Bệnh dịch tả vịt (Dusk Virus Enteritis: DVE)

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 107 - 110)

BÀI 5 : BỆNH TRUYỀN NHIỄM GIA CẦM

5.Bệnh dịch tả vịt (Dusk Virus Enteritis: DVE)

Định nghĩa: Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Herpesvirus gây ra ở vịt, ngỗng, thiên nga. Đặc điểm của bệnh là tổn thương mạch máu làm xuất huyết mô, chảy máu ở các xoang trong cơ thể, nổi ban trên niêm mạc đường tiêu hóa, gây bệnh tích trên cơ quan lympho và thay đổi thối hóa trên các cơ quan nhu mơ.

5.1. Lịch sử và phân bố bệnh lý

Năm 1923, Jansen ( Hà Lan) lần đầu tiên phát hiện bệnh. Cùng năm Baudet ghi nhận một trận dịch bệnh và xuất huyết cấp tính của vịt ở Hà Lan, khi nuôi cấy vi trùng cho kết quả âm tính. Năm 1930, DeZeeuw gây bệnh thí nghiệm trên gà, thỏ, bồ câu, vịt nhưng chỉ có vịt mắc bệnh. Bệnh có phân bố rộng khắp ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Bệnh lần lượt được phát hiện ít nhất là ở 3 châu lục: châu Âu, chau Á và châu Mỹ. Bệnh chủ yếu lan tràn ở châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,…

Ở Việt Nam, 1963 bệnh nổ ra ở các cơ sở thu mua vịt của bộ nội thương tại Cao Bằng gây chết nhiều vịt. Năm 1969, bệnh xảy ra ở các huyện nội thành Hà Nội, sau đó lan ra 17 tỉnh thành phía bắc. Miền Nam bệnh phổ biến ở các tỉnh Miền Tây

5.2. Nguyên nhân gây bệnh

Virus dịch tả vịt thuộc loài Herpesvirus hoặc Anatid Herpesvirus 1, chi

Herpevirus, phụ họ Alpha Herpesvirus, có hình cầu kích thước 126-129 nm. Cấu trúc di truyền là chuỗi xoắn kép DNA, virus có vỏ bao bằng lipit, mẫn cảm với ether và choroform.

Đặc điểm nuôi cấy: nuôi cấy trên môi trường tế bào sợi phơi vịt hoặc nó cũng có thể sinh trưởng trên tế bào gan, thận phôi vịt. Virus này không ngưng kết & không hấp thụ hồng cầu.

Virus có sức đề kháng cao, bị tiêu diệt trong dung dịch Formalin 3% ở nhiệt độ 56°C trong 10 phút, ở nhiệt độ 50°C trong 90-120 phút, ở nhiệt độ 22°C virus tồn tại trong 30 ngày. Virus nhảy cảm với Ether & Chloroform.

5.3. Truyền nhiễm học

- Trong tự nhiên bệnh thường xảy ra trong họ có chân màng (Anatidae) gồm vịt, ngỗng, thiên nga,…

- Bệnh thường xảy ra trên vịt nuôi các giống như White Pekin, khaki Cambell,…trên vịt xiêm (Muscovy Duck)

101

- Động vật thí nghiệm: Ngỗng con, vịt xiêm, vịt con gây bệnh qua nhỏ mắt, nhỏ mũi, uống, I/V, I/M…

- Chất chứa căn bệnh: Máu, phủ tạng, nhiều nhất là gan, lách, ruột & các chất bài tiết.

- Bệnh lây lan qua đường hơ hấp & tiêu hóa.

- Bệnh nổ ra trên vịt nhà, thường có liên quan tới mơi trường thủy sinh bị ô nhiễm, bởi vịt hoang mang mầm bệnh dùng chung một môi trường & vịt nhà thường tiếp xúc với vịt hoang bệnh.

5.4 Triệu chứng

- Thời gian nung bệnh từ 3 – 7 ngày, tiến trình của bệnh 1 – 3 ngày.

- Ở đàn vịt sinh sản tỷ lệ chết cao, chết đột ngột, thường chết là biểu hiện đầu tiên của bệnh.

- Xác chết mập, con trống khi chết có sự thốt dương vật một cách rõ ràng. Vịt mái sản lượng trứng giảm từ 25- 40%.

- Vịt sợ ánh sáng nhắm một nữa mắt, mí mắt khép lại, bỏ ăn, khát nước, suy yếu, xù lông, chảy nước mắt, nước mũi.

