Quan điểm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Osco

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Osco International (Trang 50)

6. Kết cấu đề tài

3.2. Quan điểm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Osco

International

Nhận thức rõ tầm quan trọng của quản trị rủi ro đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, Ban Giám đốc cũng với sự tham mưu của các trưởng phịng và cán bộ cơng

nhân viên trong công ty đã xây dựng cho công ty những quan điểm đúng đắn về quản trị rủi ro:

Thứ nhất, “Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro đa chiều”: Thay vì việc quản

trị rủi ro một cách rời rạc giữa các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp, công ty đưa ra chiến lược quản trị rủi ro đa chiều với sự tham gia của tất cả các bộ phận, phòng ban, tất cả các cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty phối hợp, tổng hợp ý kiến chuyên môn cùng đội ngũ nhân viên để xác định được những rủi ro tiềm ẩn, qua đó phân tích đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng, tính tốn khả năng (xác suất) xảy ra, sức ảnh hưởng của những rủi ro này đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhờ đó đưa ra thứ tự ưu tiên xử lý cụ thể, tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó cơn ty cịn tạo ra sự nhất quán trong hoạt động truyền thông, sự tương tác trong các hoạt động của phịng ban để tăng hiệu quả triển khai, chi phí, tiến độ và hiệu suất sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, “Quản trị rủi ro không chỉ là lý thuyết”: Công ty cho rằng quản trị

rủi ro không thế chir là lý thuyết trên giấy, không chỉ là nhận biết để tránh phải đối mặt với những rủi ro. Các rủi ro cần bám sát tình hình thực tế đang diễn ra tại cơng ty. Sự tích hợp quản trị rủi ro vào quy trình vận hành của cơng ty là điều cần thiết, điều này giúp các nhà quản trị hiểu rõ được phạm vi rủi ro mà công ty đang phải đối mặt bằng cách xác định lĩnh vực rủi ro chính, đánh giá khả năng rủi ro. Từ đó sẽ có những kế hoạch giảm nhẹ hoặc tận dụng ngược lại các rủi ro.

Thứ ba, “Xây dựng văn hóa sẵn sàng đương đầu với rủi ro”: Rủi ro thường

mang các yếu tố bất ngờ, dù cơng ty có biện pháp phịng ngừa và hồn thiện tới đâu thì cũng khơng thể hồn tồn né tránh được những rủi ro, tổn thất đã xảy ra, vì vậy, thay vì né tránh, Osco chủ động đón nhận. Ban giám đốc của Osco International đưa ra quan điểm “Không sẵn sàng đương đầu với rủi ro đồng nghĩa với việc công ty không thể tạo ra những sản phẩm thành công và sáng tạo được”. Rủi ro vốn mang trong mình sự đối lập, trong rủi ro ln chứa đựng cả thách thức và cơ hội, việc của doanh nghiệp là làm sao tìm ra cơ hội để có thể đột phá, sáng tạo và thành cơng.

3.3. Các giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Osco International

3.3.1. Nhận dạng rủi ro

Tập trung hơn vào việc nghiên cứu thị trường vừa để nắm bắt nhu cầu khách hàng, vừa để nhận dạng được các rủi ro tiềm ẩn từ đó có các biện pháp phịng ngừa kịp

thời. Hiện nay, có hai phương pháp nghiên cứu phổ biến là nghiên cứu tại hiện trường và nghiên cứu tại địa bàn. Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường cho thơng tin chính xác nhưng chi phí cao, cịn phương pháp nghiên cứu tại địa bàn ít tốn kém nhưng thơng tin có độ chính xác khơng cao. Để nâng cao chất lượng thông tin thu thập, công ty nên áp dụng linh hoạt cả hai phương pháp này. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, nhằm tìm kiếm khách hàng, mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đồng thời ngăn ngừa các rủi ro tiềm ẩn đảm bảo hiệu quả cho công tác quản lý rủi ro nói riêng và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của cơng ty nói chung.

