BÀI 5 : BỆNH TRUYỀN NHIỄM GIA CẦM
8. Bệnh thương hàn gia cầm (Salmonellosis)
Là một bệnh truyền nhiễm của gà và gà tây do vi khuẩn Salmonella pullorum gây bệnh bạch lỵ ở gà con thường xảy ra thể cấp tính và và Salmonella gallinarum gây bệnh thương hàn gà trưởng thành thường ở thể cấp tính và mãn
tính.
8.1. Lịch sử và phân bố bệnh lý
Lần đầu tiên Klein (1889) đã ghi nhận những trận dịch lớn trên gà xảy ra ở Anh. Lúc đầu người ta chia bệnh thành thương hàn gà lớn và bệnh bạch lỵ gà con. Hiện nay, người ta chứng minh mầm bệnh bạch lỵ và thương hàn có những đặc điểm hình thái, tính chất gây bệnh, tính chất ni cấy rất giống nhau nên được xếp chung vào chi vào salmonella
Bệnh có khắp nơi trên thế giới, đáng kể nhất là ở châu Âu (Bỉ, Hungari, Anh, Áo,…). Bệnh gây thiệt hại đáng kể cho các đàn gà nuôi tập trung.
Ở Việt Nam bệnh xảy ra khắp nơi và gây tỷ lệ chết cũng khá cao.
8.2. Nguyên nhân gây bệnh Đặc điểm vi khuẩn
Vi khuẩn gây bệnh thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae. Giống
Salmonella trực khuẩn mảnh, thon dài, gram âm, hai đầu tròn, không di động,
khơng giác mơ, khơng bào tử. Hiếu khí, yếm khí tùy tiện, nhiệt độ ni cấy thích hợp 370C. Mọc dễ dàng trên các mơi trường dinh dưỡng
Theo phân loại của Popoff và Minor,1997: Vi khuẩn này thuộc S.entericasub spenterica serovars Gallinarum còn pullorum được xem là một trong những biovars của serovar Gallinarum đó là S.Gallinarum
Theo phân loại của Bergey’s,1994: Giống Salmonella gồm hai loài
S.choleraesuis và S.bongori. Serovar Gallinarum và Pullorum thuộc
S.choleraesuis subsp choleraesuis
Kháng nguyên: Chỉ có kháng nguyên thân O (Somatic antigen), S. gallinarum:
1, 9, 12. Nhóm huyết thanh (serogroup): D (1) của Kauffman
Độc tố: sản xuất nội độc tố (Endotoxin) Sức đề kháng
- Vi khuẩn có sức đề kháng tương đối yếu. Các chất sát trùng thông thường như formol 2% diệt vi khuẩn trong 1 phút, axit phenic 1/1000 diệt trong 3 phút, thuốc tím 1% bị tiêu diệt nhanh chóng.
113
- Ở nhiệt độ 55oC vi khuẩn chết trong vòng 20 phút - Vi khuẩn sống được vài phút dưới ánh nắng mặt trời. - Trong phân ở trong nhà sống được 10 ngày.
8.3. Truyền nhiễm học Động vật cảm thụ
- Bệnh chủ yếu trên gà và gà tây, ngoài ra cút, vịt, chim sẻ, chim yến cũng mẫn cảm với bệnh.
- Bệnh trên con mái phổ biến hơn con trống. - Động vật thí nghiệm: lồi chim,chuột, thỏ…
Chất chứa căn bệnh
- Trên gà con: Là máu, phủ tạng, lịng đỏ khơng tiêu, gan, mật, trong phân. - Gà mái: Ống dẫn trứng, buồng trứng, phủ tạng, lòng đỏ trứng…
- Gà trống: Dịch hoàn và phủ tạng.
Gà bệnh đẻ trứng thì vi khuẩn nhiễm trong lòng đỏ, tỷ lệ cao gây nhiễm ngoài vỏ trứng
Đường xâm nhập
- Đường lây nhiễm quan trọng nhất là qua trứng, gà mái mang vi khuẩn trong buồng trứng nên trứng đẻ ra bị nhiễm khuẩn. Gà trống bệnh đạp mái làm gà mái bị lây bệnh và trứng thụ tinh cũng bị nhiễm khuẩn.
