6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
2.4. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TRIỂN KHA
2.4.2. Thực trạng nhận diện thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trong triển kha
2.4.2. Thực trạng nhận diện thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trong triển khaichiến lược chiến lược
2.4.2.1 Nhận diện tập khách hàng mục tiêu và định vị thị trường
Phạm vi thị trường.
Theo bà Đỗ Thu Hương – giám đốc kinh doanh của VHHCNVN, trong hai năm gần đây và thời gian tới Viện sẽ phát triển mạnh theo hướng mở rộng phạm vi thị trường kinh doanh ra các tỉnh lân cận khu vực đồng bằng sông Hồng. Với mục tiêu này, tỷ trọng thị trường khu vực Hà Nội sẽ giảm bớt, nhường chỗ cho tỷ trọng khu vực đồng bằng sơng Hồng. Với xu thế cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như các chính sách hỗ trợ nơng thơn mới, đã tạo ra nhu cầu về hóa chất,phâm đạm, nguyên vật liệu cho các công ty dược phẩm…tăng tại đồng bằng sông Hồng đặc biệt là các tỉnh thành lân cận thành phố Hà Nội như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam…
Tập khách hàng mục tiêu.
Theo bà Đỗ Thu Hương: Đối tượng khách hàng mục tiêu của VHHCNVN phân theo yếu tố quy mô dự án rất cụ thể với 3 tập khách hàng là: Doanh nghiệp,công ty dược phẩm, phân bón..và dự án trọng điểm. Cơng ty cung cấp ra thị trường các sản phẩm về hóa chất, lọc hóa dầu, thuốc tuyển quặng, fomalin, curcumin…. Đối với sản phẩm Curcumin thì khách hàng mục tiêu chính là các cơng ty dược phẩm, công ty thuốc, và người tiêu dùng.
2.4.2.2 Quản trị mục tiêu ngắn hạn
Dưới đây là bảng mục tiêu ngắn hạn theo các năm từ năm 2015 đến năm 2020 của Viện Hóa học Cơng nghiệp Việt Nam
2015 Đẩy mạnh nghiên cứu, tích hợp áp dụng cơng nghệ mới trong lĩnh vực hóa chất.
2016 Trở thành Viện hàng đầu Việt Nam về cung cấp các nghiên cứu, các dự án sản xuất hóa chất ứng dụng cơng nghệ cao.
2017 Mở rộng phạm vi thị trường sang phía đơng Bắc nước ta, nâng cao quy mô sản xuất kinh doanh.
2018 Phấn đấu hoàn thiện dự án theo tiêu chuẩn quốc tế.
2019 Mở rộng hợp tác quốc tế. tăng quy mô nghiên cứu và sản xuất kinh doanh
( Nguồn văn bản báo cáo thường niên 2014)
Bảng 2.1: Mục tiêu ngắn hạn của VHHCNVN từ năm 2015 đến năm 2020.
0% 40% 80% Kém Yếu TB Khá Tốt
Hình 2.1: Biểu đồ đánh giá hiệu quả cơng tác quản trị mục tiêu ngắn hạn
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
Nhìn chung cơng tác quản trị mục tiêu ngắn hạn của VHHCNVN được xếp hạng trung bình khá, ta có thể thấy tất cả các tiêu chí đánh giá đều được xếp hạng trung bình và khá nhiều. Cụ thể từng tiêu chí như sau:
- Tính phổ biến trong cơng ty: chỉ tiêu này được đánh giá ở mức khá (60%) và trung
bình (40%). Đây chưa hẳn là con số khả quan do mỗi một mục tiêu được đưa ra cần phải được truyền tải cho tất cả nhân viên trong cơng ty biết được, có như vậy nhân viên mới biết được phương hướng phấn đấu thực hiện.
- Rõ ràng và đo lường được: chỉ tiêu này có vẻ khả quan hơn khi có 20% ý kiến
đánh giá tốt, 50% đánh giá khá và 30% đánh giá trung bình.Theo điều tra, các bộ phận đều đưa ra các mục tiêu ngắn hạn định lượng được để có căn cứ cụ thể phấn đấu.
- Hợp lý và có tính thách thức: chỉ tiêu này cũng được đánh giá ở mức khá (10% tốt,
50% trung bình, 40% tốt). Các chỉ tiêu được đưa ra muốn hợp lý thì phải căn cứ nhiều yếu tố, tuy vậy, do trình độ hạn chế của các nhà quản trị nên các mục tiêu ngắn hạn đưa ra có đơi lúc đi xa thực tế. Điều này cần hạn chế và được khắc phục.
- Mục tiêu gắn với thưởng phạt: đây là chỉ tiêu được đánh giá kém nhất trong 4 chỉ
tiêu (10% tốt, 40% khá, 40% trung bình, 10% yếu). Theo bà Dương Thị Hằng–quản lý nhân sự của VHHCNVN, hiện tại cơng ty vẫn đang áp dụng hình thức thưởng cho đội sản xuất, kinh doanh vượt thời gian và kế hoạch đã định nhưng vẫn đảm bảo việc kiểm tra sát hạch chất lượng. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao.