Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis – IB)

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 98 - 102)

BÀI 5 : BỆNH TRUYỀN NHIỄM GIA CẦM

3.Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis – IB)

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, hết sức lây lan của gà. Gây hối loạn nghiêm trọng đường hô hấp, làm viêm thận và giảm sản lượng trứng

3.1. Lịch sử và phân bố bệnh lý

Bệnh được phát hiện lần đầu ở Mỹ vào năm 1930. Sau đó Schalk va Hawn đã báo cáo những kết quả nghiên cứu trong phịng thí nghiệm. Đến năm 1940, bệnh trở thành vấn đề trầm trọng, gây tổn thất lớn trong nghành chăn nuôi gà đẻ trứng

Bệnh có khắp nơi trên thế giới. Bệnh mới xuất hiện lần đầu thường nặng, tỉ lệ chết cao, bệnh làm kế phát các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp

3.2 Nguyên nhân gây bệnh

Do 1 RNA virus thuộc họ Coronaviridae, giống Coronavirus, kích thước từ 70 – 120nm. Virus có vỏ bọc trên bề mặt có những gai hình dạng cong. Virus có khoảng 4 – 6 protein gồm protein nucleocapsid và 3 protein của vỏ bọc là những glyprotein của gai, hai cái nằm trên gai bầu, một cái nằm trong vỏ bọc phía dưới gai.

Virus này có nhiều serotypes đã được phát hiện ở Mỹ, Châu Âu gồm những chủng gây bệnh trên đường hô hấp và thận.

92 - Các chủng gây bệnh

Ở Mỹ: Chủng Massachusetts gây bệnh trên đường hô hấp Chủng Gray

Holte gây bệnh trên thận

Đặc đểm nuôi cấy: Nuôi cấy trên môi trường tế bào phôi gà 9 – 12 ngày tuổi, đường tiêm xoang niệu mô, virus tác động làm phơi lùn, cịi cọc. Ni cấy trên môi trường tế bào khí quản phơi gà sẽ tạo CPE là những thể hợp bào (syncytium).

Sức đề kháng: Virus có sức đề kháng tương đối yếu. Ở 56°C, virus bị vô hoạt sau 30 phút. Các chất sát trùng thông thường như phenic acid 1%, formol 1% diệt virus nhanh chống.

3.3. Truyền nhiễm học Loài mắc bệnh

Trong tự nhiên chỉ xảy ra trên gà. Các lứa tuổi đều mắc bệnh, bệnh nặng và tỷ lệ cao trên gà con. Nếu bị nhiễm bệnh trong vòng 1 vài ngày khi mới nở sẽ là nguyên nhân của sự phát triển khơng bình thường của ống dẫn trứng. Thể viêm thận thường thấy trên gà dưới 10 tuần tuổi, tuy nhiên cũng có thể thấy trên gà đẻ. Thể bệnh hô hấp thường trầm trọng hơn trên gà con

Chất chứa căn bệnh: Các chất tiết của đường hô hấp đều chứa virus. Phân cũng

có virus. Sự nhiễm trùng dai dẳng của những cá thể trong đàn có thể đến vài tháng sẽ là vòng truyền lây từ gà đến gà.

- Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hơ hấp (bụi, khơng khí, …) - Đường tiêu hóa: thức ăn, nước uống nhiễm virus

- Lây qua trứng thì chưa được biết.

- Bệnh sẽ nặng hơn, trầm trọng và kéo dài hơn nếu có nhiễm trùng kế phát với Newcastle, E.coli, Mycoplasma gallinarum,…

- Virus lan truyền nhanh chóng qua khơng khí hay do tiếp xúc trực tiếp, virus nhân lên trong tế bào biểu mơ của đường hơ hấp, tiêu hóa, ống dẫn trứng và tiết niệu từ 1 – 8 ngày sau khi bị nhiễm. Triệu chứng khó thở thtường nặng trên gà nhỏ, tỷ lệ chết biến thiên từ 20 – 90% khi có sự kết hợp với Mycoplasma gallinarum hay E.coli gây nhiễm trùng huyết

93

3.4. Triệu chứng

Thời gian nung bệnh từ 1 – 3 ngày, bệnh lan truyền nhanh chóng trong đàn gà mẫn cảm, chỉ trong vòng một vài ngày hầu như tất cả gà trong đàn đều có triệu chứng bệnh. Các triệu chứng chung như: khó chịu, đình truệ, chậm lớn.

Biểu hiện trên đường hơ hấp: Khó thở, có âm rale, thở gấp, hất hơi, chảy nước mắt, mũi và sưng mặt.