- Ngồi ra cịn lây qua đường tiêu hóa: Qua thức ăn, nước uống, bị ơ nhiễm. Qua dụng cụ chăm sóc, vận chuyển gà con, máy ấp, máy nở…
- Qua tiếp xúc giữa gà bệnh và gà khỏe. Vòng lây truyền bệnh
8.4. Triệu chứng Gà con:
- Dưới 3 tuần tuổi, thường biểu hiện thể cấp. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao
- Phôi không đạp bể vỏ được nên bị chết.
- Gà con nở ra nhưng rất yếu và chết ngay sau đó.
114
- Gà bệnh có dấu hiệu sau: bụng trễ xuống do lịng đỏ không tiêu, nhắm mắt, thường tụ lại thành từng đám, mắt có điểm casein màu trắng đục trong giác mạc, xù lông, xã cánh.
- Phân trắng bết vào hậu môn.
- Thỉnh thoảng gà bị viêm khớp, sưng khớp. - Tỷ lệ chết cao vào giữa tuần 1 đến giữa tuần 3
Gà lớn
- Thể cấp tính:
+ Gà bất thình lình giảm tiêu thụ thức ăn, mệt mỏi gục xuống, xù lông, mào tái nhợt. Giảm sản lượng trứng và giảm khả năng sinh sản, giảm khả năng ấp nở.
+ Tiêu chảy, mất nước, suy yếu chết.
+ Thân nhiệt tăng 2 – 30C trong 2 – 3 ngày sau khi bệnh. + Tỷ lệ chết cao xảy ra trong vòng 5- 10 ngày.
- Thể mãn tính:
+ Mặt, mào và yếm tái nhợt do thiếu máu, mồng và yếm teo lại. + Đẻ ít, đẻ khơng đều hay ngừng đẻ.
+ Trứng có vỏ xù xì, dính máu ở vỏ hay trong lịng đỏ. + Bụng xệ xuống do viêm phúc mạc chứa nhiều dịch chất. + Phân lúc bón, lúc tiêu chảy.
+ Gà ốm, chết rải rác.
8.5. Bệnh tích
Bệnh bạch lỵ (gà con)
- Lịng đỏ khơng tiêu, thối, mềm nhão, màu xám xanh - Lách sưng to 2 – 3 lần, hoại tử.
- Gan sậm màu, sưng xuất huyết, có đốm hoại tử. - Ngồi ra phổi, tim, thành dạ dày cơ cũng có hoại tử. - Màng ngồi bao tim dầy, đục có chứa dịch rỉ viêm vàng. - Ruột viêm xuất huyết, manh tràng chứa đầy phân trắng.
- Khớp sưng và có những dịch viêm màu vàng chanh hay vàng cam.
115
- Buồng trứng: viêm buồng trứng và ống dẫn trứng. Trứng méo mó, dị hình có nhiều màu sắc khác nhau…trứng có thể bị vỡ làm viêm phúc mạc.
- Viêm màng bao quanh gan, gan sưng bở, có những đốm hoại tử. - Lách, thận sưng lớn.
- Dịch hồn cũng có đốm hoại tử, thỉnh thoảng có điểm casein ở phổi và túi khí.
- Viêm khớp
8.6. Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng, dịch tễ là bệnh xảy ra ở thể cấp tính trên gà con và mãn tính trên gà lớn. Triệu chứng điển hình là tiêu chảy, phân có màu trắng, bụng trễ xuống, mào và yếm tái nhạt. Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh.
