Thực trạng phân tích tình thế chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạch định chiến lƣợc kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng và thƣơng mại an mỹ (Trang 36 - 38)

4 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6. Kết cấu đề tài

2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty

2.3.2. Thực trạng phân tích tình thế chiến lược kinh doanh

2.3.2.1. Thực trạng phân tích mơi trường bên ngồi

Dựa trên kết quả phỏng vấn ông Nguyễn Kim Tuấn – Giám đốc công ty về các tác nhân mơi trường bên ngồi chủ yếu tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn, tác giả đã tiến hành điều tra lấy ý kiến của ban lãnh đạo cũng như nhân viên trong công ty về sự ảnh hưởng của các tác nhân đó. Kết quả như sau:

Đơn vị: (%)

Hình 2.4. Đánh giá các nhân tố mơi trường bên ngồi doanh nghiệp (Nguồn: kết quả điều tra)

Dựa vào hình 2.4, tác giả chia các tác nhân thành 2 nhóm nhân tố là Cơ hội và Thách thức, cụ thể như sau:

• Cơ hội

Nền kinh tế hội nhập thế giới, mở rộng thị trường (70%): Nền kinh tế hội nhập thế giới, mở rộng thị trường, giúp cho công ty dễ đầu tư vốn nước ngoài để sản xuất sản phẩm tại Việt Nam một cách dễ dàng hơn, tận dụng được nguồn chi phí thấp và giá nhân cơng rẻ.

Tiềm năng từ thị trường trong nước(80%): Việt Nam là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm ở Đông Nam Á tập trung nhiều khu công nghiệp cũng như các doanh nghiệp, cơng ty kinh doanh nước ngồi sẽ là thị trường hứa hẹn đầy tiềm năng cho cơng ty.

• Thách thức

Sự biến động của tỷ giá hối đoái( 75%): Do các máy móc mà cơng ty đang sử dụng để sản xuất đều được nhập khẩu trực tiếp từ công ty ở Đài Loan và từ các nước khác, thanh toán bằng ngoại tệ nên tỷ giá hối đoái thường xuyên biến động ; đây là thách thức lớn với doanh nghiệp.

Gia tăng đối thủ cạnh tranh nội địa(100%): Ngành sản xuất sản phẩm nhơm, kính là một ngành khá hấp dẫn, khi mà công nghệ khoa học ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhơm kính ngày càng tăng cao. Trong khi thi trường Việt Nam là một khu vực vó quy mơ dân số đơng, tiêu thụ các sản phẩm nhơm, kính ngày càng lớn, dẫn tới sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh vào ngành sản xuất sản phẩm nhơm, kính ngày càng nhiều.

Sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng nước ngoài(100%): Do nhập khẩu 100% vật liệu, sản phẩm nước ngoài nên đây là thách thức lớn với doanh nghiệp.

2.3.2.2. Thực trạng phân tích mơi trường bên trong

Dựa trên kết quả phỏng vấn ông Nguyễn Kim Tuấn – Giám đốc công ty về các tác nhân môi trường bên trong chủ yếu tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn, tác giả đã tiến hành điều tra lấy ý kiến của ban lãnh đạo cũng như nhân viên trong công ty về sự ảnh hưởng của các tác nhân đó. Kết quả như sau:

(Nguồn: kết quả điều tra)

Hình 2.5: Đánh giá các nhân tố môi trường bên trong tại công ty công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại An Mỹ

Dựa vào hình 2.3, tác giả chia các tác nhân thành 2 nhóm nhân tố là điểm mạnh

và điểm yếu, cụ thể như sau: • Điểm mạnh

Năng lực quản lý của lãnh đạo cấp cao (80%): Các nhà quản trị cấp cao của công ty luôn được đánh giá là những nhà quản lý giỏi, có tác phong quản trị chuyên nghiệp, năng lực tổ chức quản lý tốt và luôn đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.

Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao (75%): Công ty luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, ln đặt ra tiêu chí chất lượng là hàng đầu.

Năng lực quản trị thu mua đa dạng, đảm bảo chất lượng và giá sản phẩm (70%): do có vốn đầu tư 100% nước ngồi, hầu hết các ngun liệu, máy móc đều được nhập khẩu từ cơng ty mẹ bên Hàn Quốc nên nguồn vào ổn định và được đảm bảo về chất lượng nguồn hàng.

Thương hiệu sản phẩm được biết đến rộng rãi (75%): Sau một thời gian hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, công ty đã hợp tác thành công các dự án tên tuổi, tạo được uy tín trên thị trường.

• Điểm yếu

Năng lực truyền thông, xúc tiến cho sản phẩm kém hiệu quả (90%): Hiện tại công ty mới chủ yếu truyền thông cho sản phẩm qua website và gửi hồ sơ giới thiệu sản phẩm tới các chủ đầu tư dự án. Do đó hoạt động xúc tiến chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

Chưa phong phú về chủng loại sản phẩm ( 90%): hiện nay số lượng chủng loại sản xuất của cơng ty cịn ít, chỉ tập trung vào một số cấu kiện điện tử máy tính nhất định.

Năng lực hậu cần chưa đáp ứng được các đơn hàng lớn (75%): hiệu quả năng suất sản xuất cịn hạn chế, số lượng nhân cơng chưa đồng đều nên chưa thể đáp ứng được những đơn hàng rất lớn.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạch định chiến lƣợc kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng và thƣơng mại an mỹ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)