Trên cơ quan sinh sản: Ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng và ống

dẫn trứng ở thời kỳ đang đẻ dẫn đến giảm sản lượng và chất lượng trứng, có thể giảm 50%. Sự giảm sản lượng trứng kéo dài từ 4 đến 6 tuần rồi hồi phục chậm, nhưng khơng bao giờ hồi phục hịan tồn. Triệu chứng hơ hấp có thể đi kèm hay khơng đi kèm với việc giảm sản lượng trứng.

Cơ quan tiết niệu: Thể viêm thận thường thấy ở gà dò 3 – 6 tuần tuổi, gà thường buồn bã, tiêu chảy phân trắng có nhiều nước đi kèm theo triệu chứng hô hấp. Tỷ lệ chết khoảng 30% trên gà con tỷ lệ chết cao. Nếu có nhiễm trùng kế phát thì bệnh sẽ nặng hơn, tiến trình bệnh kéo dài hơn và tăng tỷ lệ chết, đặc biệt là gà giò.

3.5. Bệnh tích

Cơ quan hơ hấp: Viêm khí quản, phế quản và phổi có tính chất nhày tiết ra

máu nhiều. Dịch rỉ viêm do viêm cata sẽ trở thành casein, đặc biệt trên gà con. Túi khí có thể bị viêm, dày và đục.

Bệnh tích vi thể: Khí quản và phế quản mất lơng chuyển, tế bào biểu mô tăng sinh và thối triển. lớp dưới biểu mơ dày lên với phù và thấm nhập 1 lớp mỏng monocytes, lymphocytes và sự mất những tuyến nhày.

Cơ quan sinh sản: Chức năng của ống dẫn trứng bị ảnh hưởng với sự giảm

kích thước, thâm nhập tế bào lympho và sự dãn tuyến nhày dẫn đến trứng bị dị hình. Vỏ nhám, mềm và albumin nước. Nếu gà bị bệnh lúc còn nhỏ sẽ dẫn đến sự phát triển bất thường của ống dẫn trứng. Chỉ phát triển một phần hoặc khơng phát triển hồn tồn hoặc bị tắc nghẽn hay u nang.

Cơ quan tiết niệu: Viêm thận với sự thấm nhập lymphocytes vào mô kẽ. Biểu mơ ống thận hoại tử và sự tích urate trong ống thận.

3.6. Chẩn đoán

Dựa vào dịch tể, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích để chẩn đoán

Chẩn đoán phân biệt

94

Cả 3 bệnh đều biểu hiện rối loạn hơ hấp như: thở khó, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, mũi.

Tuy nhiên, IB có thể có tiêu chảy phân trắng có nhiều nước, gà đẻ hư hại cả bên trong lẫn bên ngoài trứng.

ND tiêu chảy phân xanh và có dấu hiệu thần kinh

ILT khó thở trầm trọng hơn, chất tiết đường hơ hấp nhuộm máu.

Chẩn đốn trong phịng thí nghiệm

3.7. Phòng bệnh và điều trị

Phòng bằng vaccine sống: Dùng vaccine chỉ có hiệu quả nếu dùng đúng

chủng phù hợp với khu vực đó. Cả 2 loại vaccine sống và vơ hoạt đều có giá trị phịng bệnh tốt.

Bệnh phẩm(dịch viêm ở khí quản, phân,…)

Tiêm phôi gà 9 – 12 ngày tuổi Mơi trường tế bào khí quản phơi gà (Allantois)

Phơi lùn, cịi cọc, lơng xoăn CPE

Tìm virus

Miễm dịch huỳnh quang ELISa, PCR

Kết tủa khuyếch tán trên thạch, ELISA, trung hịa và tìm kháng thể qua kính hiển vi điện tử

Sơ đồ 5.1: Chẩn đốn bệnh trong phịng thí nghiệm

95

Thường dùng cho gà con bằng nhỏ mắt, mũi, uống, và khí dung. Được chủng ngừa cùng lúc với vaccine ND, ví dụ như: Chủng lần 1 lúc 1 ngày tuổi. Tái chủng khoảng 2 – 3 tuần tuổi

Ở Mỹ, vaccine thường dùng 3 chủng là Massachusetts (H41 hay H120),Conecticut và Arkansas 99 hoặc Massachusetts, Connecticut và Holland. Ngồi ra, cịn sử dụng các chủng Florida, JMK. Hà lan dùng vaccine chủng Holland, D274, D1466 Vaccine chết. Vaccine chết (IM hay SC) thường dùng cho gà đẻ

Điều trị: khơng có phương pháp điều trị hữu hiệu đối với bệnh này. Để giảm

tổn thất phải đảm bảo nhiệt độ úm, tránh stress do lạnh, không nuôi gà với mật độ quá cao. Có thể sử dụng kháng sinh để ngừa bệnh kế phát và điều trị viêm túi khí do vi khuẩn, cung cấp chất điện giải và nước có thể làm giảm tỷ lệ chết do viêm thận.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 98 - 102)