- Tiêu chảy phân xanh, có nhiều nước nên lơng vùng lỗ huyệt dơ bẩn.

- Vịt bị liệt, không đứng được, xã cánh, đầu gục, khi bắt buộc đi thì di chuyển bằng cách lắc đầu, cổ & thân mình.

- Vịt từ 2 – 7 tuần tuổi thì biểu hiện mất nước, gầy ốm, mỏ xanh, lỗ huyệt nhuộm máu.

- Vịt có thể bị sưng đầu, cổ, hầu do gelatin tích tụ dưới niêm mạc vùng này, đó là chất keo nhày màu vàng chanh.

- Tỷ lệ chết cao 5 – 100%.

5.5 Bệnh tích

- Do tổn thương mạch máu nên xuất huyết điểm dày đặc trên khắp cơ thể.

Xuất huyết, tụ máu, chảy máu trên và trong cơ tim, ở những cơ quan nội tạng, màng treo ruột, màng thanh mạc, nội mạc van tim cũng xuất huyết.

- Gan, tụy tạng, phổi xuất huyết điểm.

- Lòng ống ruột, dạ dày cơ đầy máu. Cơ thắt giữa dạ dày tuyến & thực quản

xuất huyết thành vòng

102 - Viêm ruột, xuất huyết hình nhẫn. - Gan hoại tử bằng đầu đinh ghim.

- Vịt mái: những nang ở buồng trứng xuất huyết, ống dẫn trứng xuất huyết hoại tử.

- Bệnh tích đặc trưng: Trên niêm mạc đường tiêu hóa như xoang miệng, thực quản, manh tràng, trực tràng, lỗ huyệt lúc đầu xuất huyết trên bề mặt, sau đó được phủ lên lớp vảy màu trắng vàng gọi là nổi ban trên niêm mạc đường tiêu hóa.

5.6. Chẩn đốn bệnh

Chuẩn đoán lâm sàng bệnh chỉ xảy ra ở loài thủy cầm chủ yếu là vịt mọi giống mọi lứa tuổi, tỷ lệ chết cao lây lan nhanh, triệu chứng đặc trưng: cổ phù, mí mắt sưng, chảy nước mắt,bại liệt, tiêu chảy bệnh tích xuất hiện nhiều cơ quan nội tạng đặc biệt là xuất hiện và viêm loét đường tiêu hóa. Phân biệt với bệnh cúm gia cầm, tụ huyết trùng, bệnh thương hàn

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh dịch tả vịt Bệnh tụ huyết trùng - Loài chân màng

- Liệt

- Phù đầu, cổ, hầu

- Nổi ban trên niêm mạc đường tiêu hóa

- Xuất huyết cơ vịng giữa dạ dày tuyến & thực quản.

- Xuất huyết dạ dày tuyến - Xuất huyết hình nhẫn ở ruột

- Gia cầm (ga, vịt…) - Không - Không -Không - Không -Không - Khơng

Chẩn đốn trong phịng thí nghiệm

- Lấy bệnh phẩm: Máu, phủ tạng phân lập trên phôi vịt 9 – 14 ngày tuổi, đường tiêm màng CAM hay trên môi trường tế bào sợi phơi vịt.

- Tìm kháng ngun bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang, phản ứng trung hịa, phản ứng ELISA, kính hiển vi điện tử hoặc kỹ thuật PCR,

103

5.7. Phòng bệnh và điều trị

- Định kỳ dùng vaccine phịng bệnh có hiệu quả tốt. Hiện nay dùng vaccine sống, giảm độc để phịng bệnh có hiệu quả.

- Việt Nam có vaccine do Navetco sản xuất, dùng nhỏ mũi cho vịt con, tiêm cho vịt lớn, miễn dịch 6 tháng.

Lịch chủng ngừa:

Vịt thịt: Tiêm lần 1 lúc mới nở Lần 2: lúc 3 tuần tuổi Vịt đẻ: 1 năm chủng ngừa 2 lần

- Vệ sinh phịng bệnh: Khi mơi trường thủy sinh nhiễm mầm bệnh thì khơng tiến hành chăn thả vịt nữa, cách ly vịt với môi trường bệnh. Những vịt bị cảm nhiễm bệnh thì tách riêng ra và tiến hành phịng bệnh cho toàn đàn bằng vaccin. Đối với vịt đẻ bị bệnh thì nên loại thải. Chăm sóc ni dưỡng tốt, vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống sạch.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 107 - 110)