Bên cạnh đó, Osco nên thường xun cập nhật thơng tin từ thị trường trong và ngồi nước, chính sách của Nhà nước, dự báo thời tiết… việc này giúp cho cơng ty nắm được tình hình kinh tế, chính trị của trong và ngồi nước, từ đó có thể dự đốn được sự biến động của giá cả thị trường, các chính sách mới ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay thời tiết xấu ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất. Ngồi ra, cần tìm hiểu rõ các thơng tin về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh.

3.3.2. Phân tích rủi ro

Từ việc thu thập thơng tin cũng như nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra hoặc đã xảy ra, tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây ra rủi ro và dự báo các tổn thất có thể xảy ra để đưa ra các biện pháp hạn chế nguy cơ rủi ro và ngăn ngừa, giảm thiểu tổn thất. Công ty nên lập ra bảng liệt kê nguy cơ rủi ro và các biện pháp hạn chế nguy cơ rủi ro.

Khi đi phân tích những rủi ro những nhà quản trị rủi ro trong công ty cần tập trung vào trả lời cho những câu hỏi: Điều kiện và nhân tố nào khiến rủi ro xảy ra? Nguyên nhân của những rủi ro đó? Hiện tại cơng ty cịn tồn tại những rủi ro đó khơng? Để có thể trả lời cho những câu hỏi này cơng ty cần phải có những phương pháp khác nhau và tận dụng những yếu tố con người và phương tiện kỹ thuật. Dựa trên cơ sở con người cơng ty cần phải phân tích trình độ nhân viên và người lao động, phân tích những ký năng làm việc, đánh giá mức độ phạm lỗi trong các nghiệp vụ chuyên môn. Dựa trên cơ sở kỹ thuật mà việc phân tích các kỹ thuật chế tạo sản phẩm các kỹ thuật thực hiện của nhân viên nhằm xác định lỗi mức độ vị phạm và nguyên nhân xảy ra của những rủi ro đó.

Bên cạnh đó cơng ty cần có sự phối kết hợp trao đổi thơng tin giữa các phịng ban để có được thơng tin dầy đủ chính xác nhất. Giữa các phịng ban nên có sự hỗ trợ, kiểm tra giám sát định kỳ để giảm tải cơng việc, tránh tình trạng q tải thơng tin và việc ra quyết định được kịp thời.

3.3.3. Đo lường rủi ro

Việc đo lường rủi ro của công ty thực sự chưa mang lại hiệu quả, điều này thể hiện rõ qua sự xuất hiện nhiều lần của rủi ro nhân lực và rủi ro cạnh tranh. Cơng ty nên hồn thiện xây dựng đội ngũ cán bộ chun sâu có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, về cơng tác đo lường và đánh giá rủi ro, từ đó có bảng đánh giá chặt chẽ để dưa ra con số chính xác cụ thể mức độ nghiêm trọng thiệt hại của từng rủi ro xảy ra có biện pháp phịng ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng rủi ro tới công ty.

Cơng ty nên thường xun có những báo cáo đánh giá về những rủi ro, tổn thất mà công ty gặp phải hàng quý, hàng năm để từ đó đưa ra các biện pháp kiểm sốt, tài trợ và phòng tránh kịp thời.

3.3.4. Kiểm soát và tài trợ rủi ro

Xây dựng quỹ dự phòng hợp lý: Quỹ dự phịng của cơng ty hiện nay khá hạn

hẹp, trong khi với hoạt động xuất nhập khẩu một khi rủi ro xảy ra thì biện pháp khắc phục là rất tốn kém. Đề xuất tỷ lệ quỹ dự phòng so với doanh thu thuần phải tăng lên ít nhất là 1%. Đồng thời quản lý và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro phải hiệu quả minh bạch tránh tình trạng thất thốt. Khi có rủi ro xảy ra phải xuất quỹ nhanh chóng để giảm thiểu rủi ro, đồng thời phải gắn trách nhiệm với cá nhân tổ chức. Việc trích quỹ dự phịng phải được dự trù trong các hợp đồng để nếu rủi ro xảy ra sẽ so sánh với thực tế rút ra nguyên nhân chênh lệch, tỷ lệ tăng giảm, sử dụng có hiệu quả khơng.

Mua bảo hiểm trong q trình kinh doanh: Với mơi trường kinh doanh xuất

nhập khẩu là môi trường đặc thù trong ký kết hợp đồng, vận chuyển và thanh toán nên việc mua bảo hiểm là cần thiết, khơng nên vì phát sinh chi phí mà khơng mua bảo hiểm cho hàng hóa. Hiện nay, cơng tác này đang được cơng ty thực hiện rất tốt. Bên cạnh đó, để đảm bảo cơng tác này công ty cần xây dựng quan hệ tốt với đối tác bảo hiểm truyền thống đồng thời cũng tìm hiểu thơng tin về các doanh nghiệp bảo hiểm khác để mỗi hợp đồng nhất định sẽ lựa chọn đối tác hợp lý trách phụ thuộc quá nhiều vào một đơn vị bảo hiểm. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh các vấn đề thủ tục về việc hoàn thiện hồ sơ, đền bù khi rủi ro xảy ra. Đồng thời phải lựa chọn phương thức, điều kiện bảo hiểm hợp lý.

Xây dựng mối quan hệ tốt với các tổ chức tài chính: Có mối quan hệ tốt với

các tổ chức tài chính là các đối tác truyền thống của Osco International như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK) chi nhánh Bắc Thăng Long, Tổng

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC)... sẽ giúp công ty huy động vốn, chi trả bảo hiểm khi rủi ro xảy ra vừa là người bạn san sẻ và giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh việc duy trì và phát triển mối quan hệ với các đối tác cũ công ty cũng cần thiết lập và mở rộng mối quan hệ với các tổ chức tài chính khác nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc và phân tán rủi ro.

3.3.5. Một số giải pháp khác

3.3.5.1. Nâng cao nhận thức rủi ro cho toàn hệ thống

Dữ liệu về rủi ro tiềm ẩn khơng nên chỉ gói gọn trong ban Giám đốc mà cần có sự thơng tin đến các bộ phận trong cơng ty. Thông tin lưu thông trong nội bộ công ty để mỗi cá nhân có sự nhận thức và hiểu rõ những rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của cả công ty cũng như của bộ phận mình phụ trách. Các Giám đốc, Phó Giám đốc cơng ty cần có sự thơng tin cũng như cập nhật liên tục đến các trưởng bộ phận, đồng thời có ghi nhận các trường hợp thực tế từ nhân viên. Muốn nâng cao nhận thức của nhân viên thì trước tiên phải nâng cao nhận thức của nhà quản trị, vì khi nhà quản trị nhận thức được họ sẽ có những phương pháp triển khai, phổ biến cho nhân viên.

Từ việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro, các nhà quản trị sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng kinh nghiệm, kỹ năng về kiến thức về rủi ro và cách phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho các nhân viên trong cơng ty. Ngồi ra, cơng ty có thể mời các chuyên gia về quản trị rủi ro tham gia buổi trao đổi để nói truyện, truyền đạt về kinh nghiệm. Tăng cường tổ chức các cuộc thi về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro hàng năm để nhân viên trong công ty nhận thức đúng đắn hơn về rủi ro và công tác quản trị rủi ro.

3.3.5.2. Chú trọng cơng tác dự trữ hàng hóa, ngun vật liệu đề phịng rủi ro

Mặt hàng mà công ty sản xuất kinh doanh là máy móc, thiết bị, linh kiện cơng nghệ cao, đây là những mặt hàng đòi hỏi nhu cầu vốn lớn, giá trị lớn quyết định đến quy mô hợp đồng mà công ty thực hiện. Việc đảm bảo tài chính hoạt động mua nguyên vật liệu của công ty là rất quan trọng. Nếu công ty không thiết lập hoặc dự trù khơng đúng tình hình phân bổ tài chính cho mua ngun vật liệu thì cơng ty sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro. Rủi ro đầu tiên gặp phải đó là sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, vi phạm hợp đồng… Do đó trong thời gian tới công ty cần thiết lập mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp để được hưởng ưu đãi trong thanh toán cũng như nâng cao vị thế của cơng ty trong q trình đàm phán ký kết hợp đồng. Ngồi ra, cơng ty

cần tiến hành phân loại hợp đồng từ khách hàng và nhà cung cấp sau đó chuyển tới phịng tài chính kế tốn để lập quỹ dự trù.

