6. Kết cấu đề tài
2.2. Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Osco
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Osco
Osco International
2.2.2.1. Các nhân tố khách quan
Chính trị - pháp luật: Văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động của Công
ty là Luật doanh nghiệp, Luật xuất nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Tuy nhiên hệ thống luật pháp tại Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hồn thiện do đó các luật và văn bản dưới luật này sẽ có thể được chỉnh sửa cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt bảo hộ thương hiệu và việc vi phạm bản quyền sáng chế tại Việt Nam chưa thực sự chặt chẽ cũng là yếu tố tác động và gây tổn thất lớn cho công ty.
Kinh tế: Môi trường kinh tế bất ổn trong thời gian qua khiến cho công ty phải đối
mặt với rất nhiều khó khăn, tiêu cực như áp lực tăng lương, tăng các khoản BHXH, BHYT cho các bộ nhân viên của công ty, giá các yếu tố đầu vào tăng, giá điện giá xăng tăng…điều này làm tăng chi phí kinh doanh và chi phí quản lý của công ty. Tất cả yếu tố này ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, tạo áp lực cho cơng ty phải giảm chi phí kinh doanh xuống mức tối đa, trong đó có cả các chi phí lãng phí khi rủi ro xảy ra. Đặc biệt nền kinh tế thị trường vừa là cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho Osco như cạnh tranh, hội nhập…
Kỹ thuật công nghệ: Khoa học ngày càng phát triển, nó giúp cơng ty nâng cao chất
lượng sản phẩm, giảm phế phẩm và tăng năng suất sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cịn tồn tại một số hạn chế như trình độ nhân viên chưa đáp ứng được cơng việc điều khiển máy móc, cơng ty mất nhiều chi phí cho việc đưa nhân viên sang tổng cơng ty bên Nhật để được đào tạo, hoặc chờ đợi kỹ thuật viên từ tổng công ty sang.
Tự nhiên và cơ sở hạ tầng: Các rủi ro như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh…
đều ảnh hưởng khơng ít đến hoạt động của cơng ty. Nó gây phá hoại tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, làm chậm trễ hoạt động sản xuất kinh doanh…
Khách hàng: trên thị trường ngày càng có nhiều cơng ty chun về máy móc,
linh kiện điện tử xuất hiện, điều này khiến cho khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Osco ln cố gắng nỗ lực để hoàn thiện dịch vụ khách hàng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Để có được điều đó thì việc né tránh các rủi ro liên quan đến chất lượng hay rủi ro về uy tín ln được cơng ty ưu tiên quan tâm.
Đối thủ cạnh tranh: ngành sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị cơng nghệ
cao địi hỏi công ty phải đầu tư lớn và luôn đổi mới. Việc cạnh tranh giá cả hay các phát minh sáng chế khiến công ty gặp khơng ít các khó khăn. Trong q trình hoạt động của mình, Osco ln có thể đối mặt với các rủi ro về bản quyền, rủi ro về cạnh tranh không lành mạnh… Điều này địi hỏi cơng ty cần phải đưa ra các chiến lược cạnh tranh hợp lý và nắm rõ các điều khoản luật pháp.
Nhà cung cấp: Với hơn 1000 nhà cung cấp lớn nhỏ từ nhiều quốc gia, điều này
địi hỏi Osco cần phải nắm chắc thơng tin của nhà cung cấp, ln đưa ra các phương án dự phịng nếu gặp rủi ro từ nhà cung cấp, ngn ngun vật liệu, máy móc.
2.2.2.2. Các nhân tố chủ quan
Nhân lực: hiện nay Osco đang phải đối mặt với vấn đề rủi ro do nhân lực bỏ việc
vì điều kiện lao đơng; rủi ro do nhân lực có ngoại ngữ kém hay một số rủi ro về an toàn lao động... Bên cạnh đó việc quản lý lao động trong các nhà xưởng vẫn cịn nhiều khó khăn do ý thức của nhân viên kém.
Tài chính: tổng tài sản của Osco hiện nay là trên 10 tỷ đồng trong đó có 3,5 tỷ là
vốn vay. Điều này cho thấy công ty đang quản lý khá tốt tài chính của mình, tuy nhiên, cơng ty gặp một số khó khăn khi lãi suất vay ngày càng cao, lạm phát, tỷ giá hối đối cũng khơng hề giảm, nó làm cho khả năng tài chính của cơng ty không được tốt và dẫn đến ảnh hưởng lớn đến q trình hoạt động của cơng ty. Điều này ảnh hưởng đến nguồn tài chính để đầu tư cho cơng tác quản trị rủi ro.