CÁC DỰ BÁO THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạch định chiến lƣợc phát triển thị trƣờng cho công ty cổ phần thƣơng mại và sản xuất giấy minh châu (Trang 39 - 42)

6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN

3.1. CÁC DỰ BÁO THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG

HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG TY

3.1.1. Dự báo tình hình thay đổi mơi trường kinh doanh trong thời gian tới  Tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những dấu hiệu cho thấy tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc. Tăng trưởng kinh tế của 2 quý đầu năm 2016 lần lượt là 5,48% và 5,78% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, được phục hồi trong nửa cuối năm nhưng tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt 6,21%, thấp hơn mức 6,68% năm 2015 và mục tiêu 6,3% mà Chính phủ đặt ra trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2016.

Theo Tổng cục Thống kê, nơng nghiệp suy giảm kết hợp với khó khăn trong trong ngành Cơng nghiệp khai khống được cho là ngun nhân chính dẫn tới tăng trưởng thấp. Khu vực nông nghiệp, vốn chiếm 11-13% GDP, nhưng ước tính mức tăng trưởng chỉ đạt 0,72% và đóng góp được 0,09 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Trong khi đó, tăng trưởng lâm nghiệp và thủy sản giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước khiến cả khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chỉ tăng 1,36%, tỷ lệ thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, với mức đóng góp lên tới 28,4% trong cơ cấu GDP khu vực công nghiệp, sự suy giảm của ngành khai khống đã tác động khơng nhỏ tới tăng trưởng khu vực này cũng như tăng trưởng kinh tế chung. Ước tính năm 2016, ngành khai khống suy giảm tới 4% so với cùng kỳ năm ngoái, làm giảm 0,33 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế.

Tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) giảm dần so với mức tăng cùng kỳ năm 2015. Tính chung cả năm, chỉ số này chỉ tăng 7,5%, thấp hơn con số 9,8% cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, đà suy giảm từ đầu năm đã bắt đầu chững lại. Chỉ số tiêu thụ tăng nhẹ, trong khi tồn kho ngành chế biến, chế tạo giảm nhẹ. Chỉ số tiêu thụ và tồn kho cộng dồn tới tháng 11/2016 tăng tương ứng là 8,4% và 8,1%.

Dù tăng trưởng suy giảm so với năm 2015, hoạt động của khu vực doanh nghiệp (DN), đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, vẫn được coi là một điểm sáng của kinh tế năm 2016. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) duy trì trên ngưỡng 50 điểm, cho thấy sự phục hồi trong khu vực sản xuất của Việt Nam.

Tuy nhiên, DN trong các ngành công nghiệp tiếp tục có xu hướng cắt giảm lao động, đặc biệt trong ngành khai khoáng. Số lượng lao động tại thời điểm 01/12/2016 chỉ tăng 2,9%, thấp hơn mức 6,4% năm 2015. Trong đó, lao động trong ngành khai khống

giảm 6,9%; ngành sản xuất, phân phối điện giảm 1,3%. Tăng trưởng lao động suy giảm trong cả ba khối DNNN, DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngồi. Tăng trưởng lao động khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI lần lượt đạt 1,8% và 4,9%; giảm tương ứng từ 4,6% và 8,0% năm 2015.

Đầu tư trong ngành

Theo thời gian, do nhu cầu tiêu dùng của các mặt hàng giấy, sổ, vở ngày càng tăng cao, dẫn đến việc gia tăng các sản phẩm về giấy. Giờ đây, chất lượng giấy khơng cịn đơn giản chỉ là vật để ghi chép mà đã trở thành bộ mặt đại diện của các thương hiệu và nhà sản xuất thể hiện sự khác biệt của mình. Nắm bắt được tâm lý đó, nhiều thương hiệu đã khơng ngần ngại đổi mới và sáng tạo các thiết kế sản phẩm của mình nhằm mang lại cảm giác mới mẻ và kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng. Trong số các loại sản phẩm như vở, sổ, giấy được thiết kế và phát triển trong thời gian gần đây, giấy là loại sản phẩm phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới.

 Thị phần và thị trường

Thị phần của các doanh nghiệp giấy rất phân tán. Ngành giấy Việt Nam khá lụn vụn khi công suất của các nhà máy giấy rất nhỏ, phần lớn dưới 5.000 tấn/năm. Hiện nay chỉ có 3 doanh nghiệp có cơng suất từ 100.000 tấn năm là công ty giấy Bãi Bằng, Công ty cổ phần Giấy Tân Mai và Cơng ty TNHH giấy Chánh Dương. Nhìn chung thị phần của các doanh nghiệp đều giảm xuống qua các năm, do sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới cũng như sự cạnh tranh ngày càng tăng của hàng nhập khẩu.