3.3.5.3. Nâng cao khả năng ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên của công ty

Việc chuyển giao cơng nghệ từ tổng cơng ty bên Nhật Bản địi hỏi các nhân viên kỹ thuật phải thông thạo tiếng Anh hoặc tiếng Nhật, bất kỳ sai xót nào trong cơng tác chuyển giao cũng gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc đàm phán với các đối tác, nhà cung cấp quốc tế cũng đòi hỏi các nhân viên của Osco International phải thông thạo ngoại ngữ, do vậy, việc đào tạo, nâng cao khả năng ngoại ngữ cho các cán bộ công nhân viên tại công ty là vơ cùng cần thiết. cơng ty nên khuyến khích nhân viêntổ chức các câu lạc bộ, các lớp đào tạo ngoại ngữ. Đồng thời, trong công tác tuyển dụng của công ty cũng nên chú trọng hơn yêu cầu ngoại ngữ của các ứng viên tham gia ứng tuyển.

3.3.5.4. Hoàn thiện cơ cấu nhân sự

Cử nhân viên đi học thêm về các lớp nghiệp vụ nâng cao ngắn hạn, tham dự các lớp hội thảo về các vấn đề liên quan đến chuyên môn nhằm nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm để có thể xử lý các tình huống thực tế phát sinh khi thực hiện nghiệp vụ của mình. Tổ chức tuyển dụng nhân viên mới có trình độ chun mơn vào các vị trí cịn thiếu, cử nhân viên có kinh nghiệm kèm cặp các nhân viên mới để họ dễ hịa nhập với mơi trường làm việc mới.

Tạo môi trường thuận lợi có sự đồn kết, nhất trí cao giữa lãnh đạo và nhân viên, để hợp tác thực hiện cơng việc chung có hiệu quả nhất.

Khuyến khích làm việc theo nhóm, đan xem làm việc độc lập, khuyến khích nhân viên chủ động thực hiện chứ không chỉ đơn thuần thừa hành chỉ đạo của cấp lãnh đạo.

Cơng ty cần phải có chính sách đãi ngộ thật cơng bằng, khơng chỉ có đãi ngộ về tài chính cịn phải có đãi ngộ phi tài chính để xây dựng văn hóa doanh nghiệp đồng thời tạo động lực cho người lao động phấn đấu hơn nữa.

Cơng ty phải có kế hoạch đào tạo chương trình an tồn lao động cho người lao động thường niên, tổ chức đan xem thêm các cuộc thi về tìm hiểu an tồn lao động, giúp người lao động có kiến thức vững vàng và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của an tồn trong cơng việc.

Bên cạnh việc hoàn thiện tri thức cũng cần chú trọng đến việc hoàn thành tư cách đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc.

KẾT LUẬN

Thông qua những kiến thức lý thuyết được học tập tại trường, những kinh nghiệm thực tế tích lũy trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Osco International, kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu thu thập và sự chỉ dẫn tận tình của thầy giáo TS. Lê Tiến Đạt, em đã cố gắng phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH Osco International đồng thời kiến nghị các giải pháp cho vấn đề tại cơng ty. Do cịn nhiều hạn chế về trình độ và thời gian nên bài khóa luận này có thể chưa giải quyết triệt để những vấn đề tồn tại, những giải pháp có thể chỉ dừng ở những bước đầu ý tưởng. Nhưng em rất mong cơng ty có thể coi đây là tài liệu tham khảo để hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro giúp cho việc quản trị rủi ro của công ty trong tương lai đạt hiệu quả hơn.

1. Bài giảng Quản trị rủi ro, bộ môn Quản trị học, Trường Đại học Thương Mại. 2. PGS. TS Trần Hùng, Trường Đại học Thương mại, 2017, Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản Hà Nội.

3. Nguyễn Quan Thu, 2008, Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Nguyễn Dương (2005), Nâng cao năng lực quản lý của bạn, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, NXB Giao thông vận tải.

5. Các tài liệu thực tế của Công ty TNHH Osco International.

6. Nguyễn Thị Thanh, 2016, luận văn, sinh viên K48A5 - Khoa quản trị kinh doanh, trường Đại học Thương Mại.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Osco International (Trang 50)