Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại BIDV Hải Dương

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện các điểm tiếp xúc thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải dương (Trang 27 - 28)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3. Thực trạng hoạt động phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu của BID

2.3.1. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại BIDV Hải Dương

Với tầm quan trọng và ảnh hướng lớn trong toàn ngành ngân hàng, thương hiệu BIDV là một tài sản có giá trị, cần có chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn. Trong phương án tái cơ cấu BIDV đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, BIDV đã quyết tâm đầu tư phát triển thương hiệu BIDV toàn diện, chuyên nghiệp hóa cơng tác quản trị phù hợp với quy mơ hoạt động kinh doanh và đưa thương hiệu vươn ra Quốc tế.

Năm 2014, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đưa ra bản chiến lược phát triển thương hiệu đến năm 2020 nhằm tạo bước tiến toàn diện và bền vững cho thương hiệu của BIDV. Đồng thời hỗ trợ trực tiếp quá trình tái cơ cấu, đưa BIDV trở thành ngân hàng TMCP mạnh trong khu vực. Vì thế, cũng trong năm 2014, BIDV đã quyết định lựa chọn đối tác tư vấn xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu đến năm 2020 là công ty TNHH Ogilvy & Mather Việt Nam, thuộc tập đồn truyền thơng hàng đầu thế giới WPP, công ty này hội tụ đầy đủ những yếu tố then chốt như uy tín, mạng lưới, hiểu biết, kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Tuy nhiên hiện tại, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Dương chưa có bộ phận chuyên trách về quản trị thương hiệu, họ thực hiện hoạt động phát triển thương hiệu thông qua các cá nhân, nhóm hoặc tổ thực hiện, do đó tính

chun nghiệp chưa cao. Ngồi ra, khi thực hiện hoạt động phát triển thương hiệu theo kế hoạch từ Trụ sở chính đặt tại Hà Nội nếu gặp vấn đề gì thì chi nhánh cũng sẽ bối rối trong việc tìm phương án giải quyết. Thêm vào nữa là do nhiệm vụ của các phịng ban khơng được quy định rõ ràng nên hoạt động quản trị thương hiệu cũng gặp nhiều khó khăn và phức tạp do tình trạng chồng chéo, làm hạn chế tính hiệu quả trong các chiến lược phát triển thương hiệu tổng thể.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện các điểm tiếp xúc thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải dương (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)