 5-97%
- Tỷ lệ chết cao trên gà con, gà đẻ và những con bị stress nặng - Bệnh trên các cơ quan hô hấp, sinh sản, tiết niệu và tiêu hóa - Có thể có nhiễm trùng thứ phát
97 * Độc lực nhẹ (mildly virulent) - Nhiễm virus có độc lực thấp
- Bệnh hô hấp nhẹ, giảm sản lượng trứng -Tỷ lệ chết thấp, nhỏ hơn 5%
* Nhóm khơng có độc lực (avirulent) - Do nhiễm virus có độc lực thấp
- Khơng gây chết và khơng có dấu hiệu lâm sàng
4.3. Truyền nhiễm học
Gây bệnh chủ yếu cho gia cầm (đặc biệt là gà). Gia cầm non mẫn cảm với virus type A.
- Virus gây nhiễm có thể sống một thời gian dài trong điều kiện lạnh và điều kiện ẩm ướt, trong phân có thể sống 20 – 30 ngày ở 4oC và 7 ngày ở 20o-C.
- Khi gia cầm nhiễm virus, virus được nhân lên trong đường hơ hấp và đường tiêu hố qua trực tiếp và gián tiếp.
+ Lây trực tiếp: do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh thông qua phân, thức ăn, nước uống bị nhiễm.
+ Lây gián tiếp: qua khơng khí, qua chim, thú, cơn trùng…
4.4. Triệu chứng
98
Bệnh gây ra do các chủng virus cúm khá nhau, tạo sự đa dạng trong các thể bệnh. Gia cầm chết đột ngột, tỉ lệ tử vong cao, có khi lên đến 100% trong vài ngày.
- Có các biểu hiện ở đường hơ hấp như ho, hắt hơi, thở khò khè, viêm xoang, chảy nhiều nước mắt.
- Sưng phù đầu, cổ, mặt, mào.
- Dưới da xuất huyết, tím tái đặc biệt là ở mào, yếm, da cổ. - Gà đứng tụm lại với nhau, lông xù giảm ăn, gầy, khát nước. - Tiêu chảy phân xanh.
- Rối loạn thần kinh, mất khả năng đi và đứng…
Các dấu hiệu lâm sang này thường thấy trên gia cầm trứơc khi chết. Vịt và các loại thuỷ cầm khác bị nhiễm virus cúm ít khi biểu hiện triệu chứng hơn gà. Chỉ phát hiện viêm xoang, viêm mí mắt, viêm đường hơ hấp, tăng tỉ lệ tử vong.
4.5. Bệnh tích
- Mào và tích thâm tím, phù nề nặng, xuất huyết dưới da. Mí mắt sưng mọng và đỏ tấy hoặc thâm tím.
- Xuất huyết dưới da ống chân thành vệt đỏ, hoặc kẻ các ngón chân. - Thịt gà chết bị thâm.
- Xung quanh lỗ huyệt bẩn, niêm mạc hậu môn bị phù nề và xuất huyết rất nặng.
- Xoang mũi và tráng bị viêm cata đến viêm có mủ.
99
- Khí quản viêm xuất huyết, nhiều đờm và đôi khi lẫn máu. - Dạ dày tuyến bị viêm xuất huyết nặng.
- Dạ dày cơ xuất huyết ở lớp màng nhày.
- Xuất huyết mở bụng, mỡ màng treo ruột, mỡ bao tim rất rõ.
- Phổi và túi khí có biến đổi, túi khí bị phù nề, phổi ln bị viêm nặng từ cata đến viêm hoại tử.
- Viêm xuất huyết đường ruột đặc biệt là vùng hậu môn, van hồi manh tràng. - Lách biến màu lốm đốm vàng.
- Thận hơi sưng và thấy có nhiều điểm tụ bầm huyết, ống dẫn nước tiểu chứa urat trắng.
- Ở gà 1 – 3 tháng tuổi thấy túi fabricius sưng to giống bệnh Gumboro. Bệnh tích đại thể trên gia cầm biến đổi rất phong phú và khác nhau tuỳ loài.
4.6. Chẩn đoán
- Đối với gia cầm sống lấy mẫu bệnh phẩm ở phế quản và ổ nhớp, lấy mẫu phân tươi.
- Các gia cầm chết lấy mẫu bệnh phẩm từ các tổ chức phổi, khí quản, gan, lách, não, tim.
* Một số biện pháp phòng chống:
- Tiêm phịng vaccine cúm gia cầm cho tồn đàn.
- Tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi, khu vực buôn bán, giết mổ và chế biến gia cầm.
- Nuôi nhốt gia cầm, không nuôi gia cầm trong nội thị.
- Thực hiện buôn bán, vận chuuyển, giết mổ, chế biến gia cầm và sản phẩm theo quy định của thú y.
* Khi thấy gia cầm bệnh:
- Báo ngay cho các bộ thú y và chính quyền địa phương. - Khơng bán chạy, không ăn thịt, trứng gia cầm bệnh. - Không vứt xác gia cầm bừa bãi.
- Khoanh vùng ổ dịch. Tổ chức tiêu huỷ toàn bộ đàn gia cầm bằng cách đốt hoặc đào hố chôn sâu.
100