II. Thực trạng về hoạt động nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của
1. Kim ngạch và các mặt hàng nhập khẩu:
Như trên đã nói, vai trị của máy vi tính và phụ kiện máy vi tính rất quan trọng, việc nhập khẩu mặt hàng này đã đóng góp phần khơng nhỏ cho nước nhà. Do nhu cầu thị trường trong nước tăng, khả năng của Việt nam hiện tại không đáp ứng được nên lượng nhập khẩu ngày càng tăng.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm1997 giá trị nhập khẩu các thiết bị máy tính, linh kiện tin học là 130 triệu USD, chiếm 1,2% kim nghạch nhập khẩu của cả năm và tăng 30% so với năm trước. Tuy nhiên, giá thành nhập khẩu của các thiết bị tin học lại giảm từ 15-20%. Năm 1997, Việt nam nhập khẩu 900 máy PC- server hầu hết của các hãng tên tuổi trên thế giới. Đến năm 2000, giá trị nhập lên đến 187 triệu USD, chiếm 1,4% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2000, tăng 17% so với năm 1999. Các hãng lớn như IBM, COMPAQ, SONY, LG, SAMSUNG,... đã có mặt ở thị trường Việt nam, nhưng con đường nhập khẩu chính từ các nước Đơng Nam Á, đứng đầu là Singapo với 57%, Đài loan 11,5%, Hồng kông 5,5%, Mỹ 11%, Thái lan 4,28%, Hàn quốc 5%, Malaixia 2%.
FPT là công ty kinh doanh về sản phẩm tin học hàng đầu Việt nam hiện nay, công ty đã nhập khẩu ngay từ khi mới thành lập với hợp đồng cho Viện Hàn lâm Khoa học Liên xô (cũ). Kinh doanh trong lĩnh vực tin học bao gồm cả phần cứng và phần mềm, nhưng phần mềm chỉ chiếm khoảng 5% doanh thu, điều đó cho thấy vai trị phần cứng là quan trọng đối với hoạt động nhập khẩu tại Việt nam, các sản phẩm này đều nhập từ nước ngoài và cần phải lựa chọn thị trường phù hợp.
Bảng 1: Hàng nhập khẩu của công ty trong các năm 1998-2000
Đơn vị: Trị giá: Triệu USD
Tỷ trọng: %
Năm Mặt hàng 1998 1999 2000 Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng 1.Phi tin: -Đồ dùng nhà bếp -Điện thoại di động -Máy fax, nhắn tin -Thiết bị cho y tế -Thiết bị điện -Máy móc khác 5,685 26,0 2,79 13,0 2,50 11,00 0,875 4,0 0,10 0,5 0,00 0,00 2,159 9,8 2,16 10,0 2,30 9,60 0,200 0,9 0,10 0,5 0,00 0,00 0,760 3,5 0,03 0,2 0,04 0,20 0,366 1,7 0,05 0,3 0,06 0,30 1,325 6,7 0,35 1,3 0,10 0,65 2.Tin học: -Máy vi tính (MVT) -Phụ kiện MVT
-Linh kiện tin học khác
16,164 74,0 18,926 87,0 21,5 89,00 11,896 54,0 13,804 64,0 14,20 59,00 3,533 16,0 5,083 23,0 7,00 29,00 0,735 3,4 0,039 0,2 0,30 1,25 Tổng 21,849 100 21,716 100 24,000 100 Nguồn: FPT
Từ những số liệu trên ta thấy hàng nhập khẩu tăng qua các năm, năm 1999
có giảm do tỷ giá của USD/VND tăng cao và tình trạng thiểu phát xảy ra ở Việt nam. Năm 1998 kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng 0,15% so với năm 1997, năm 2000 kim ngạch nhập khẩu tăng so với năm 1999 là 10,5%.
Mặt hàng tin học là mặt hàng chính bao gồm máy vi tính, phụ kiện máy vi tính và các linh kiện tin học khác tăng đều qua các năm đạt tổng trị giá 16,164 triệu USD năm 1998 với tỷ trọng so với toàn bộ giá trị nhập khẩu là 74% lên 21,5 triệu USD và tỷ trọng cũng tăng lên 89% vào năm 2000. Trong khi đó giá trị nhập khẩu hàng phi tin lại liên tục giảm từ 5,685 triệu USD năm 1998 và chỉ còn 2,5 triệu USD vào năm 2000, có nghĩa giá trị giảm hơn một nửa trong vịng 2 năm. Đó là do trước đây cơng ty nhập khẩu uỷ thác cho các công ty không đủ khả năng nhập khẩu và với mục đích mở rộng thị trường nâng dần uy tín của FPT. Tuy nhiên sau khi
khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực xảy ra, tình hình khan hiếm ngoại tệ đã buộc công ty phải tiết kiệm ngoại tệ để tập trung vào những mặt hàng có giá trị gia tăng cao thuộc hàng phi tin và mặt hàng tin học là mục đích kinh doanh chính.
