Kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của công ty FPT (Trang 63 - 69)

III. Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu máy vi tính và

1. Kết quả đạt được:

Trong thời gian qua công ty đã đạt được những kết quả rất đáng chú ý được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 7: Các chỉ tiêu đạt được của công ty FPT qua các năm

1998-2000 STT Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 1 Doanh thu (Tỷ đồng): 516 543 833 -Hàng nhập khẩu 322 440 640

-Máy vi tính và phụ kiện máy vi tính 229 380 570

2 Lợi nhuận (Tỷ đồng): 0,90 1,02 1,40

-Hàng nhập khẩu 0,70 0,96 1,30

-Máy vi tính và phụ kiện máy vi tính 0,49 0,83 1,14

3 Nộp ngân sách (Tỷ đồng) 73,00 76,00 120,00 4 Lương bình quân/người (Triệu đồng) 1,50 1,80 2,10 5 Số cán bộ công nhân viên (Người) 420 512 600

1.1. Doanh thu tăng liên tục qua các năm:

Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào người ta cũng đều nhìn vào tình hình doanh thu của cơng ty qua các năm. Nó phản ánh được quy mơ hoạt động, tiềm lực của doanh nghiệp mặc dù không phải chỉ phản ánh hiệu quả kinh doanh.

Theo bảng trên ta thấy doanh thu qua các năm tăng khá mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước trong khu vực nói chung và của Việt nam nói riêng. Tốc độ tăng doanh thu năm 1998 so với năm 1997 là 40% nhưng đến năm 1999 chỉ tăng 5,2% cho thâý cuộc khủng hoảng tài chính khu vực ảnh hưởng khá mạnh đến tình hình kinh doanh của cơng ty. Năm 2000, nền kinh tế các nước nói chung vực dậy và doanh thu của FPT tăng 53% so với năm 1999, một tốc độ tăng kỷ lục với tổng doanh thu 833 tỷ đồng. Đó là do cơng ty đã cố gắng tìm kiếm nhiều mặt hàng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, đồng thời có nhiều biện pháp khuyến khích nhằm tăng lượng khách hàng cả phần cứng, phần mềm và các dịch vụ khác.

Doanh thu mặt hàng nhập khẩu tăng liên tục qua các năm, năm 1998 là 322 tỷ đồng và năm 2000 tăng gần gấp đôi đạt giá trị 640 tỷ đồng. Cho dù kinh tế gặp khó khăn năm 1999 nhưng tỷ trọng doanh thu của hàng nhập khẩu nói chung và máy vi tính, phụ kiện máy vi tính vẫn cao hơn các năm khác, doanh thu từ hàng nhập là 81% và doanh thu trị giá 440 tỷ đồng. Điều này cho thấy mặt hàng công ty nhập về được người tiêu dùng chấp nhận. Doanh thu hàng nhập khẩu chiếm trung bình 73% tổng doanh thu hàng năm của cơng ty, trong đó tỷ trọng doanh thu trung bình qua 3 năm gần đây từ hàng máy vi tính và phụ kiện máy vi tính chiếm 81% hàng nhập khẩu và 60% tổng doanh thu tồn cơng ty với doanh thu trung bình 393 tỷ đồng/năm, chứng tỏ vai trò rất lớn của kinh doanh hàng nhập. Tuy nhiên, tốc độ tăng trung bình từ năm 1998 đến 2000 khoảng 41% và của mặt hàng máy vi tính và phụ kiện là 58% nhưng xu hướng tăng doanh thu từ hai mặt hàng tin học chính đặc biệt là phụ kiện máy vi tính nhanh hơn hàng nhập nói chung. Điều đó cho thấy mặc

dù tình trạng chung các mặt hàng tiêu thụ chậm nhưng mặt hàng máy vi tính và phụ kiện của máy vẫn có doanh số tăng cao khơng chỉ ở giá trị tuyệt đối, nó là mặt hàng có giá trị gia tăng cao và đứng vững trên thị trường.

Trong bối cảnh tình hình khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp và tình trạng thiểu phát xảy ra nhưng công ty vẫn tăng doanh số bán của các mặt hàng nhập về, đây chính là sự nỗ lực của những người liên quan tới quá trình tiêu thụ hàng nhập khẩu.

