Bệnh Gumboro (Infectious Bursal Disease – IBD)

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 94 - 98)

BÀI 5 : BỆNH TRUYỀN NHIỄM GIA CẦM

2. Bệnh Gumboro (Infectious Bursal Disease – IBD)

Bệnh Gumboro là một bệnh truyền nhiễm cấp tính trên gà con, chủ yếu ở gà 3 – 6 tuần tuổi và gà tây. Virus tác động vào hệ thống miễn dịch, đặc biệt là túi Fabricius, gây suy giảm miễn dịch.

2.1. Lịch sử và phân bố bệnh lý

Năm 1962, bệnh thận của gà (avian nephrosis) được ghi nhận bởi Cosgrove ở làng Gumboro, Delaware(Mỹ), trường hợp này gà mắc bệnh có bệnh tích ở túi Fabricius và cả bệnh tích ở thận, do đó người ta nghĩ đây là biến thể của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm.

Tiếp theo đó, Winterfield đã chứng minh rằng bệnh gây ra bởi một loài virus khác với virus viêm phế quản truyền nhiễm. Năm 1970, Hitchner đề nghị gọi là bệnh nhiễm trùng túi Fabricius

Bệnh Gumboro có ở hầu hết các nước trên thế giới, xảy ra ở những vùng chăn nuôi công nghiệp qui mô lớn. Bệnh gây thiệt hại to lớn gây chết gà ở thể cấp tính, làm giảm khả năng miễn dịch ở thế mãn tính, làm kế phát các bệnh khác, gà khơng đáp ứng kháng thể khi tiêm phịng

88

2.2. Nguyên nhân gây bệnh Đặc điểm của virus

- Bệnh gây ra bởi loại virus có tên khoa học là Infectious bursal disease virus, thuộc họ Birnaviridae. Virus có dạng hình khối đa diện, virus khơng có vỏ

bọc ngồi cùng, gồm acid nhân RNA, 2 sợi virus kgơng có vỏ bọc chỉ có lớp capcide bao bọc bên ngồi.

- Bốn protein chính của virus là VP1 (90KD); VP2 (41KD) ; VP3 (32KD); VP4 (28KD). Trong đó VP2 và VP3 là protein chính của virus

- Virus Gumboro có hai serotype I và II (serotype I gây bệnh cho gà nhà

không gây bệnh cho gà tây nhưng có thể tồn tại trong gà tây làm lây truyền bệnh, serotype II gây bệnh cho gà tây nhưng không gây bệnh cho gà nhà.

Sức đề kháng của virus

Virus có sức đề kháng cao trong tự nhiên, không mẫn cảm với ete và clorofom. Virus bị diệt ở nhiệt độ 56oC trong 5 giờ, 60oC trong 30 phút. Các chất hố học thơng thường có thể diệt được virus như formalin 0,5%; phenol 0,5%; cloramin 0,5%. Trong phân, rác, chất độn chuồng virus có thể tồn tại tới 120 ngày.

Đặc điểm ni cấy

Rất khó phân lập trong lần ni cấy đầu, có thể ni cấy trên phơi thai gà 10 – 11 ngày tuổi, đường tiêm màng nhung niệu (CAM) là thích hợp nhất. Đường tiêm xoang niệu mô (Allantois) cho liều EID50 thấp hơn 1,5 – 2 lần so với đường tiêm màng nhung niệu (CAM). Túi lòng đỏ cho hiệu giá trung gian.

Nếu cấy chuyển nhiều lần trên mơi trường tế bào tổ chức thì độc lực virus giảm có thể dùng làm vaccine. Sau khi nuôi cấy 2 – 3 ngày phôi chết với biểu hiện sau: Thủy thủng vùng bụng, da sung huyết, xuất huyết điểm ở lỗ chân lông, khớp chân. Gan hoại tử, lách sưng

2.3. Truyền nhiễm học Động vật cảm thụ

- Trong tự nhiên thì gà được coi là nguồn nhiễm bệnh duy nhất. Tất cả các giống gà đều mẫn cảm với bệnh nhưng gà từ 3 – 6 tuần tuổi cảm nhiễm mạnh nhất. Gà dưới 3 tuần hay trên 9 tuần tuổi có thể cảm nhiễm nhưng khơng có triệu chứng lâm sàng.

89

- Những gà mắc bệnh sớm khơng những giảm miễn dịch vaccine mà cịn làm cho gà mẫn cảm hơn đối với một số bệnh.

Chất chứa căn bệnh: mầm bệnh có trong túi fabricius, thận chứa nhiều virus nhất nhưng virus cũng được bài thải qua phân.

Cơ chế sinh bệnh:

- Virus ảnh hưởng trên mô lympho, phá hủy tế bào lympho bên trong túi Fa,

lách và hạch amydal, tế bào lympho T thì khơng bị ảnh hưởng. Đường truyền lây quan trọng nhất là đường tiêu hóa nhưng cũng có thể lây qua đường kết mạc và hô hấp.

- Khoảng 4- 5 giờ sau khi bị nhiễm bệnh, virus được xác định trong các tế bào macrophages, tế bào lympho ở hạch amydal, tá tràng, không tràng và tế bào Kupper ở gan.

- Virus theo máu gây nhiễm trùng túi Fa, sau đó nhiễm vào các cơ quan khác như lách, tuyến harderian và thymus. Tế bào lympho B là tế bào đích của virus.

- Ở một số gà bệnh, thận sưng, chứa cặn urat và những mảnh vụn tế bào là nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản vì túi Fa bị sưng lớn.

- Hậu quả của bệnh là sự suy giảm miễn dịch, giảm sức chống bệnh và đáp ứng với vaccine không đạt tối ưu trong thời gian này.

2.4. Triệu chứng

Thời gian nung bệnh ngắn từ 18 – 36 giờ, thông thường khoảng sau 2 ngày. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng sau:

- Bệnh xuất hiện bất thình lình và đột ngột

- Triệu chứng sớm nhất và dễ thấy nhất là gà có sự hoảng loạn, bị kích thích, một số con bay nhảy lung tung cắn mổ lẫn nhau, gà quay đầu về phía hậu mơn để gãi. Tiếng kêu khác thường sợ sệt, xao xác. Gà sốt cao, sau đó giảm ăn. Gà tiêu chảy phân rất lỗng màu trắng vàng đến nâu vàng. Có bọt lợn cợn đóng quanh lỗ huyệt, thỉnh thoảng phân có máu.

- Gà ủ rủ, xù lông, bỏ ăn, run rẩy, sả cánh, đi đứng loạng choạng, uống nhiều nước. Lông vùng cổ, ngực và xung quanh lỗ huyệt ướt, bẩn bết vào hậu môn.

Mặc dù tiêu chảy nhưng gà rặn rất khó, khi đi phân hai đầu gối khuỳnh ra, hậu môn hạ thấp xuống, đầu và cổ vương về phía trước, miệng kêu tốc tốc.

2.5. Bệnh tích

90

- Viêm túi fabricius (túi Fa), túi Fa sưng to gấp 2 – 3 lần, bên ngoài túi Fa được bao lại bằng một lớp dịch nhớt trong suốt màu vàng. Bổ đôi túi Fa ra có thể thấy xuất huyết rất nặng thành vệt, thành dải. Túi Fa chỉ xưng to sau 48 – 72 giờ nhiễm bệnh, đến ngày thứ 4 , kích thước túi bắt đầu giảm, túi trở lại kích thước ban đầu vào ngày thứ 5, thứ 6 và dần teo nhỏ lại đến ngày thứ 8 chỉ còn 1/3 so với ban đầu, lúc này túi có màu xám đục, xuất huyết, có chất bựa giống như bã đậu.

- Xuất huyết cơ ngực, cơ đùi.

- Thận sưng, trên bề mặt thận thấy nhiều sọc trắng ngang dọc do lắng động muối urat trong ống dẫn niệu.

- Xuất huyết toàn niêm mạc ruột, trong ruột chứa nhiều dịch nhớt màu hồng. - Xuất huyết thành vòng trên niêm mạc dạ dày tuyến chổ điểm tiếp giáp giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ.

2.6. Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng, dịch tễ: Gà thịt trong giai đoạn từ 20 – 40 ngày tuổi hay gà

đẻ 30 – 60 ngày tuổi, xuất hiện tình trạng đột ngột, diễn tiến nhanh và kết thúc cũng nhanh những dấu hiệu của triệu chứng trên thì nghi ngờ là gà bị Gumboro.

Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm và

bệnh hội chứng xuất huyết

Chẩn đốn trong phịng thí nghiệm:

Phân lập:

Bệnh phẩm thường được thấy là túi fa

Tiêm vào phôi gà 9 – 11 ngày, đường tiêm là màng CAM hay phôi được 6 – 8 ngày tuổi

Hoặc nuôi cấy trên môi trường tế bào sợi phôi gà (CEF) Phản ứng huyết thanh học

- Tìm kháng nguyên

+ Phản ứng miễn dịch hùynh quang + Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch + Phản ứng trung hịa

- Tìm kháng thể

91

2.7. Phòng bệnh và điều trị Vệ sinh phòng bệnh:

- Thực hiện nghiêm túc các biện pháp vệ sinh thú y: chuồng trại phải vệ sinh tiêu độc, sát trùng định kỳ bằng các loại hố chất.

- Phịng bằng vaccine: Có thể tiêm vaccine cho gà bố mẹ sinh sản để sau đó chúng truyền qua trứng cho gà con.

Hiện nay có các loại vaccine: Vaccine Bursin 1 và Bursin 2 dùng nhỏ mắt mũi 2 lần, lúc 1 ngày tuổi và 10 ngày tuổi.

Vaccine Gumboro dùng nhỏ mắt mũi, cho uốnng lúc 1, 7, 14 ngày tuổi. Ngồi ra cịn nhiều loại vaccine khác.

Dùng vaccine sống nhược độc cho gà con. Vaccine chết cho gà đẻ.

Điều trị:

Khơng có thuốc điều trị đặc hiệu. Chủ yếu là chửa triệu chứng, tăng sức đề kháng cho gà. Bổ sung vào nước uống đường glucose, vitamin C, B1, chất điện giải, dùng kháng sinh để điều trị những bệnh do kế phát.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)