6. Kết cấu đề tài
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro
1.3.1. Các nhân tố khách quan
1.3.1.1. Chính trị và pháp luật
Các yếu tố thuộc mơi trường chính trị và pháp luật tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và việc thực hiện mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mơi trường chính trị và pháp luật bất ổn định chính là tiền đề gây ra những rủi ro cho các doanh nghiệp. Thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hưởng có thể gây ảnh hưởng có lợi cho doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác. Hệ thống pháp luật khơng hồn thiện, lỏng lẻo và thiếu sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh khơng lành mạnh cho các doanh nghiệp, và tình trạng gian lận sẽ diễn ra… Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro của mơi trường kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến doanh nghiệp như thế nào.
1.3.1.2. Kinh tế
Nền kinh tế thị trường mở ra cơ hội phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có điều kiện cạnh tranh, sử dụng ưu thế quốc gia về công nghệ, nhân lực, tuy nhiên cũng đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều thách thức mới. Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào bởi lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích lũy, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư…. Nền kinh tế ổn định sẽ mang lại cho doanh nghiệp môi trường kinh doanh ổn định nhưng không phát triển mạnh; nền kinh tế nhiều biến động có thể khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều thách thức song đồng thời cũng mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh.
1.3.1.3. Văn hóa - xã hội
Trong kinh doanh ngày nay khơng thể khơng đề cập đến yếu tố văn hóa – xã hội, bởi nếu kinh doanh mà thiếu tri thức, hiểu biết về văn hóa – xã hội, doanh nghiệp sẽ
thường gặp nhiều bất trắc và rủi ro. Sự khác biệt về tơn giáo, văn hóa, phạm trù đạo đức, tập qn ln làm gia tăng tính bất định trong quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp với khách hàng.
1.3.1.4. Kỹ thuật công nghệ
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội, nhưng đồng thời cũng tạo ra những loại rủi ro mới trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh. Trong kinh doanh, đôi khi khoa học kỹ thuật mới ra đời và nhanh cóng được áp dụng sẽ là nguy cơ rủi ro trong đầu tư cho nhiều doanh nghiệp đang áp dụng kỹ thuật, công nghệ cũ, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp làm ra nhanh chóng bị thị trường loại bỏ. Trong q trình đổi mới và áp dụng cơng nghệ, doanh nghiệp rất dễ gặp phải những rủi ro, bất trắc… mà khó có thể giải quyết ngay được. Khoa học công nghệ phát triển mang tới cho các doanh nghiệp năng suất và chất lượng sản phẩm hàng đầu, tuy nhiên cũng mang đến cho doanh nghiệp nhiều thách thức mới.
1.3.1.5. Tự nhiên và cơ sở hạ tầng
Các yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất kinh doanh trong khu vực, hoặc ảnh hưởng đến hoạt động dự trữ, bảo quản hàng hố. Các doanh nghiệp có thể gặp rủi ro bởi điều kiện bất lợi của thời tiết, bởi thiên tai… Rủi ro gây ra bởi yếu tố tự nhiên đều có đặc điểm là khả năng dự báo, dự đoán thấp, xảy ra bất ngờ và gây thiệt hại trên quy mô lớn. Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh một mặt tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh doanh đặc biệt với doanh nghiệp thương mại trong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối…
1.3.1.6. Khách hàng
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường thì điều trước tiên là phải có được tập khách hàng hiện hữu, khách hàng chính là yếu tố sống cịn của doanh nghiệp. Sự thay đổi hành vi, sở thích, hành xử theo cảm xúc, thay đổi thói quen tiêu dùng đễ khiến cho doanh nghiệp bị mất đi khách hàng. Các doanh nghiệp buộc phải nắm bắt kịp thời xu hướng nhu cầu của khách hàng.
1.3.1.7. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, doanh nghiệp có cạnh tranh được thì mới có khả năng tồn tại, ngược lại sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường. Cạnh
tranh giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hoạt động của mình phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao được tính năng động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng thường gặp những rủi ro xung quanh việc cạnh tranh không lành mạnh như rủi ro về thương hiệu, bản quyền…
1.3.1.8. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cua doanh nghiệp khơng phải nhỏ,điều đó thể hiện trong việc thực hiện hợp đồng cung ứng, độ tin cậy về chất lượng hàng hoá, giá cả, thời gian, điạ điểm theo yêu cầu. Những rủi ro mà doanh nghiệp thường gặp phải với nhà cung ứng như rủi ro về thời gian, địa điểm giao hàng, chất lượng hàng hóa… là những điều rất dễ xảy ra. Doanh nghiệp cần có những hợp đồng với những điều khoản, điều kiện rõ ràng và nhà cug cấp chất lượng để giảm thiểu các rủi ro co thể gặp phải.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
1.3.2.1. Nhân lực
Con người là yếu tố đóng vai trị then chốt và chủ yếu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Những rủi ro về nguồn nhân lực của một doanh nghiệp là điều tất yếu cùng với quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Những rủi ro về nhân lực mà các doanh nghiệp có thể gặp phải đó là: sự thay đổi nhân sự bất thường, nhân viên nghỉ việc, lao động khơng có khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp… Những hậu quả mà những rủi ro nhân sự mang lại là vô cùng quan trọng, nó tác động lớn đến kết quả, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy những rủi ro xảy ra là điều không thể tránh khỏi nhưng doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro nhân lực bằng việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, có chính sách đãi ngộ tốt để giữ chân lao động…
1.3.2.2. Tài chính
Rủi ro là điều tất yếu của hoạt động kinh doanh, lợi nhuận cao luôn song hành với rủi ro lớn. Đương đầu và quản lý rủi ro là phần không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn tạo ra lợi nhuận. Do đó, việc quản lý rủi ro tài chính trong doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần phái chú trọng quan tâm hàng đầu. Rủi ro tài chính có thể hiểu là sự xuất hiện các tình huống dẫn đến suy giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp, trong tình huống đặc biệt có thể làm cho các doanh nghiệp bị phá sản. Nếu có nguồn tài chính đủ mạnh thì doanh nghiệp có thể chủ động
với các loại rủi ro từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và tránh khỏi, đương đầu hiệu quả với những rủi ro có thể xảy ra của doanh nghiệp.
1.3.2.3. Quy mô kinh doanh
Mở rộng quy mô kinh doanh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mở rộng thị trường cho sản phẩm dịch vụ của mình. Việc tiến hành mở rộng sẽ kéo theo hệ lụy tất yếu là những rủi ro nhất định. Doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải rủi ro chi phí tăng cao, khó khăn quản lý, giảm hiệu quả công việc hay rủi ro về thị trường, gia tăng đối thủ cạnh tranh, nhu cầu, điều kiện khách hàng khác biệt và thiếu linh hoạt. Doanh nghiệp cần phải xây dựng văn hóa nhận thức về rủi ro và khẳng định chức năng quản trị rủi ro trong tồn doanh nghiệp. Đồng thời, văn hố nhận diện rủi ro phải được nhận diện từ cấp cao nhất lan tỏa đến mọi phịng ban và phải cụ thế hố bằng những quy định. Giám đốc điều hành và Giám đốc tài chính phải là những người chịu trách nhiệm xây dựng các bộ phận giám sát, kiểm sốt rủi ro.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH OSCO INTERNATIONAL