Những rủi ro Công ty TNHH Osco International thường gặp phải

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Osco International (Trang 36 - 38)

6. Kết cấu đề tài

2.2. Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Osco

2.2.1. Những rủi ro Công ty TNHH Osco International thường gặp phải

2.2.1.1. Rủi ro từ môi trường chung

- Rủi ro pháp luật: Là doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt nam nên các quản lý cấp cao của công ty đa phần là người Nhật Bản do vậy thời kỳ đầu, công ty đã vướng mắc một số vấn đề về pháp luật trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan xuất nhập khẩu. Osco International là công ty thường xuyên nhập khẩu linh kiện từ nước ngồi. Bên cạnh đó vấn đề bản quyền tại Việt Nam chưa thực sự chặt chẽ khiến công ty gặp phải một số rủi ro liên quan đến việc xâm phạm thương hiệu, hàng giả, hàng nhái và một số vấn đề liên quan đến sáng chế.

- Rủi ro thiên nhiên: Công ty đặt tại Lô số 3, Cụm cơng nghiệp Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hồi Đức, TP. Hà Nội, đây là khu vực có địa hình cao tại TP Hà Nội, do vậy, kho hàng của cơng ty khơng có hiện tượng ngập lụt hay ẩm ướt do mưa lớn. Trung tuần tháng 10 năm 2016, trận mưa lớn lịch sử tại Miền Trung khiến cho chuyến hàng vận chuyển từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh của công ty phải nằm chờ tại Huế. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất của cơng ty tại chi nhánh phía Nam.

- Rủi ro về tỷ giá: Mặc dù công ty thường xuyên thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu với các đối tác Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Malaysia… tuy nhiên công ty rất hiếm khi gặp phải các rủi ro liên quan đến tỷ giá, hoặc bị ảnh hưởng nhưng không đáng kể.

2.2.1.2. Rủi ro từ môi trường đặc thù

- Rủi ro trong cạnh tranh: Osco International phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường như: Công ty cổ phần Công nghiệp phụ trợ ICHI Việt Nam một đơn vị gia công khuôn, chế tạo Jig và đồ gá hàng đầu khu vực phía Bắc, hay như cơng ty Nhật Uyên tuy với quy mô nhỏ nhưng với sự khác biệt trong cung cách phục vụ và dịch vụ bán hàng cũng chiếm lĩnh cho mình một thị phần khơng nhỏ… ICHI Việt Nam hay Nhật Uyên đều là các doanh nghiệp Việt Nam nên họ nắm bắt rất rõ về thị trường, thấu hiểu tâm lý tiêu dùng khách hàng do đó thời gian đầu khi gia nhập thị trường Việt Nam cơng ty đã gặp khơng ít những khó khăn. Cơng ty đã ln đưa ra thơng tin về các sản phẩm, linh kiện nhập khẩu, cơng nghệ áp dụng từ các nước uy tín như Nhật Bản,

Thái Lan… để có thể lấy được lịng tin từ khách hàng. Công ty phải luôn nỗ lực trong việc đưa ra các sản phẩm độc quyền, trong việc đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra thị trường mức giá hợp lý.

- Rủi ro từ khách hàng: Năm 2015, do mở rộng chi nhánh phía Nam, cơng ty tập trung vào sản xuất do đó việc kinh doanh chăm sóc khách hàng chưa thực sự được quan tâm và mang lại hiệu quả. Và kết quả là từ năm 2015 đến năm 2016, LNST của công ty giảm 802 triệu đồng (giảm 18,31%). Một số khách hàng của công ty đã từ chối hợp tác, điều này buộc ban giám đốc phải có những sự thay đổi, cụ thể Osco đã đầu tư hơn trong cơng tác chăm sóc khách hàng, dịch vụ sau bán.

- Rủi ro từ nhà cung cấp: hợp tác với hơn 1000 nhà sản xuất tại Nhật Bản và trên thế giới, điều này đòi hỏi Osco International cần có những hợp đồng chặt chẽ đảm bảo nguồn cung thiết bị linh kiện cho việc kinh doanh và sản xuất. Việc thường xuyên nhập khẩu từ các đối tác nước ngồi giúp cơng ty có thêm uy tín về chất lượng sản phẩm, tuy nhiên cơng ty cũng gặp khơng ít rủi ro trong cơng tác đàm phán hợp đồng, vận chuyển hàng hóa… Tuy nhiên với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ hải quan xuất nhập khẩu, công ty rất hiếm khi gặp phải rủi ro từ nhà cung cấp.

2.2.1.3. Rủi ro từ bên trong doanh nghiệp

- Rủi ro nhân lực: Osco International là công ty chuyên về thiết bị kỹ thuật cơng nghệ cao địi hỏi nhân viên cũng phải có trình độ tay nghề tốt. Bên cạnh đó cơng ty ln chuyển giao cơng nghệ từ cơng ty mẹ ở Nhật bản nên đòi hỏi các nhân viên kỹ thuật phải có trình độ ngoại ngữ tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Điều này gây ra trở ngại và khó khăn lớn cho các nhân viên. Bên cạnh đó trong các xưởng sản xuất với áp lự cơng việc địi hỏi độ chính xác và cường độ làm việc cao vì là doanh nghiệp Nhật Bản khiến cho nhiều công nhân chán nản bỏ việc.

- Rủi ro tài chính: Năm 2015 với việc thành lập chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh và thành lập xưởng sản xuất tại đây đã khiến cho công ty gặp phải vấn đề không nhỏ trong việc quay vịng vốn, tuy nhiên cơng ty đã nhanh chóng được tiếp vốn nhờ công ty mẹ tại Nhật bản. Rủi ro về tài chính tài Osco International có xuất hiện nhưng xuất hiện với tần xuất thấp và mức độ ảnh hưởng không lớn.

- Rủi ro cơ sở vật chất kỹ thuật: là công ty sản xuất thiết bị cơng nghệ cao địi hỏi cơng ty có sự đầu tư lớn cho cơ sở vật chất kỹ thuật. Đa phần những rủi ro trong cơ sở vật chất kỹ thuật mà công ty đang gặp phải là rủi ro trong việc chuyển

giao công nghệ. Công ty liên tục phải cử nhân viên sang công ty mẹ tại Nhật Bản để được đào tạo.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Osco International (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)