Thực trạng phân bổ nguồn lực và ngân sách trong triển khai chiến lược thâm

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách triển khai chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng của viện hóa học công nghiệp việt nam (Trang 37 - 40)

6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.4. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TRIỂN KHA

2.4.4. Thực trạng phân bổ nguồn lực và ngân sách trong triển khai chiến lược thâm

nhập thị trường của Viện Hóa học Cơng Nghiệp Việt Nam.

2.4.4.1 Thực trạng phân bổ nguồn nhân lực:

Thực trạng phân bổ nhân sự triển khai chiến lược thâm nhập thị trường tại VHHCNVN được thể hiện thông qua biểu đồ sau:

Tuyển dụng thêm Đào tạo tại chỗ Cử đi học Tăng cường đãi ngộ 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Chưa quan tâm Quan tâm

Hình 2.5 Biểu đồ đánh giá thực trạng cơng tác phân bổ nguồn nhân sự triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của VHHCNVN

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra)

Nhìn chung cơng tác phân bổ nguồn nhân sự tại VHHCNVN được quan tâm chú trọng, tỷ lệ phần chưa quan tâm trong công ty thấp hơn phần quan tâm. Cụ thể:

- Công tác tuyển nhân lực được công ty chú trọng quan tâm (90%) lý do đơn giản vì VHHCNVN hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơng nghệ nên địi hỏi trình độ lao động trên Đại học là chủ yếu. VHHCNVN lựa chọn nhân lực mới với phương châm “chọn người tốt ngay từ đầu” nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho quá trình triển khai chiến lược thâm nhập thị trường.

- Công tác đào tạo tại chỗ cũng được cơng ty quan tâm (60%) song ít hơn tuyển dụng thêm (do quan niệm tuyển đúng người vào đúng việc của công ty). Tuy nhiên một người mới khi vào một cơng ty mới vẫn có chút khơng quen và vẫn cần phải đào tạo chí ít là văn hóa cơng ty cho họ, mặt khác cơng ty không hẳn lúc nào cũng tuyển được người tốt thực sự, nên không thể xem nhẹ công tác này và xem trọng công tác khác, đặc biệt khi công ty đang triển khai chiến lược thâm nhập thị trường, cần phải có những nhân viên thật giỏi để thực hiện tốt chiến lược.

- Việc cử nhân viên đi học cũng được VHHCNVN quan tâm (mức độ quan tâm là 70%). Có thể thấy được ngun nhân chính là các lãnh đạo của VHHCNVN ln nhìn xa trơng rộng, luôn hướng tới những thứ tốt hơn, giá trị hơn để đảm bảo những bước đi của công ty vững chắc hơn. Hàng năm VHHCNVN luôn cử những cán bộ đi học tại nước ngoài. Đặc biệt nhân viên của cơng ty có tư duy và tố chất phát triển hơn nếu được đào tạo bài bản với những môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, đồng thời cịn tìm ra

nhiều nguồn công nghệ mới, áp dụng được cho công ty, triển khai được tại thị trường Việt Nam sẽ là một lợi thế lớn.

- Công tác đãi ngộ được VHHCNVN quan tâm ở mức trung bình (40%), đây khơng phải là con số cao đối với một cơng ty có số lượng lao động lớn và tài chính khơng q hạn hẹp như VHHCNVN. Tuy nhiên, đãi ngộ là nhân tố kích thích tinh thần làm việc của nhân viên nhiều nhất, do đó VHHCNVN cần phải quan tâm hơn nữa công tác này.

2.4.5.2 Thực trạng phân bổ tài chính.

Đánh giá thực trạng phân bổ nguồn tài chính, tác giả tập trung vào các hình thức huy động vốn của VHHCNVN để triển khai chiến lược thâm nhập thị trường.

Nguồn vốn để triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của VHHCNVN chủ yếu được huy động từ hai nguồn chính là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của cơng ty và tổ chức tín dụng. Với nguồn vốn tự có lớn, VHHCNVN đem lại sự chủ động cho hoạt động nghiên cứu,sản xuất, kinh doanh, đảm bảo cho việc thâm nhập thị trường. Nguồn vốn vay đang chiếm tỷ trọng khá an tồn tại cơng ty, nguồn này có chứa rủi ro và mất lãi suất, tuy nhiên khi tận dụng nguồn này ta có thể tận dụng để khuếch đại nguồn thu và hưởng một phần lợi nhuận thuế và số lượng vốn có thể huy động thường lớn hơn phần lợi nhuận. Để triển khai chiến lược thâm nhập thị trường trong thời gian tới, thiết nghĩ VHHCNVN cần mở rộng nguồn vốn vay tín dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu tài chính khá lớn.

CHƯƠNG III. CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆN HĨA HỌC CƠNG

NGHIỆP VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách triển khai chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng của viện hóa học công nghiệp việt nam (Trang 37 - 40)