Trong tổng giá trị nhập khẩu hàng tin học, máy vi tính và phụ kiện chiếm giá trị khá lớn và xu hướng tăng nhanh trong khi các linh kiện tin học khác có chiều hướng giảm xuống. Mặt hàng máy vi tính đạt giá trị 11,896 triệu USD năm 1998, tỷ trọng là 54% tổng kim ngạch nhập khẩu tăng lên đến 14,2 triệu USD trong năm 2000 với tỷ trọng 59%. Tương tự vậy, giá trị kim ngạch nhập khẩu phụ kiện máy vi tính năm 1998 chỉ chiếm tỷ trọng 16%, giá trị nhập khẩu là 3,533 triệu USD nhưng đến năm 2000 chiếm tỷ trọng so với tổng nhập khẩu cao hơn nhiều đạt 29% với giá trị 7 triệu USD. Riêng hàng linh kiện tin học khác giảm chỉ còn 0,3 triệu USD năm 2000 so với 0,735 triệu USD năm 1998. Tuy nhiên tốc độ tăng trung bình trong 3 năm của máy vi tính chỉ tăng gần 10%/năm trong khi tốc độ tăng của phụ kiện máy vi tính là 40%/năm. Điều đó cho thấy vai trị của phụ kiện máy vi tính ngày càng quan trọng đối với việc kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu.
Hàng phi tin học tất cả đều giảm, chỉ riêng mặt hàng điện thoại di động không những không giảm như các mặt hàng khác mà vẫn tiếp tục tăng và chiếm hầu hết giá trị nhập khẩu của phi tin. Nhận thấy nhu cầu về mặt hàng điện thoại di động đang tăng lên đồng thời Singapo là thị trường có mối quan hệ với cơng ty khá lâu lại có nhiều đại lý lớn hàng điện thoại di động nên công ty quyết định nhập về. Năm 1998 tỷ trọng của mặt hàng này so với giá trị nhập khẩu hàng phi tin là 38% đã tăng vọt lên tới 92% trong năm 2000. Hai mặt hàng phi kim là đồ dùng nhà bếp và máy fax, máy nhắn tin sang đến năm 2000 không nhập nữa.
Cũng theo bảng trên ta thấy năm 1999 giá trị hàng nhập khẩu giảm và thấp nhất trong 3 năm, đó là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và tình trạng thiểu phát đã xảy ra. Mặc dù vậy, giá trị hàng nhập khẩu của máy vi tính và phụ kiện vẫn tăng cho thấy nhu cầu về hai mặt hàng này cao hơn rất nhiều so với các mặt hàng khác tại Việt nam.
Đối với mặt hàng máy vi tính, giá trị nhập khẩu tăng nhưng năm 1998 có tình trạng giảm do cơng ty chuyển sang kinh doanh cả mặt hàng phi tin học và chú trọng chỉ nhập những hàng hiệu. Năm 1999 tăng so với 1998 là 16%, năm 2000 giá trị nhập về của sản phẩm máy vi tính chỉ tăng 2,9% so với năm 1999.
FPT có các khách hàng lớn là những cơ quan, các trung tâm nhà nước, thường thực hiện cho họ thơng qua các dự án lớn có khi lên tới hàng triệu USD như Ban chỉ đạo chương trình Cơng nghệ quốc gia 2000, Ban quản lý ứng dụng tin học+Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thuỷ lợi, Ngân hàng liên doanh, Tổng cục Đầu tư,...,đặt mua với số lượng lớn, do đó lượng xuất kho cho mỗi hợp đồng khá nhiều địi hỏi cơng ty phải có hệ thống kho bãi khá rộng, điều kiện mơi trường thích hợp bảo quản chất lượng hàng đồng thời công tác vận chuyển cũng phải tương đối cơ động và an toàn. FPT đều làm tốt cơng tác này, do đó khách hàng tin tưởng vào chất lượng của máy nhập về và đội ngũ kỹ thuật lắp đặt máy tính của cơng ty.
Tiềm năng thị trường trong nước lớn, khả năng của cơng ty có vốn giành cho nhập khẩu là cao, khơng bị ràng buộc bởi các hoạt động khác. Trong thời gian tới FPT phấn đấu để nâng kim nghạch nhập khẩu lên, nâng hiệu quả kinh doanh cao hơn và hàng nhập về ngày càng có tính cạnh tranh.