Bệnh viêm gan doviru sở vịt

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 110 - 114)

BÀI 5 : BỆNH TRUYỀN NHIỄM GIA CẦM

6. Bệnh viêm gan doviru sở vịt

6.1. Lịch sử và địa dư bệnh lý

Năm 1945, lần đầu tiên một ổ dịch bệnh trên vịt con với bệnh tích gan sưng to, xuất huyết dược ghi nhận bởi Levine và Hofstad. Sau đó, Levine và Hofstad (1949) đã nghiên cứu kỹ về nguyên nhân và tính chất bệnh trên vịt ở đảo Long Island và New Yort, Mỹ. bệnh này được biết như bệnh viêm gan vịt type I. Sau đó người ta phát hiện bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở Trung Quốc và Triều tiên.

Năm 1965, một thể bệnh ở vịt với đặc điểm bệnh lý giông như bệnh viêm gan vịt type 1 được ghi nhận ở Norfolk, Anh nhưng do loại virus khác và đặt tên là viêm gan vịt type 2. Bệnh viêm gan vịt type 3 được ghi nhận bởi Toth, năm 1969 ở lonh Island, được biết bệnh này chỉ xảy ra ở Mỹ.

Ở Việt Nam bệnh đã xuất hiện từ lâu và gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi thủy cầm.

6.2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh của các thể bệnh viêm gan virus khác nhau

Viêm gan type 1 là RNA virus thuộc họ Picornaviridae, kích thước 20-

40nm, khơng ngưng kết hồng cầu. Virus đề kháng với ether và chlorofom, chịu đựng được thay đổi nhiệt độ và các yếu tố môi trường. Các chủng virus thuộc

104

type này có độc lực cao, gây bệnh nặng với đặc điểm đặc trưng là tiến triển nhanh và tỷ lệ tử vong cao, toàn bộ đàn vịt mắc bệnh có thể chết trong vịng 3-4 ngày.

Type 2 do Asplin phân lập năm 1965. Virus type 2 thưởng gây bệnh ở vịt từ 10 ngày tuổi đến 6 tuần tuổi, virus type 2 chủ yếu dược ghi nhận ở châu âu.

Type 3 do Toth phân lập năm 1969, là một Picornavirus nhưng khơng có

mối quan hệ với virus viêm gan vịt type 1.

Type 3 có độc lực thấp nên vịt bị bệnh thường có tỉ lệ chết khơng q 30%. Virus gây viêm gan vịt là những hạt nhỏ, có hình cầu, là loại virus khơng có vỏ ngồi với capside gồm 32 capsomera, là một RNA virus. Virus khơng có khả năng gây ngưng kết hồng cầu, khơng gây miễn dịch chéo với virus viêm gan ở người và virus dịch tả vịt.

Virus gây viêm gan vịt có sức đề kháng cao, khơng bị bất hoạt khi xử lí bằng ether, chloroform.

Với nhiệt độ ở 50ºC, virus chết sau 1 giờ, 60ºC chỉ được 30 phút. Ở 37ºC virus tồn tại 48 giờ, ở 20ºC có thể tồn tại tới 9 năm.

Trong chuồng trại ẩm ướt, trong phân vịt, virus có thể tồn tại 10 tuần.

Các chất sát trùng phải pha với nồng độ cao và xử lý với thời gian dài mới tiêu diệt được virus.

6.3. Truyền nhiễm học Loài vật mắc bệnh

Bệnh chủ yếu xảy ra ở vịt từ 1-3 tuần tuổi nhưng cũng có thể gặp ở vịt mới nở hoặc vịt 5-6 tuần tuổi. Ở vịt con 1-3 tuần tuổi, bệnh xảy ra nặng với tỷ lệ chết cao từ 50-95% , có khi tới 100%.

Ngồi ra, virus có thể gây ra bệnh cho ngan, ngỗng. Vịt trưởng thành và các loại gia cầm khác khơng mắc bệnh. Một số lồi vịt hoang dã như le le, vịt trời là những loài vật mang trùng, những động vật này khi di cư có thể mang virus đi xa hàng km, chúng bài thải virus theo phân vào nguồn nước và làm lan truyền bệnh.

Đường lây lan

Trong tự nhiên bệnh thường lây lan qua thức ăn, nước uống và chất bài tiết của vịt.

Virus gây viêm gan vịt có sức đề kháng mạnh với ngoại cảnh nên các yếu tố lây truyền gián tiếp như con người, dụng cụ chăn nuôi, máy ấp bị nhiễm trùng trở thành nhân tố truyền bệnh nguy hiểm

105

Trong ổ dịch lưu hành, vịt bệnh, vịt khỏi mang trùng chính là nguyên nhân trực tiếp làm dịch phát sinh. Thời gian mang trùng của vit rất dài, vịt khỏi bệnh và vịt đã nhiễm virus có thề mang virus từ 8-10 tuần, có khi lâu hơn.

Cơ chế sinh bệnh

Sau khi xâm nhập, virus vào máu tới các cơ quan phủ tạng trong cơ thể của vịt. Đặc biệt là gan vì đây là cơ quan đích của virus. Dưới tác động của virus, q trình trao đổi chất ở bị rối loạn, lượng glucogen trong gan giảm thấp, lượng lipid tăng cao do quá trình trao đổi cholesterol bị đình trệ, do đó vịt con thiếu năng lượng, sức đề kháng giảm sút. Sau đó virus típ tục phá hoại các tế bào gan và tế bào nội mô huyết quản gây hoại tử gan và xuất huyết. Do tổ chứ gan bị phá hủ, khơng cịn khả năng giải độc làm chất độc của q trình trao đổi chất tích tụ lại, con vật bị chệt vì chứng ngộ độc.

6.4. Triệu Chứng

Thời gian nung bệnh từ 2-4 ngày, bệnh thường xảy ra đột ngột, lúc đầu chỉ thấy vài con khi vận động rớt lại phía sau đàn nhưng sau đó bệnh xảy ra ồ ạt, vịt ít vận động, buồn ngủ, bỏ ăn xả cánh, một số bị tiêu chảy, sau một vài giờ niêm mạc miệng xanh tím.

Vịt bị co giật, chân duỗi thẳng. Đầu quẹo sang một bên hoặc lên lưng. Sau đó vịt co giật rồi chết nhanh có khi chỉ 2-3 giờ kề từ khi phát bệnh. Cũng có trường hợp vịt chết mà khơng có chịu chứng rõ rệt. Bệnh thường kế phát với

Salmonella, vịt bệnh ủ, tiêu chảy.

6.5. Bệnh Tích Bệnh tích đại thể

Vịt bệnh thường có tư thế đặc biệt (opisthotonus) và bệnh tích tập trung chủ yếu ờ gan: viêm gan, sưng, mềm nhũn và dễ bị nát khi ấn nhẹ.

Trên bề mặt gan có hiện tượng xuất huyết lan rộng, khơng có ranh giới. Các nốt xuất huyết bằng đầu đinh ghim, màu đỏ. Bênh cạnh các điểm xuất huyết còn thấy những đám tụ máu đỏ, hoặc những đám vàng nhạt do tổ chức gan bị thối hóa.

Ngồi bệnh tích ở gan cịn có các bệnh tích thường gặp là: cơ tim nhợt, màng bao tim và túi khí bị viêm, thận tụ huyết nhẹ, lách hơi sưng.

Trong trường hợp kế phát do salmonella thì lách sưng to. Gan có những điểm ngoại tử lấm tấm màu vàng xám.

106

Kiểm tra tổ chức học thấy tế bào gan bị hoại tử, biểu mô ống mật gan tăng sinh, tăng sinh các tế bào lâm ba.

6.6. Chẩn Đoán

Chuẩn đoán lâm sàng

Dựa vào đặc điểm dịch tể là bệnh xuất hiện đột ngột, diễn biến cấp tính, chỉ xảy ra ở vịt 60 ngày tuổi. Bệnh có bệnh tích đặc trưng ở gan.Trong một số trường hợp bệnh tích ở gan khơng rõ do đó nếu nghi ngờ cần mổ khám nhiều vịt.

Khi chẩn đoán cần phân biệt với các bệnh:

- Bệnh thương hàn vịt: có thể xảy ra ở vịt con một ngày tuổi có triệu chứng tiêu chảy, co giật bất ngờ rồi chết, bệnh tích chủ yếu ờ ruột, gan có điểm hoại tử màu trắng, có thể phịng và trị bằng kháng sinh.

- Bệnh dịch tả vịt: hai bệnh có triệu chứng giống nhau về tiêu chảy, lông xù, khát nước. Nhưng dịch tả vịt xảy ra trên cả vịt con và vịt lớn, vịt bệnh cịn có triệu chứng phù đầu, mí mắt sưng, chảy nước mắt. Ngồi bệnh tích xuất huyết ở gan, vịt cịn có bệnh tích đặc trưng là xuất huyết và viêm loét đường tiêu hóa.

- Trúng độc thức ăn: triệu chứng lâm sàn là co giật, mệt mỏi, chết nhanh, nhưng triệu chứng này xảy ra ở cả vịt lớn, khi thay đổi thức ăn thì bệnh giảm.

Chẩn đốn virus học

Bệnh phẩm là gan, não của vịt bệnh pha với nước sinh lý thành nồng độ 20% xử lý kháng sinh diệt tạp khuẩn, lấy nước trong rồi lây cho phôi: tiêm 0,2ml cho phôi gà 8-10 ngày tuổi hoặc phôi vịt 10-14 ngày tuổi. Nếu bệnh phẩm có chứa virus thì phơi chết và có các bệnh tích đặc trưng trên phơi.

Chẩn đoán huyết thanh học: Sử dụng phản ứng huyết thanh học để chẩn độ virus hoặc đánh giá mức độ miễn dịch của vịt sau khi sử dụng vaccine hoặc điều tra dịch tể.

Có thể dùng các xét nghiệm sau: phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch, phản ứng ELISA.

6.7. Phòng bệnh

Phòng bệnh bằng vaccine

Khi bệnh có tính chất địa phương thì việc tiêm phòng bằng vaccine với chủng virus nhược độc là biện pháp tốt nhất.

Vịt, ngan con từ dàn mẹ chưa tiêm phòng cần được nhỏ mắt một liều ngay sau khi nở.

107

Vịt, ngan con sinh từ mẹ dã dược tiêm phòng ở vùng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao được tiêm phịng 7-10 ngày. Cần sử dụng vaccine lặp lại lần 2 sau 4 tuần.

Đối với vịt sinh sản, cần tiêm vaccine nhược độc trước khi vịt đẻ để tạo miễn dịch cao để truyền kháng thể cho vịt con qua trứng, sau đó cứ 6 tháng tái chủng 1 lần.

Vệ sinh phòng bệnh

Biện pháp tốt nhất là tiêm phòng vaccine nhược độc cho vịt trong trường hợp bệnh hiện diện trong vùng dưới dạng dịch địa phương.

Khi chưa có dịch

Chuồng trại chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi phải thường xuyên tẩy uế sát trùng bằng formon 1% hoặc dung dịch NaOH 3%.

Tại vùng an toàn đảm bảo đúng nguyên tắc chống bệnh nhằm cắt đứt 1 trong 3 khâu quá trình sinh dịch. Cấm vận chuyển, mua bán trong vùng có dịch.

Điều trị

Kháng sinh khơng có hiệu quả trong điều trị. Khi có bệnh xảy ra cần loại thải ngay các vịt bệnh, sử dụng huyết thanh từ các con vịt đã khỏi bệnh tiêm cho các con vịt khỏe còn lại với liều 0,5 ml/con.

Việc tiêm vaccine nhược độc giúp loại bỏ những vịt đang nung bệnh những vịt đã mắc bệnh đồng thời tạo miễn dịch nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)