I. XÂY DỤNG MỘT CHẾ ĐỘ GIEO TRổNG HỢP LÝ
c) Chọn giống tốt, sạch sâu ,n ấm bệnh đề làm giốn g:
Ngay trong thòi kỳ thu hoạch cần phải tiến hành chọn lựa giống cho vụ sau. Hạt, củ để làm giống phải được bảo quản tốt, đặc biệt là cần phải có giàn, cao và thống, khơ...
Trong q trình bảo quản giống phải thưòng xuyên kiểm tra, loại bỏ hạt, củ giống xấu, hư hỏng do sâu mọt, nấm bệnh và khử trùng tốt.
IU. SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHÍNH PHỊNG TRỪ SẦU BỆNH
Bằng các biện pháp canh tác nêu trên về co’ bản có thể hạn chê được sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh, đổng thòi tạo điểu kiện cho cây rau sinh trưởng phát triển tốt, trồng cây giống khoe mạnh là một trong những nguyên tắc của phòng trừ tổng họp.
Sau khi trổng, nếu sâu bệnh xuất hiện, cần phải có biện pháp xử lý đúng nhất, tuỳ tình hình cụ thể, ữên co’ sỏ điều tra
phân tích hệ sinh thái đổng ruộng để lựa chọn các biện pháp giải quyết hiệu quả và an toàn nhất.
1. Biện pháp th ủ công:
Từ xa xưa người trổng rau đã có ý thức bắt giẽt sâu, ngắt bỏ các lá bị rộp đen, lá vàng ứa hoặc ngọn búp bị xoăn vói ý muốn làm cho ruộng rau đưọc sạch, đẹp, xanh tốt đều. Như vậy trong thực tế sản xuất và kết quả ứng dụng trong biện pháp quản lý tổng họp dịch hại cây trổng cho thấy đây là biện pháp có hiệu quả thiết thực, vừa rẻ tiền, vừa an tồn cho mơi trường và con người. Biện pháp thủ công này phải làm thường xuyên, kết họp trong quá trình chăm sóc, làm cỏ, thu hoạch...đặc biệt cần áp dụng triệt để trên diện tích nhỏ, các loại rau khơng qua nấu chúi.
2. Biện pháp vật lý:
Dựa vào đặc điểm của các loài sâu hại để tiến hành trừ sâu bằng biện pháp sử dụng ánh sáng, mùi vị, màu sắc...gọi chung là biện pháp vật lý như: bẫy đèn, bẫy bả chua ngọt có mùi vị men rượu, bẫy dính màu vàng.
Đốỉ vói một số trưởng thành sâu hại rau như sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu đục quả đậu đố...có xu hướng ưa ánh ! sáng nhẹ do vậy ban đêm có thể dùng bẫy đèn để bắt bưóm vặl các loại sâu khác ngồi đồng ruộng vào thịi điểm bướm ra lộ. I Dùng bả chua ngọt có mùi thom của rượu để bắt bưóm sâu xám, sâu khoang... và dùng bẫy dính màu vàng để thu hút bọ
phấn, trắng, các loại sâu khác. 82
Tuy nhiên khi dùng các loại bẫy bả này phải lưu ý vì có một số lồi thiên địch có thể cũng bị thu hút, do vậy phải chọn lọc các biện pháp cho phù hợp.
3. Biện pháp sinh học:
Trên đồng ruộng nói chung và ruộng rau nói riêng, ngồi các loại sâu hại cịn rất nhiều cơn trùng, vi sinh vật (như nấm, vi khuẩn, virút ) có ích được gọi chung là các thiên địch hay cịn gọi là "bạn nhà nơng". Các loại thiên địch sẽ giúp con
người khống chế các loại dịch hại rau (xem phần dưói).
Biện pháp sinh học phòng trừ dịch hại là việc sử dụng, bảo vộ, duy trì và thúc đẩy sự phát triển của thiên địch trong hệ sinh thái đổng ruộng. Trước hết phải hạn chế và loại bỏ các loại thuốc trừ sâu có độc tố cao và phổ diệt sâu rộng. Hay nói một cách khác là phải quản lý đổng ruộng bằng các biện pháp khác để loại dần việc sử dụng thuốc trừ sâu cho cây trồng nói chung và cây thực phẩm nói riêng, đây là quyết định cần thiết để bảo vê sức khoẻ cho con ngưịi, vì cây thực phẩm các loại là nguồn thức ăn hàng ngày, cung cấp sinh tố, đạm, đưòng thực vật, trong đó có rất nhiều loại phải ăn tươi, không qua chế biến.
Dùng các loại thuốc vi sinh để trừ sâu cho cây thực phẩm như chế phẩm vi khuẩn gây bệnh cho sâu Bt (Bacillus thuringiensis), hiện nay đã được sản xuất và dùng phổ biến ở nưóc ta.
Dùng chế phẩm NPV ( vừút gây bệnh cho sâu). Loại viriít này có thể tìm thấy ngồi đồng ruộng một số loại sàu bị chết tự nhiên do virút. Không phái tất cả các loại sâu đều bị nhiễm một loại virút, mà mỗi loại virút chỉ có thể gây bệnh cho 1 hoặc 2 loại sâu nhất định.
Dùng nấm đối kháng để khống chế sâu hại (nấm gây bệnh cho sâu) loại nấm này cũng có trong tự nhiên.
NIIŨNG THIÊN ĐỊCH CHÍNH ( SINH VẬT CĨ LỢI) CÓ THE KHỐNG CHẾ MỘT s ố SÂU HẠI TRÊN CÂY THựC PHAM