ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN TRIỂN

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách triển khai chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng của viện hóa học công nghiệp việt nam (Trang 26 - 29)

6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN TRIỂN

KHAI CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆN HĨA HỌC CƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

2.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường bên ngồi

2.3.1.1 Môi trường vĩ mô

Kinh tế

 Mục tiêu tổng quát của kinh tế Việt Nam năm 2015 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; kiềm chế lạm phát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2014. Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2015 như phấn đấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu khoảng 5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30-32% GDP; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động.Dự báo nền kinh tế Việt Nam 2015 sẽ tiếp tục có sự khó khăn và tăng trưởng chậm dẫn đến người dân sẽ thắt chặt chi tiêu dẫn đến giảm cầu tiêu dùng; điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và VHHCNVN nói riêng. Trong năm 2014, tỷ giá hối đoái trên thị trường diễn biến phức tạp. Các thiết bị cơng nghiệp và tự động hóa mà VHHCNVN nhập từ nước ngoài chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tỷ giá hối đoái, gây áp lực về giá đầu vào cho công ty khiến cho việc triển khai chiến lược gặp rất nhiều khó khăn.

Chính trị pháp luật

Chính phủ cũng có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển, tạo nhiều điều kiện để Viện có thể hợp tác với rất nhiều nước trên thế giới như : Pháp, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Canada….Trong đó đáng kể là bản thỏa ước hợp tác về lĩnh vực lọc hóa dầu với Pháp. Tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và phát triển, cử cán bộ đi đào tạo nước ngoài. Mỗi năm nhà nước sẽ hỗ trợ 05 cán bộ đi nghiên cứu, học tập các nước Châu Âu. Điều này tạo một tiền đề rất tốt cho sự phát triển và lớn mạnh của Viện.

Cơng nghệ

Thiết bị cơng nghệ ngành hóa chất ở Việt Nam nhìn chung khơng đáp ứng được u cầu cao , sản phẩm làm ra có năng lực cạnh tranh kém hơn các cơng ty nước ngồi và cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi. Đặc thù là ngành liên quan mật thiết tới các sản phẩm công nghệ mới và tiên tiến nhằm giảm thời gian, nâng cao chất lượng, độ chính xác cao hơn, … Chính vì thế VHHCNVN luôn đặt vấn đề công nghệ lên hàng đầu.

Trong 2 ngày 1-2.10.2014, kỷ niệm 20 năm hợp tác Việt Nam – Nhật Bản, Viện Hóa học Cơng Nghiệp Việt Nam và Nhật Bản tổ chức Hội thảo quốc tế về Công nghệ nghiên cứu Hóa chất dưới sự bảo trợ của Bộ Công Thương, Bộ Khoa học - Công nghệ Việt Nam, Bộ Tài chính, cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản. Tại hội thảo này, các đại biểu tham dự không chỉ chia sẻ kinh nghiệm mà cịn tìm hiểu các cơ hội hợp tác giữa hai nước giai đoạn 2015 - 2020 trong lĩnh vực hóa chất thơng qua 30 báo cáo khoa học, tham luận và hội nghị bàn tròn, các hoạt động giao lưu bên lề hội thảo.

2.3.1.2 Môi trường vi mô

Khách hàng:

Sản phẩm của VHHCNVN là các sản phẩm đặc thù có tính chất cơng nghệ cao. Khách hàng của Viện thường là các công ty dược phẩm, các nhà máy sản xuất quặng, các công ty xăng dầu, các công ty bảo vệ thực vật, cơng ty hóa chất, nhà máy phân đạm…. Hiện nay ở Việt Nam có ít các Viện nghiên cứu có thể đáp ứng được nhu cầu, do vậy quyền lực thương lượng của khách hàng được đánh giá thấp hơn so với quyền lực thương lượng của VHHCNVN. Tuy nhiên, với đặc trưng của sản phẩm thiết bị hóa chất địi hỏi độ an tồn rất cao thì mức độ thương lượng của khách hàng vẫn được đánh giá ở mức cao so với các ngành nghề khác vì những đòi hỏi của khách hàng với mặt hàng này là khá khắt khe.

Đối thủ cạnh tranh:

Môi trường cạnh tranh được xem là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng và hiệu quả hơn thì người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Đến thời điểm hiện tại, Viện Hóa học Công Nghiệp Việt Nam đang là một trong những Viện lớn nhất và uy tín tại Việt Nam. Tuy nhiên đối với từng các trung tâm nghiên cứu và sản xuất lại có những đối thủ cạnh

tranh riêng. Ví như đối với sản phẩm cucumin thì Viện có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh trong nước như: Công ty cổ phần sản xuất thương mại Con Đường Việt. Công ty TNHH sản xuất tinh bột nghệ curcumin, Cơng ty TNHH thực phẩm tồn cầu … và các xưởng sản xuất thủ cơng khác. Đồng thời cũng ko ít các đối thủ cạnh tranh đến từ Trung Quốc, làm cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường tương đối khắc nghiệt. Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Viện hiện nay là một số cơng ty hóa chất nước ngồi.

Nhà cung ứng :

Viện ln đa dạng hóa nguồn nhập sản phẩm, nguyên vật liệu từ nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như tại các nước khác nhau trên thế giới. Với số lượng nhà cung ứng rất lớn, Viện có lợi thế trong việc kiểm sốt chi phí, giá thành, chất lượng sản phẩm, để cung ứng các sản phẩm về hóa chất có chất lượng cao.

2.3.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong

Nguồn tài chính.

Tổng vốn kinh doanh của VHHCNVN trong năm 2013 tăng 1,01% so với năm 2012, năm 2014 tăng 1.6% so với năm 2013 là nhờ kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả, các nguồn khác như cho thuê đất đai… Hiện nay vốn lưu động của VHHCNVN khoảng 42 tỷ đồng chiếm 29,6% tổng cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cố định chiếm chủ yếu là 70,4% tương ứng gần 100 tỷ đồng. Có thể thấy số lượng vốn được sử dụng cho hoạt động kinh doanh là khá lớn, đây cũng là một lợi thế lớn cho VHHCNVN trong việc triển khai CLTNTT.

Nguồn nhân lực.

Cơ cấu lao động theo trình độ của VHHCNVN tương đối ổn định. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học ln ở mức cao nhất và tăng liên tục trong vịng 3 năm. Lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp có xu hướng giảm ưu tiên cho việc tuyển dụng lao động có trình độ cao. Lao động phổ thơng ở đây là những nhân viên lái xe, công nhân nhà xưởng, số lượng luôn chiếm tỉ lệ rất nhỏ,. Số lượng nhân viên của VHHVNVN khoảng gần 300 người nên quản lý và phát huy tốt năng lực đội ngũ nhân lực của công ty trong triển khai CLTNTT là một cơng việc khơng đơn giản.

Văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Văn hóa DN tạo ra mơi trường làm việc cho nhân viên, tạo ra sự nhìn nhận của khách hàng, đối tác về hình ảnh của cơng ty. Văn hóa doanh nghiệp mạnh giúp nhân viên tự hào hơn về bản thân, tự tin về chính mình và định rõ được phương hướng cống hiến cho cơng ty. Ở VHHCNVN có một mơi trường làm việc năng động, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tìm tịi nghiên cứu của mọi người. Viện ln có những chương trình tổ chức tập thể nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết và tạo động lực cho nhân viên.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách triển khai chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng của viện hóa học công nghiệp việt nam (Trang 26 - 29)