6. Kết cấu đề tài
2.3. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Osco
TNHH Osco International
2.3.1. Những thành công và nguyên nhân
2.3.1.1. Những thành cơng
Qua tìm hiểu cơng tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH Osco Inernational cũng như xem xét hoạt động ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro của cơng ty, có thể nhận xét hoạt động quản trị rủi ro của cơng ty đã có những thay đổi tích cực đáng kể. cơng ty đã có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của quản trị rủi ro, không thụ động trước các rủi ro như trước đây. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các bộ phận của cơng ty đã tích cực trong cơng tác nhận dạng và đánh giá rủi ro để đưa ra các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu hợp lý, tránh được những tổn thất thiệt hại mà rủi ro mang lại. Dưới đây là một số thành cơng cụ thể:
Trang bị máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại: công ty đang dần chuyển đổi sang mơ hình tự động hóa các q trình sản xuất trong nhà xưởng. Thay vì sử dụng sức lao động trực tiếp, công ty đã đưa vào hoạt động một số dây chuyền tự động và robot để nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu sai sót trong q trình sản xuất.
Xây dựng hình ảnh cơng ty uy tín trên thị trường: là doanh nghiệp hoạt động trên mười năm tại Việt nam, cơng ty đang xây dựng cho mình một hình ảnh tin cậy, đối tác tốt của khách hàng và nhà cung cấp. Với những sản phẩm ưu việt, chất lượng đảm bảo, Osco đang xây dựng lòng tin vững chắc nơi khách hàng. Không những thế, với cam kết hỗ trợ tốt nhất các công ty Nhật Bản muốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đã xây dựng một hình ảnh đẹp trong cộng đồng doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam.
Các nhà quản trị, nhân viên đã ý thức được sự cần thiết của việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, và đã nhận ra được một số yếu kém trong q trình quản trị rủi ro. Cơng ty đã trích lập quỹ dự phịng cho rủi ro. Dự định trong thời gian tới ban quản trị công ty sẽ xây dựng được một bộ phận chuyên trách về rủi ro kinh doanh, chú trọng vào đào tạo nhân lực cho rủi ro.
Công ty đang thực hiện rất tốt công tác mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Điều này đã giúp công ty trách được những rủi ro và hậu quả nặng nề do sai sót trong q trình vận chuyển, LC hay thanh tốn.
2.3.1.2. Ngun nhân thành cơng
Trong thời gian qua việc công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH Osco International đã đạt được những thành cơng nhất định và đang dần dần hồn thiện. Có được điều đó là do một số nguyên nhân sau:
Mặc dù chưa có bộ phận chuyên trách về rủi ro nhưng công ty đã lồng ghép việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong từng bộ phận kinh doanh, từng hợp đồng xuất khẩu, đây là cách thức bố trí phù hợp.
Nhà quản trị, nhân viên đã chú trọng và hiểu được tầm quan trọng của việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu đặc biệt là áp dụng khoa học công nghệ, dự báo phân tích mơi trường rủi ro.
Đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu, thành thạo nghiệp vụ hải quan.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Công tác quản trị rủi ro của công tuy đạt được những hiệu quả nhất định xong vẫn còn tồn đọng một số vấn đề, đòi hỏi cần có những biện pháp điều chỉnh nhằm hồn thiện hơn:
Quá trình ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro chưa khoa học: Q trình phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro kinh doanh chưa được tốt, điều này dẫn đến việc không giải quyết triệt để được các rủi ro xảy ra.
Nhân viên trong công ty làm việc rời rạc khơng thống nhất: thơng tin liên lạc giữa các phịng ban còn kém, kéo theo sự kết hợp và hỗ trợ giữa các phòng ban kém. Các nhà quản lý dễ bị quá tải thông tin, dẫn đến việc xử lý thơng tin và ra quyết định xử lý chậm, có thể gây ra các tổn thất.
Ngân sách dành cho tài trợ rủi ro cịn hạn chế: hiện nay cơng chưa thành lập quỹ tài trợ rủi ro chính thức mà việc tài trợ rủi ro chỉ diễn ra khi có rủi ro xảy ra.
Cách thức thực hiện, thời gian và hiệu quả thực hiện giảm thiểu rủi ro chưa cao, thường xuyên chồng chéo và chưa phân rõ trách nhiệm cũng như thưởng phạt của cá nhân tổ chức trong việc phòng ngừa cũng như giảm thiểu rủi ro của công ty.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Chưa có bộ phận chuyên trách về ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong khi công ty chủ yếu hoạt động lĩnh vực xuất nhập khẩu, chưa chú trọng trong đào tạo nhân lực rủi ro.
Ngân sách dành cho tài trợ rủi ro còn hạn chế. Do chưa nhận thức đúng đắn về quỹ tài trợ rủi ro tương lai nên công ty vẫn chưa có quỹ tài trợ rủi ro chính thức nào mà chỉ tài trợ rủi ro sau khi rủi ro đã xảy ra.
Chưa thực hiện đúng quy trình về ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Công ty chỉ mới thụ động giảm thiểu rủi ro khi xảy ra rủi ro mà chưa có biện pháp phương hướng phòng ngừa rủi ro. Chưa thực sự quan tâm đến các tổ chức tài chính tài trợ rủi ro.
Về việc thu thập, đánh giá và xử lý thơng tin cịn một số hạn chế do các phòng ban thiếu đi sự liên kết, trao đổi thông tin nội bộ.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH OSCO INTERNATIONAL