 Biến động giá các sản phẩm giấy

Hệ thống phân phối trong ngành giấy do các đại lý và doanh nghiệp gia công chi phối, các doanh nghiệp sản xuất dường như vẫn rất thụ động trong việc xây dựng và mở rộng kênh phân phối của riêng mình. Do đó các doanh nghiệp sản xuất giấy khó chủ động trong việc điều tiết giá bán lẻ đặc biệt khi hàng nhập khẩu có lợi thế về giá hơn, các đại lý có thể dề dàng chuyển đổi nguồn hàng dẫn đến giá bán của các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước lệ thuộc vào giá nhập khẩu. Nhìn chung giá các loại sản phẩm giấy liên tục tăng cao. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, giá giấy thế giới giảm mạnh , giá giấy của các công ty trong nước cũng giảm mạnh. Tuy nhiên đến tháng 8/2016, giá các sản phẩm giấy có xu hướng tăng trở lại sau khi giá bột giấy thế giới tăng, đồng thời nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi. Có thể thấy, giấy in báo là loại sản phầm biên động giá nhiều nhất.

 Triển vọng của nghành giấy trong tương lai

Nhu cầu tiêu thụ lớn: Trong những năm qua, ngành giấy Việt Nam đã có bước tăng trưởng ổn định về nhu cầu cũng như năng lực sản xuất giấy. Nền kinh tế Việt nam là

nên kinh tế đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng cao hàng năm, dân số Việt Nam lớn và không ngừng gia tăng, thu nhập trên đầu người cũng có những bước tiến đáng kể trong những năm qua. Ngồi ra, tiêu thụ giấy bình qn/đầu người của Việt Nam cịn rất thấp, mới đạt 20,7kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình quân của châu Á là 50,7kg và của thế giới là 70 kg (2017). Đây là các yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển của ngành giấy Việt nam.

Năng lực sản xuất giấy và bột giấy thấp: Thị trường giấy Việt nam còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là phân khúc sản phẩm giấy bao bì và giấy in viết, năng lực sản xuất mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng nội địa do đó đây là các mảng thị trường phát triển tiềm năng trong tương lai.

Ngành giấy Việt nam đang trong giai đoạn đầu tư rất nhiều dự án tập trung vào sản xuất bột giấy và sản phẩm giấy, giấy bao bì và giấy in viết, in báo. Nếu các dự án hiện tại đi vào hoạt động đúng tiến độ và giả định các dây chuyền cũ chưa bị loại bỏ Việt Nam hồn tồn có thể xuất khẩu giấy trong tương lai xa hơn khi chúng ta có lợi thế nằm giữa khu vực có nhu cầu sử dụng lớn nhất thế giới. Mục tiêu của ngành giấy Việt Nam là phấn đấu đến năm 2017 xuất khẩu đạt 150.500 tấn giấy các loại, đến năm 2020 sẽ xuất khẩu khoảng 3 triệu tấn.

Tổng công suất các dự án sản xuất giấy hiện nay là 2.625 ngàn tấn với thời gian dự kiến hồn thành từ 2016 đến 2020 trong đó gồm 8 dự án có cơng suất dưới 100.000 tấn/năm; 5 dự án công suất từ 100.000 – 200.000 tấn/năm; 5 dự án công suất trên 200.000 tấn/năm.

3.1.2. Định hướng phát triển của công ty

Để có thể cạnh tranh được với các cơng ty giấy trong nước, công ty cổ phần TM và sx giấy Minh Châu đã đề ra cho mình phương hướng hoạt động cho các năm tới dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả cạnh tranh và kết quả nghiên cứu thị trường cùng với việc đánh giá năng lực của công ty. Cụ thể trong giai đoạn 2017 – 2020, công ty đưa ra hai mục tiêu cụ thể đó là:

Một là mở rộng thị trường của công ty sang thị trường miền Nam và miền Trung

nhằm mang lại doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh cao nhất.

Công ty xác định rõ mục tiêu lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo cho sự phát triển bền vững của công ty với phương châm “Chất lượng phải đặt lên hàng đầu”- đó là phương châm hoạt động và là mục tiêu cao cả của công ty, phát huy tối đa mọi nguồn lực đang có, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý năng động, chun nghiệp, có trình độ cao về chun mơn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và của cơng ty nhằm hồn thành mục tiêu. Tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Minh Châu với Cục sở hữu trí tuệ và đưa ra thị trường các sản

phẩm sổ tay, giấy, vở,… mang nhãn mác Minh Châu với xuất xứ rõ ràng thuận lợi cho tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạch định chiến lƣợc phát triển thị trƣờng cho công ty cổ phần thƣơng mại và sản xuất giấy minh châu (Trang 39 - 42)