Gà con
Thương hàn Nấm phổi
- Tiêu chảy phân trắng - Tiêu chảy phân trắng - Hoại tử ở các cơ quan như gan, lách, tim - Khơng
- Khơng - Bệnh tích trên phổi là chủ yếu,
có những u nấm to nhỏ màu vàng xám…
Thương hàn Cầu trùng
- Viêm ruột - Viêm ruột, xuất huyết
- Phân trắng - Phân đỏ nâu (lẫn máu)
- Hoại tử các cơ quan - Khơng
Thương hàn Newcastle
- Có dấu hiệu trên đường tiêu hóa - Cả tiêu hóa, hơ hấp, thần kinh.
- Lách sưng - Không
- Gan, tim, lách hoại tử - Không
- Không - Dạ dày tuyến xuất huyết.
- Không - Xuất huyết, hoại tử ở các mảng
lympho
trên thành ruột.
Thương hàn Tụ huyết trùng
- Không - Triệu chứng hô hấp
116
- Không - Xuất huyết các cơ quan và các cấu trúc cơ thể
Gà lớn
Thương hàn Marek - Leukosis
- Gan sưng, có đớm hoại tử trên bề mặt gan - Gan sưng lớn, có những khối u trên gan.
- Khơng - Có khối u ở các cơ quan khác.
Chẩn đốn trong phịng thí nghiệm
Bệnh phẩm
(Máu, phủ tạng, lịng đỏ khơng tiêu, buồng trứng…)
Môi trường tăng sinh (Selenite, Tetrathionate,…)
Môi trương chuyên biệt
(SS – Salmonella, Shigella, BGA – Brilliant Green Agar; macconkey;…) Chọn khuẩn lạc điển hình
Phản ứng huyết thanh học Tiêm động vật Thử phản ứng sinh hóa
với kháng huyết thanh thí nghiệm
Phản ứng huyết thanh học
Tìm kháng thể: Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kinh Phản ứng ngưng kết chậm trong ống nghiệm
8.7. Phòng bệnh và điều trị Vệ sinh phòng bệnh
- Vệ sinh thú y chặt chẽ, cần chú ý đến vệ sinh của trạm ấp, trứng ấp, máy ấp nở phải được sát trùng trước khi ấp bằng cách xong Formol (2 phần) + KMnO4 (1 phần).
117
- Định kỳ kiểm tra phản ứng huyết thanh học để loại bỏ những con dương tính.
Có thể phịng bệnh bằng kháng sinh trộn trong thức ăn hay nước uống Phịng bệnh bằng vaccine: tiêm vaccine vơ hoạt hay nhược độc. Vaccine dùng tiêm ngừa cho gia cầm từ 8 – 16 tuần tuổi.
Điều trị bệnh
- Có thể dùng kháng sinh để điều trị nhưng chỉ làm giảm tỷ lệ chết mà không tiêu diệt căn bệnh một cách hoàn toàn.
- Một số kháng sinh trị bệnh: Streptomycin,
9. THỰC HÀNH: (xem phần thực hành)
- Chẩn đoán và điều trị bệnh trên gia cầm
- Mổ khám, quan sát bệnh tích và chẩn đốn bệnh trên gà, vịt - Thực hành và điều trị một số bệnh truyền nhiễm trên gà, vịt - Cách lấy mẫu bệnh phẩm trên gà, vịt xét nghiệm
- Tiêm ngừa vaccine cho gà, vịt
Câu hỏi ôn tập
1. Nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học và cách phòng bệnh Newcastle?
2. Chẩn đoán phân biệt 3 bệnh Cúm gia cầm, Newcastle và Tụ huyết trùng gia cầm?
3. Chẩn đoán phân biệt 3 bệnh Cúm gia cầm, Dịch tả vịt và Tụ huyết trùng gia cầm?
4. Triệu chứng, bệnh tích và cách phịng bệnh Gumboro bằng vaccine? 5. Phân tích tác hại và cách phịng bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm (IB)? 6. Phân tích tác hại và cách phịng bệnh Cúm gia cầm?
7. Triệu chứng, bệnh tích và cách phịng bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm? 8. Nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học và cách phòng bệnh Thương hàn gà?
9. Nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học và triệu chứng, bệnh tích bệnh hơ hấp mãn tính (CRD)
10. Chẩn đốn phân biệt bệnh hơ hấp mãn tính (CRD), viêm phế quản truyền nhiễm (IB) và bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT)
118
PHẦN THỰC HÀNH
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH MÔN HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Bài 1: KHÁM LÂM SÀNG VÀ LẬP BỆNH ÁN CHO VẬT NUÔI Mục tiêu:
- Quan sát, phỏng vấn chủ vật nuôi và ghi chép được các thông tin cần thiết ban đầu để làm cơ sở giúp cho chẩn đoán bệnh của vật ni với độ chính xác cao.
- Thực hiện được một số kỹ năng cơ bản về khám lâm sàng thú y.
1.1. Chuẩn bị
- Ống nghe (Stetocope) - Kẹp lưỡi để khám miệng - Đèn soi acquy hoặc đèn pin
- Mỏ vịt để kiểm tra âm đạo và tử cung - Găng tay cao su
- Kẹp mũi để cố định trâu, bò, ngựa
- Búa gõ cao su để kiểm tra phản xạ cơ, thần kinh - Nhiệt kế thú y
- Vật nuôi tại các cơ sở chăn nuôi
1.2. Nội dung thực hành
a) Ghi chép về bệnh của vật nuôi và phỏng vấn chủ vật nuôi để thu thập thông tin cần thiết
Quan sát ghi chép bệnh án theo mẫu sau:
- Tên chủ vật nuôi…………………………..Địa chỉ………………………… - Tên hay số của vật nuôi bị bệnh:………………
- Lồi:………………giống:……………………..
-Tuổi:……….tính biệt:………..hướng sản xuất của vật ni………………. - Khối lượng:…………………………….
- Thời gian nuôi vật nuôi:………………………….
- Thời điểm phát hiện vật nuôi bị ốm:………………………………… - Ăn, uống và hoạt động của vật ni:………………………………………
119
- Tình hình thức ăn, nước uống, chuồng trại, quản lý:……………………… - Tình hình dịch bệnh ………………………………………
- Số lượng vật ni mắc bệnh, số đã chết và những triệu chứng thấy được:. - Các chất thải: (nước mắt, nước mũi, phân, nước tiểu?)………..
b) Khám lâm sàng - Cố định vật nuôi
- Khám chung: khám dung thái, khám niêm mạc, lông và da, khám hạch lamba, đo thân nhiệt.
- Kiểm tra nhịp tim: nghe bằng ống nghe hoặc bắt mạch: (trâu bò, heo: bắt mạch gốc đi; chó, mèo: mạch chân trước).
- Kiểm tra hô hấp: tần số hô hấp, tiếng ran trong phế quản và phổi (ran ướt, ran khô)
- Kiểm tra nhu động dạ dày và ruột (đối với trâu bị có thể dùng tay để kiểm tra nhu động dạ cỏ ở hõm sườn trái; đối với chó, mèo, ngựa cần nghe bằng ống nghe ở phần bụng).
- Khám hệ tiết niệu và sinh dục.
- Thử phản xạ thần kinh và cơ (dùng búa gõ cao su) Ghi chép kết quả khám lâm sàng vào bảng sau:
BẢNG KẾT QUẢ KHÁM LÂM SÀNG CHO VẬT NUÔI
Nội dung khám Triệu chứng quan sát được Đáng giá mức độ quan sát Rất rõ Rõ Chưa rõ Khám chung
Kiểm tra nhịp tim Kiểm tra hô hấp
Kiểm tra nhu động dạ dày và ruột Khám hệ thống tiết niệu và sinh dục
120 Nội dung khác
1.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả
Đánh giá kết quả thực hành căn cứ vào kết quả thu thập thông tin và khám lâm sàng trên vật nuôi. Yêu cầu
- Ghi chép đầy đủ, chính xác những thơng tin cần thiết ban đầu vào mẫu bệnh án.
- Thực hiện đúng thao tác kỹ năng cố định vật nuôi để khám bệnh.
- Ghi kết quả tương đối chính xác về: thân nhiệt, nhịp tim, tần số hô hấp, nhu động dạ cỏ và các triệu chứng khác (nếu có).
121
Bài 2: THỰC HÀNH ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM 2.1. Thực hành điều trị một số bệnh trên gia súc
- Mục đích: Quan sát, nhận biết những triệu chứng, bệnh tích đặc trưng ở
các cơ quan bộ phận cơ thể heo
- Chuẩn bị: heo bệnh bất kỳ lứa tuổi nào.
Dụng cụ bảo hộ như khẩu trang, găng tay, áo blue
Các dụng cụ khám bệnh: ống nghe, nhiệt kế, búa gõ, pen, kéo, kim… Các loại thuốc dùng cho trị bệnh, thuốc trợ sức, trợ lực, thuốc sát trùng
- Sinh viên khám và điều trị bệnh
Theo dõi phát đồ điều trị
Viết báo cáo về kết quả điều trị
2.2. Thực hành điều trị một số bệnh trên gia cầm
- Mục đích: Quan sát, nhận biết những triệu chứng, bệnh tích đặc trưng ở
các cơ quan bộ phận cơ thể gà
- Chuẩn bị: gà bệnh bất kỳ lứa tuổi nào
Dụng cụ bảo hộ như khẩu trang, găng tay, áo blue
Các dụng cụ khám bệnh: ống nghe, nhiệt kế, búa gõ, pen, kéo, kim… Các loại thuốc dùng cho trị bệnh, thuốc trợ sức, trợ lực, thuốc sát trùng
- Sinh viên khám và điều trị bệnh
Theo dõi phát đồ điều trị
Viết báo cáo về kết quả điều trị
2.3. Điều tra tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ở địa phương
Mục đích: biết cách tìm hiểu, điều tra được tình hình dịch bệnh ở đàn gia súc gia cầm tại các cơ sở sản xuất, từ đó biết đối chiếu, so sánh với lý thuyết đã học để hiểu bài mộ cách tốt hơn.
2.3.1. Chuẩn bị
a) Chuẩn bị: chuẩn bị địa bàn thực hành, giáo viên liên hệ với chính quyền địa
phương và cán bộ thú y gần trường hay nơi có chăn ni phát triển ngày …giờ…. thực tập..;
b) Lập bộ câu hỏi điều tra: để thu thập thơng tin về tình hình chăn ni, dịch
122 - tổng số gia súc, gia cầm tại địa phương - tình hình gia súc, gia cầm bệnh, chết - những bệnh truyền nhiễm thường xảy ra - đối với từng bệnh cần tập trung làm rõ - số gia súc, gia cầm bệnh (tỉ lệ bệnh) - số gia súc gia cầm chết (tỉ lệ chết, bệnh) - mùa vụ thường xảy ra bệnh
- lứa tuổi gia súc, gia cầm bệnh
- những triệu chứng, bệnh tích đặc trưng
- các loại vaccin đã sử dụng (thời gian tiêm, liều lượng, cách sử dụng…) - các loại thuốc dùng can thiệp, điều trị (liều lượng, cách sử dụng…) đối với sinh viên: cần chuẩn bị phương tiện đi lại, giấy bút để ghi chép
2.3.2. Nội dung thực hành
Mỗi sinh viên được phát một phiếu điều tra, khi xuống cơ sở chăn nuôi tiến hành ghi chép theo các nội dung ghi trong phiếu
xử lí số liệu để khẳng định tình hình dịch bệnh đã xảy ra ở đàn gia súc, gia cầm tại địa phương
viết thu hoạch, nêu ý kiến đề xuất
2.3.3. Đánh giá
Qua bài thực tập giáo viên căn cứ vào
- Tổ chức, bố trí và thực hiện kế hoạch như thế nào
- Các số liệu ghi chép có khách quan, rõ ràng, đầy đủ theo phiếu điều tra không?
123
PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM