Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Osco International

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Osco International (Trang 39 - 46)

6. Kết cấu đề tài

2.2. Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Osco

2.2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Osco International

International

2.2.3.1. Nhận dạng rủi ro

Hoạt động nhận dạng rủi ro được công ty tiến hành đầu tiên trước khi doanh nghiệp trước khi tiến hành các quy trình nghiệp vụ khác của cơng ty. Đặc biệt các rủi ro từ nhập khẩu hàng hóa được các nhà quản trị trong cơng ty rất chú trọng và được cân nhắc đầu tiên. Công ty tiến hành chia rủi ro của mình thành các dạng chình: rủi ro trước trong và sau khi ký hợp đồng với nhà cung cấp, rủi ro trong quá trình bán hàng, rủi ro trong q trình vận chuyển giao hàng.

Cơng ty TNHH Osco International là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh linh kiện và thiết bị cơng nghệ cao có quy mơ lớn, do vậy cơng ty sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu, chi tiết, linh kiện phụ trợ và các loại hàng hóa bổ sung khác ở mức số lượng và

khối lượng rất lớn và đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy, nếu một trong số các nguyên liệu này biến động, hoặc có vấn đề từ nhà cung cấp thì nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đặc biệt hơn nữa là vấn đề con người. Công ty sử dụng nguồn nhân lực rất lớn, khối nhân viên văn phòng và nhân viên kỹ thuật thì ngoại ngữ là một trong những tiêu chí tiên quyết, cịn đối với lao động phổ thông tại nhà xưởng thì áp lực cơng việc về độ chính xác và cường độ làm việc là điều không thể tránh khỏi. Hiện tại công ty tiến hàng chia rủi ro của mình thành các dạng chính: rủi ro trước trong và sau khi ký hợp đồng với nhà cung cấp, rủi ro trong quá trình triển khai dự án, rủi ro trong quá trình vận chuyển giao hàng (nguyên vật liệu xây dựng, trang thiết bị, máy móc, hàng hóa bổ sung…)

Cơng ty đã tiến hành nhận dạng các rủi ro thông qua các dữ liệu sơ cấp: Các báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, làm việc với các đối tác khác như nhà cung cấp, phương pháp phân tích hợp đồng, thống kê những rủi ro mà doanh nghiệp đã gặp phải trước đây để tiến hành các hoạt dộng nhận dạng rủi ro. Khi cơng ty tiến hành tìm kiếm, lựa chọn và làm việc với nhà cung cấp thì việc nhận dạng rủi ro được công ty đánh giá cùng lúc với hợp đồng. Các rủi ro được nhận dạng chủ yếu là các rủi ro đến từ điều khoản hợp đồng, tỷ giá đồng tiền, và rủi ro do phương thức thanh toán LC.

Trong thời gian thực tập tại cơng ty em có đưa ra một số rủi ro mà cơng ty hay gặp phải thông qua bảng sau:

Bảng 2.3: Bảng thống kê các loại rủi ro xảy ra với Công ty TNHH Osco International

STT Loại rủi ro Ký hiệu Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Rủi ro tỷ giá A 6/30 20 2 Rủi ro giá cả B 11/30 36,67 3 Rủi ro kiện tụng C 3/30 10 4 Rủi ro cạnh tranh D 18/30 60 5 Rủi ro vận chuyển E 12/30 40 6 Rủi ro khách hàng F 4/30 13,33

7 Rủi ro thiếu thông tin G 16/30 53,33

8 Rủi ro nhân lực H 28/30 93,33

9 Rủi ro chất lượng hàng hóa I 2/30 6,67

10 Rủi ro từ nhà cung cấp K 2/30 6,67

11 Rủi ro do thiên nhiên L 4/30 13,33

Biểu đồ 2.1: Kết quả điều tra thực tế những rủi ro Công ty TNHH Osco International gặp phải A B C D E F G H I K L 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ (%)

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp

Dựa vào kết quả phiếu điều tra thực tế tại Công ty TNHH Osco International và câu trả lời phỏng vấn, em nhận thấy rủi ro xuất phát từ nhiều phía. Đa phần nhân viên cơng ty cho rằng công ty thường xuyên xuất hiện rủi ro về nhân lực (93,33%), rủi ro giá cả (60%), rủi ro cạnh tranh (53,33%) và rủi ro do vận chuyển (40%).

Nhìn chung việc nhận dạng rủi ro của Cơng Ty TNHH Osco International được thực hiện một cách khá thường xuyên, liên tục đã và đang đem lại hiệu quả, giúp cho doanh nghiệp bước đầu chẩn đoán được các rủi ro tạo cơ sở cho việc phân tích và kiểm sốt về sau. Các rủi ro được nhận dạng khá bao quát, toàn diện và cụ thể, các nhà quản trị đã xem xét kĩ lưỡng mơi trường trong ngồi cũng như áp dụng và phối hợp hiệu quả các phương pháp để có thể nhận dạng chính xác các rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên việc nhận dạng quá chi tiết và cụ thể các rủi ro có thể dẫn đến làm mất đi các cơ hội kinh doanh của công ty ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc chưa có bộ phận chuyên trách về rủi ro cũng ảnh hưởng đến việc nhận dạng rủi ro do chưa được chủ động được chi phí và nguồn lực.

2.2.3.2. Phân tích rủi ro

Cơng ty có sự nhận dạng rủi ro nhưng việc phân tích rủi ro chưa thực sự được triển khai theo quy trình thống nhất nào. Cơng tác phân tích rủi ro chủ yếu là do phịng

kinh doanh và phòng quản lý xuất nhập khẩu phối hợp thực hiện. Đội ngũ lãnh đạo của công ty đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro nhưng chưa thực sự đầu tư và đi sâu phát triển tại công ty. Thông qua kết quả từ phiếu điều tra em có thể đưa ra biểu đồ mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ mức độ ảnh hưởng của các loại nhân tố tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty TNHH Osco International

Kinh tế Chín h trị - ph áp lu ật Điều kiện tự n hiên Văn hóa - Xã h ội Kỹ th uật - cơng ngh ệ Tài c hính Nhân lực Đối t hủ cạ nh tr anh 0 20 40 60 80 100 120 5 4 3 2 1

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp

Theo tổng hợp từ phiếu điều tra cho thấy, yếu tố văn hóa xã hội có ảnh hưởng nhẹ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Theo bà Nguyễn Thị Hoa Phượng, những rủi ro văn hóa – xã hội mà công ty gặp phải là do sự bất đồng ngôn ngữ giữa nhân viên và phong cách làm vệc của người Nhật Bản khác với Việt Nam, và do vậy thường thì nhân viên Việt Nam mất thời gian để làm quen và thích ứng.

Từ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố công ty bắt đầu xem xét đến khả năng xảy ra của các rủi ro, nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng, phân tích về tác động của các loại rủi ro tới tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty mình, thường dựa trên những rủi ro đã từng xảy ra. Từ những tổn thất sẽ đi tìm hiểu theo chiều ngược lại: tìm nguyên nhân khiến xuất hiện rủi ro, các điều kiện hoặc yếu tố tạo ra hoặc gia tăng tổn thất khi rủi ro xảy ra là gì. Bên cạnh đó, cơng ty cũng xem xét đến những rủi ro chưa xảy ra và dự đoán khả năng cũng như mức độ tổn thất nếu chúng xảy ra.

2.2.3.3. Đo lường rủi ro

Việc đo lường rủi ro được các nhà quản trị của công ty thực hiện thông qua việc áp dụng kết hợp các phương pháp. Một số phương pháp cụ thể được lựa chọn áp dụng như phương pháp cảm quan, phương pháp trực tiếp, gián tiếp, phương pháp dự báo…

Bảng 2.4: Ma trận đo lường rủi ro của Công ty TNHH Osco International

Tần suất xuất hiện

Mức độ tổn thất Thấp Cao Thấp Rủi ro chất lượng hàng hóa Rủi ro từ nhà cung cấp Rủi ro tỷ giá Rủi ro giá cả

Rủi ro thiếu thông tin

Cao Rủi ro vận chuyển Rủi ro nhân lực

Rủi ro cạnh tranh

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp Theo nhận định của các nhà quản trị, các rủi ro dự đốn ở trên đều có khả năng xảy ra trong tương lai đặc biệt là những rủi ro đã xảy ra, có xác xuất lặp lại cao như rủi ro nhân lực, rủi ro thông tin, vận chuyển, rủi ro giá cả, rủi ro cạnh tranh… Các nhà quản trị cũng cho rằng các rủi ro khi xảy ra mà gây ra mức độ thiệt hại lớn là các rủi ro rất cần được chú trọng, đặc biệt khi mà tần xuất xảy ra là lớn.

Nhìn chung, việc đo lường và đánh giá rủi ro được công ty thực hiện khá hiệu quả. Điều này được thể hiện rất rõ ở việc các rủi ro được nhìn nhận, xem xét, đánh giá, đo lường một cách cụ thể và thực tế, không qua loa, đại khái. Việc áp dụng các phương pháp vào đo lường và đánh giá cũng rất khách quan nhờ sự kết hợp hài hòa, bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp định tính định lượng chứ khơng độc đốn chỉ áp dụng một phương pháp nhằm đo lường và đánh giá rủi ro một các chính xác nhất. Bên cạnh đó sự nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm của tập thể công ty, sự phối kết hợp hỗ trợ lẫn nhau của các nhà quản trị và nhân viên cũng góp phần quan trọng để việc đo lường rủi ro nói riêng cũng như cơng tác quản trị nói chung đạt hiệu quả. Việc đo lường rủi ro được thực hiện tương đối tốt góp phần quan trọng hỗ trợ cho việc kiểm soát, tài trợ, ngăn ngừa rủi ro. Tuy nhiên, do cơng ty chưa có bộ phận chun trách về rủi ro nên trong khi tiến hành đo lường rủi ro vẫn còn gặp phải một số trở ngại khi chưa chủ động được kinh phí, nguồn lực dẫn đến hiệu quả đo lường rủi ro chưa đạt như mong đợi.

2.2.3.4. Kiểm soát rủi ro

Việc kiểm soát rủi ro được thực hiện bởi các nhà quản trị của cơng ty. Thơng qua kết quả phân tích rủi ro các nhà quản trị nhận diện được việc cần thiết là phải quan tâm xem xét và chú trọng vào những rủi ro nào, từ đó đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro sao cho phù hợp và hiệu quả.

Né tránh rủi ro bằng cách từ bỏ những mặt hàng không phù hợp. Đặc biệt nếu các nhà quản trị cảm thấy có một nguy cơ quá lớn về sự khó khăn trong các tiêu chuẩn thị trường đưa ra thì cơng ty sẽ từ bỏ hợp đồng về những mặt hàng mới và thực hiện các hợp đồng với các mặt hàng máy móc thiết bị tiêu thụ tốt, còn các mặt hàng mới xem xét mức độ tiêu thụ khơng khả quan thì cơng ty thường khơng ưu tiên vì sẽ có nhiều rủi ro hơn khi tiêu thụ do không đáp ứng thị hiếu. Công ty đã chọn lọc những mặt hàng phù hợp với thị trường Việt Nam đó là những loại máy, thiết bị có giá cả ở mức trung bình khơng q cao và chất lượng khá tốt phù hợp với thị hiếu nhờ đó mà lượng hàng tiêu thụ luôn đảm bảo ổn định.

Chấp nhận rủi ro được áp dụng đối với các rủi ro chính trị, luật pháp, rủi ro lạm phát, tỷ giá,…. Các rủi ro này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan bên ngồi, chính bởi vậy rất khó kiểm sốt. Osco International thường gặp phải các rủi ro loại này do kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó cơng ty cũng đã gặp phải tổn thất do tác động của sự thay đổi tỷ giá, lạm phát tuy nhiên do cũng dự đoán trước được cho nên mức tổn thất là không lớn.

Chuyển giao rủi ro được áp dụng đối với các rủi ro như cạnh tranh. Osco International đã đưa ra các chiến lược, đối sách trong kinh doanh để ứng phó với sự cạnh tranh từ đối thủ, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và chuyển rủi ro sang cho các đối thủ khác. Bên cạnh đó chuyển giao rủi ro được áp dụng đối với các rủi ro bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận hàng hóa.

Giảm thiểu rủi ro được áp dụng đối với các rủi ro như rủi ro trong vận chuyển, bốc dỡ, rủi ro chính trị, luật pháp, rủi ro từ nhà cung cấp, từ khách hàng…Các rủi ro này khơng thể né tránh hay phịng ngừa được một cách tương đối triệt để. Công ty đã đưa ra các giải pháp để giảm thiểu các rủi ro về chính trị, luật pháp bằng việc tăng cường nghiên cứu, tìm hiểu luật pháp trong kinh doanh xuất nhập khẩu, theo dõi sát sao và dự đốn các biến động chính trị từ đó điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cơng ty cũng chú trọng hơn đến việc vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, đặt ra

các yêu cầu khắt khe hơn, kiểm soát chặt chẽ hơn nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Trên thực tế việc giảm thiểu các rủi ro loại này cũng đã đạt được một số kết quả nhất định.

Phân tán và chia sẻ rủi ro được áp dụng đối với các rủi ro như rủi ro trong rủi ro trong thanh toán, rủi ro trong bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận. Trong thanh toán, việc lựa chọn phương thức thanh toán cũng như ngân hàng thanh tốn đóng vai trị cực kì quan trọng, nó liên quan đến mức độ an tồn cho doanh nghiệp khi mua, bán hàng. Việc phân định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm trong bốc dỡ vận chuyển và giao nhận trong thương mại quốc tế cũng giúp cho doanh nghiệp phân tán và chia sẻ rủi ro. Osco lựa chọn phương thức LC trong thanh toán mua bán với khách hàng và nhà cung cấp. Việc lựa chọn phương thức này đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh cho cơng ty và trên thực tế nó đã phát huy hiệu quả, giúp cho công ty phân tán và chia sẻ rủi ro. Bên cạnh đó việc phân định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong vận chuyển, bốc dỡ và giao nhận hàng hóa được cơng ty chú trọng thực hiện cũng góp phần vào việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh thông qua phân tán và chia sẻ rủi ro.

Hiện tại, hoạt động ngăn ngừa và giảm thiểu rủi của cơng ty tồn tại khơng chính thức do công ty không thực hiện quản lý rủi ro theo một quy trình khoa học nào cả và cũng chưa có bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro, do đó, đơi khi việc kiểm sốt rủi ro cịn gặp trở ngại và chưa đạt hiệu quả mong đợi do thiếu nguồn lực và chi phí nên khi đưa ra các quyết định cần phải xem xét và phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

Có thể thấy rằng đối với từng loại rủi ro sẽ có những biện pháp xử lý phù hợp riêng. Một loại rủi ro có thể áp dụng nhiều phương pháp kiểm sốt, tuy nhiên các nhà quản trị của công ty sẽ lựa chọn ra phương pháp phù hợp nhất để có thể xử lý rủi ro hiệu quả nhất. Nhìn chung từ kết quả nhận dạng và phân tích khá rõ ràng và chính xác đã giúp cho việc kiểm sốt rủi ro được thuận lợi và đạt hiệu quả. Tuy nhiên do chưa có bộ phận chuyên trách rủi ro nên đơi khi gây khó khăn cho các nhà quản trị khi đưa ra các quyết định về giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu do cần phải xem xét, cân nhắc đến nguồn lực và chi phí.

2.2.3.5. Tài trợ rủi ro

Với đặc thù là doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì chi phí cho việc mua bảo hiểm hàng hóa chiếm phần lớn trong chi phí cho hoạt động ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro. Tất cả các hợp đồng nhập khẩu của công ty đều được mua bảo hiểm của Tổng Công ty

Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) đây cũng là đối tác lâu năm của công ty. Công ty lựa chọn các điều kiện bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ICC 1/11982 (Institute Cargo Clauses - điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm London ban hành và được sử dụng rộng rãi trên thế giới) và tùy vào điều kiện, cũng như hợp đồng cụ thể mà công ty lựa chọn điều kiện bảo hiểm khác

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Osco International (Trang 39 - 46)