Các kết luận thực trạng triển khai chiến lược phát triển thị trường của Công

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạch định chiến lƣợc kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng và thƣơng mại an mỹ (Trang 45 - 48)

4 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6. Kết cấu đề tài

2.3. Các kết luận thực trạng triển khai chiến lược phát triển thị trường của Công

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại An Mỹ

2.3.1. Những thành công đạt được

Qua nghiên cứu thực trạng tình hình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại An Mỹ trong những năm qua, nhận thấy công ty đã đạt được những thành công sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp luôn tự hào về chất lượng sản phẩm, và đó cũng chính là lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. Do năng lực quản trị nguồn cung ứng tốt, nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, chất lượng.

Thứ hai, về tập khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và định vị sản phẩm. Công ty đã chỉ ra rõ các khách hàng mục tiêu mà doanhnh nghiệp hướng tới là khách hàng tổ chức, các nhà phân phối . Như vậy, công ty đã thành công trong việc xác định thị trường mục tiêu, nắm được những đặc điểm, nhu cầu thị hiếu của khách hàng trên thị trường để từ đó định hướng chiến lược kinh doanh tốt hơn. Từ đó nắm bắt được tâm lý tiêu dùng và làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng đồng thời tạo được sự khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh và tạo được hình ảnh tốt nhất trong tâm trí người tiêu dùng.

Thứ ba, phân bổ nhân sự trong công ty đã được chú trọng và phân bổ khá hợp lý. Thứ tư, đối với các yếu tố môi trường kinh doanh tác động tới hoạt động của doanh nghiệp, thông qua phỏng vấn ban quản trị cấp cao, nhận thấy doanh nghiệp đã nhận dạng được các nhân tố môi trường bên trong, bên ngồi ảnh hưởng tới cơng tác hoạch định chiến lược kinh doanh.

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những thành công đạt được kể trên, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại An Mỹ còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh:

Thứ nhất, nhận thức của các nhà quản trị cấp cao trong công ty về tầm quan trọng của công tác hoạch định chiến lược cịn thấp. Cho rằng, cơng tác hoạch định chiến lược kinh doanh là không cần thiết thực hiện thường xuyên, gây tốn kém.

Thứ hai, trong q trình phân tích mơi trường kinh doanh, doanh nghiệp khơng thường xuyên tiến hành công việc mà chỉ phân tích khi cần thiết. Trong khi phân tích cũng khơng sử dụng các cơng cụ hỗ trợ như mô thức IFAS, EFAS,…Việc không sử dụng các công cụ này vào hỗ tợ cho q trình phân tích mơi trường kinh doanh là cho

doanh nghiệp không đánh giá được khả năng phản ứng của mình trước các tác động của mơi trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Thứ ba, trong phân tích tình thế chiến lược kinh doanh, cơng ty chưa sử dụng mô thức TOWS làm công cụ hỗ trợ cho vieeuc xác lập các định hướng chiến lược kinh doanh. Ban lãnh đạo công ty định hướng các chiến lược chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quản lý nhiều năm của mình. Do đó, các định hướng này được xác lập đều mang tính chất định tính cao.

Thứ tư, sản phẩm của cơng ty chưa đa dạng hóa về chủng loại, giá cả. Các chính sách marketing của công ty chưa thực sự đem lại hiệu quả cho cơng ty. Trong đó hình thức quảng cáo còn chưa được quan tâm đến, các hoạt động xúc tiến bán ít khi được sử dụng.

Thứ năm, nhân viên trong công ty cần được đào tạo nhiều hơn nữa để có trình độ tay nghề chun nghiệp hơn, gia tăng sản xuất để có thể đáp ứng các đơn hàng lớn một cách nhanh hơn.

2.3.3. Nguyên nhân còn tồn tại hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Trình độ chun mơn của các cán bộ quản lý còn kém. Số cán bộ được đào tạo chuyên sâu về quản trị chiến lược nói chung và hoạch định chiến lược nói riêng cịn thiếu. Chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức như các công cụ trong phân tích và lựa chọn chiến lược,…năng lực lãnh đạo nói chung và năng lực tổ chức chưa theo kịp với sự phát triển của quản trị doanh nghiệp hiện đại, khơng được cập nhập một cách có hệ thống.

Cơng ty chưa có bộ phận chuyên trách về quản trị chiến lược, để nghiên cứu diễn biến thị trường và môi trường kinh doanh một cách thường xuyên,liên tục. Do đó, trình độ phân tích các yếu tố mơi trường của cơng ty cịn chưa thật sự tốt, dẫn đến việc nhận định sai tầm quan trọng của các yếu tố trong mơ hình phân tích mơi trường, nguồn cung thơng tin chưa đa dạng và không cập nhật kịp thời.

Công tác nhân sự chưa được chú trọng với các hoạt động đào tạo và phát triển, nhân viên đều thực hiện trong công ty với sự kèm cặp của nhân viên cũ mà ít khi có buổi tổ chức hồn thiện kiến thực hoặc đi học ở bên ngoài doanh nghiệp.

Sự khác biết văn hóa dẫn tới khó khăn trong quản lý do giám đốc, và một số nhân viên là người ngoại quốc.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan:

Môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi và diễn biến phức tạp và bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô như: lạm phát, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đối. Điều này làm cho cơng ty nhiều khi lao đao chỉ còn nghĩ đến tồn tại trước mắt chứ không nghĩ đến chiến lược lâu dài.

Thủ tục hành chính cịn nhiều phiền hà, phức tạp, đặc biệt là các quy định chồng chéo khi thực hiện thơng qua cho hàng hóa nhập khẩu. Chính phủ đánh thuế khá cao các sản phẩm linh kiện điện tử, dù đang có xu hướng giảm nhưng đã gây khơng ít khó khăn cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

XÂY DỰNG AN MỸ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạch định chiến lƣợc kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng và thƣơng mại an mỹ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)