Những tồn tại cần giải quyết

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách triển khai chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng của viện hóa học công nghiệp việt nam (Trang 41 - 43)

6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.1. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG

3.1.2. Những tồn tại cần giải quyết

Bên cạnh những thành công, công tác triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của VHHCNVN còn tồn tại nhiều hạn chế, có thể kể đến:

Về phân tích tình thế chiến lược thâm nhập thị trường

- VHHCNVN đã phân tích và tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của DN, nhưng khả năng vận dụng các yếu tố đó để mang lại hiệu quả cho mình là chưa cao.

- Cơng ty vẫn cịn mải mê tìm những thế mạnh của mình để khai thác mà quên mất việc khắc phục những điểm yếu như: xây dựng một phòng ban marketing, nâng cao chất lượng của hoạt động nghiên cứu và phát triển... Bởi các yếu tố đó là chìa khóa cho hoạt động thâm nhập thị trường thành cơng.

- Viện chỉ dừng lại ở việc phân tích SWOT mà các hoạt động này lại chưa chú ý tới quá trình kiểm tra, đánh giá kèm theo, chỉ quan tâm tới việc thực hiện các hoạt động theo từng giai đoạn.

Về nhận diện chiến lược thâm nhập thị trường:

Trong quá trình nhận dạng CLTNTT, bên cạnh việc xác định đúng thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, phương thức cạnh tranh, VHHCNVN còn hạn chế về mặt nghiên cứu thị trường nắm bắt nhu cầu, tâm lý thay đổi của khách hàng.

Về nhận dạng mục tiêu ngắn hạn.

Mục tiêu ngắn hạn mà đưa ra chưa có sự chính xác và khả thi cao. Minh chứng là năm 2014, doanh thu thực tế mà công ty chỉ đạt được khoảng 70% mục tiêu đề ra. Doanh thu còn khá thấp so với chỉ tiêu, lợi nhuận thì đã vượt nhưng thị phần cịn chưa đạt được một nửa chỉ tiêu.

Về chính sách marketing

- Chính sách sản phẩm: Sản phẩm curcumincủa VHHCNVN được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, danh mục hàng hóa khá đa dạng tuy nhiên mới chỉ đa dạng ở một mức độ nhất định. Điều này làm giảm một phần sức hút của sản phẩm với khách hàng. Mặt khác, công tác nghiên cứu thị trường cịn kém, các sản phẩm chưa có sự đồng bộ nhất định về chất lượng, kiểu dãng và mẫu mã và thường đi theo xu thế tiêu dùng chung nên gặp khó khăn trong việc đón đầu được xu thế mới.

- Chính sách giá: VHHCNVN chưa có các căn cứ định giá linh hoạt. Việc định giá dựa trên sản phẩm làm giảm sức cạnh tranh về giá đối với sản phẩm của doanh nghiệp khi triển khai CLTNTT.

- Chính sách phân phối: Kênh phân phối trực tiếp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kênh phân phối, mặt khác, chi phí bán hàng chi cho một khách hàng trực tiếp sẽ lớn hơn nhiều nếu VHHVNVN triển khai CLTNTT đặc biệt với các đoạn thị trường mở rộng. Bởi vậy phải có chính sách thay đổi cơ cấu kênh phân phối hợp lý, phát triển và khai thác các kênh phân phối mới một cách hiệu quả. Kênh phân phối cấp 1 còn hạn chế và chỉ có ở một số điểm, chưa trải rộng ra phạm vi toàn miền Bắc. Đối với việc mở rộng kênh phân phối nhằm thực hiện CLTNTT thì VHHCNVN cịn đối mặt với vấn đề kho, địa điểm

kinh doanh, chi phí vận chuyện, những vấn đề đó làm tăng chi phí sản phẩm cũng như làm tăng số vốn đầu tư của Viện.

- Chính sách xúc tiến: Các công cụ xúc tiến chưa được Viện sử dụng một cách đồng bộ, chỉ có cơng cụ xúc tiến bán được sử dụng nhiều hơn cả với hình thức khuyến mại, giảm giá, tăng chiết khấu là chủ yếu. Các cơng cụ xúc tiến cịn lại hầu như không được đầu tư sử dụng. Điều này là hạn chế lớn làm giảm tính đồng bộ trong triển khai CLTNTT của doanh nghiệp.

Về chính sách nhân sự: Đơi khi một nhân viên trong công ty phải đảm nhiệm

nhiều công việc khác nhau, gây áp lực cho nhân viên. Trong quá trình triển khai CLTNTT VHHCNVN chưa có chế độ khen thưởng với các đơn vị đạt doanh số cao nên chưa tạo được động lực làm việc tốt nhất cho nhân viên.

Về phân bổ ngân sách: Nguồn vốn cho việc phân bổ nguồn tài chính dành cho

chiến lược thâm nhập thị trường của VHHCNVN còn chưa đồng đều, chỗ thừa chỗ thiếu, gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách triển khai chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng của viện hóa học công nghiệp việt nam (Trang 41 - 43)