Đạt được doanh thu lớn như vậy đó là do:

Thứ nhất, cơng ty đã tuyển chọn được đội ngũ nhân viên trẻ có trình độ và

năng lực, thực hiện tốt chiến lược đề ra với đường lối kinh doanh hiệu quả, công ty tạo được một mạng lưới phân phối và bán lẻ rộng khắp không chỉ ở Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà cịn ở các tỉnh lân cận khác.

Thứ hai, sự tăng trưởng của tồn ngành cơng nghệ thơng tin nói chung và tin

học nói riêng cũng tạo đà cho sự tăng trưởng về doanh thu.

Với thành tích doanh thu như trên nhưng cần phải xem xét hiệu quả hoạt động nhập khẩu để từ đó đưa ra biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động kinh doanh phù hợp với khả năng của mình, trong đó chỉ tiêu lợi nhuận là khá quan trọng.

1.2. Lợi nhuận tăng liên tục trong những năm gần đây:

Đối với mọi loại hình doanh nghiệp dù là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước hay các loại hình doanh nghiệp khác thì lợi nhuận ln là một trong các mục tiêu căn bản cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi nhuận không phải là lợi nhuận cao của đơn vị hàng hoá cụ thể mà phải là lợi nhuận tối đa, tức lợi nhuận thu được từ việc doanh nghiệp bán được nhiều hàng hoặc thu được từ nhiều nguồn thu khác.

Nhìn chung, cơng ty ln có bảng lợi nhuận khá lạc quan, đó là việc thực hiện tốt mục tiêu đề ra cho dù có những khó khăn ở thị trường trong nước và kinh tế trong khu vực, được thể hiện qua Bảng 7.

Nhìn vào số liệu ta thấy cũng như doanh thu, lợi nhuận tăng qua các năm. Do năm 1999 công ty chủ yếu kinh doanh mặt hàng nhập về còn bộ phận phần mềm rất ít nên tốc độ tăng lợi nhuận tồn cơng ty chậm 13% với giá trị 1,02 tỷ đồng so với tốc độ tăng lợi nhuận của mặt hàng nhập khẩu nói chung là 37%, giá trị đạt 0,69 tỷ đồng và máy vi tính, phụ kiện máy vi tính là 69% có giá trị là 0,83 tỷ đồng. Tốc độ tăng lợi nhuận của hàng nhập khẩu nói chung và máy vi tính, phụ kiện máy vi tính nói riêng đều lớn vào năm 1999 do cơng ty tập trung vốn nhập những mặt hàng có chiến lược lâu dài. Sang năm 2000, tốc độ này của tồn cơng ty tăng nhanh hơn của hàng nhập khẩu và bằng tốc độ của máy vi tính và phụ kiện máy vi tính khoảng 37% với tổng trị giá là 1,4 tỷ đồng. Dễ nhận thấy cơng ty kinh doanh có hiệu quả đối với những mặt hàng nhập khẩu, có nghĩa giảm được chi phí đặc biệt trong thời gian khủng hoảng tài chính khu vực .

Tỷ trọng lợi nhuận của hàng nhập khẩu so với tổng lợi nhuận chung của cơng ty trung bình trong ba năm gần đây là 88% cịn của hai mặt hàng chính là máy vi tính và phụ kiện máy vi tính khoảng 72%, cho thấy vai trị và tính hiệu quả trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh cũng như phương pháp kinh doanh. Năm 2000 tri giá lợi nhuận tăng so với năm 1998 là 2,3 lần tức từ 0,49 tỷ đồng lên 1,14 tỷ đồng. Đạt được giá trị tuyệt đối cao như vậy vì hàng máy vi tính và phụ kiện chiếm trên 70%, tốc độ tăng nhanh do nhu cầu lớn và chắc chắn đó là nỗ lực cố gắng của tất cả những người làm công tác nhập khẩu cũng như tiêu thụ hàng. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý tốc độ tăng lợi nhuận mặt hàng nhập khẩu cũng như của máy vi tính năm 2000 đều chậm hơn so với năm 1999 trong khi giá trị tuyệt đối như vậy không phải là quá lớn chỉ cần tăng 1% thì trị giá tuyệt đối tăng lên hàng tỉ.

1.3. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước:

Nộp ngân sách là nghĩa vụ đối với Nhà nước của tất cả các doanh nghiệp. Nộp ngân sách bao gồm các loại thuế như thuế doanh thu, VAT, thuế thu nhập,...và các loại lệ phí. Do là doanh nghiệp nhập khẩu nên các khoản nộp cho ngân sách Nhà nước nhiều hơn các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh doanh khác vì nộp

thêm thuế và lệ phí như thuế nhập khẩu, lệ phí Hải quan, lệ phí cầu đường,...và giá trị nộp ngân sách cũng tăng lên. Tốc độ tăng trung bình qua 3 năm 1998-2000 là 34%. Hàng năm tổng nộp ngân sách của công ty khá lớn năm 1998 đạt 73 tỷ đồng nhưng đến năm 2000 lên tới 120 tỷ đồng. Nghĩa vụ đối với nhà nước hàng năm công ty luôn thực hiện đủ tuy đến cuối năm vẫn cịn nợ khoảng 120 triệu. Do đó, FPT cần phải có những biện pháp để khắc phục tránh tình trạng nợ đọng.

1.4. Giải quyết việc làm ngày càng nhiều và làm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên:

Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động luôn được chú ý không phải chỉ ở tầm vĩ mô mà cả ở tầm vi mô như các doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh liên tục có lãi đã giúp cho công giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người lao động trong công ty. Số cán bộ công nhân viên hàng năm vẫn tăng đều đặn mặc dù nền kinh tế trong nước thực sự gặp khó khăn. Năm 1998 giải quyết cho 420 người có cơng ăn việc làm ổn định và năm 2000 con số này đã tăng lên 600 người.

Do hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt nên lương của cán bộ công nhân viên của công ty liên tục tăng qua các năm. Lương trung bình tăng 22%/năm trong 3 năm gần đây nhất từ 1,5 triệu đồng năm 1998 lên 2,1 triệu đồng vào năm 2000. (Xem bảng 7). Tiền lương của nhân viên thể hiện sự chăm lo đời sống của công ty đối với người lao động và FPT đã thực hiện đúng là mong muốn cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho anh em được ghi trong điều lệ hoạt động của FPT.

1.5. Đáp ứng nhu cầu trong nước với thị phần lớn:

Căn cứ theo số liệu về tổng giá trị thị trường tin học Việt nam của công ty dữ liệu IDC và doanh số tin học của FPT thì thị phần của FPT chiếm khoảng 9% thị trường tin học Việt nam. Nếu xét tổng giá trị thị trường tin học chỉ tính phần giá trị có thơng qua các doanh nghiệp tin học Việt nam thì FPT đạt khoảng 16%, riêng phần cứng đạt 30% thị phần cả nước do làm đại lý cho các hãng lớn trên thế giới và khách hàng chủ yếu là dự án (70%).

Hiện tại FPT có 350 đại lý lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các đại lý này kinh doanh các sản phẩm của nhiều hãng khác nhau thậm chí cả những sản phẩm cạnh tranh với FPT, vì vậy cơng ty đã dùng nhiều biện pháp khác nhau như tín dụng ưu đãi, giao hàng đúng hạn, hỗ trợ kỹ thuật hay khuyến mãi vào các dịp bán hàng quan trọng trong năm.

Thị trường tin học Việt nam đầy tiềm năng, khả năng đáp ứng trong các năm trước đây chỉ có hạn nên các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực này khá thành cơng, do đó rất nhiều doanh nghiệp nhảy vào kinh doanh. Tuy nhiên, với vị trí là một cơng ty lớn của nhà nước đã có uy tín từ lâu nên khách hàng thường là những dự án, thông thường dịch vụ đi kèm gồm lắp đặt hệ thống máy tính cũng như cài đặt phần mềm. Những cơ quan lớn thì hệ thống máy tính là khơng thể thiếu, nhu cầu ngày một tăng cao, có nhiều cơng ty hoạt động nhưng chỉ có được phần cứng hoặc phần mềm và rõ ràng FPT đều có ưu thế trong cả hai lĩnh vực này, việc trúng thầu đã giúp cơng ty mở rộng uy tín và nâng cao thị phần.

Lượng máy bán cho các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước chiếm 67%, đây là lượng khách hàng chính của cơng ty, doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức nước ngồi chiếm 19%, cịn lại là cá nhân và hộ gia đình. Đối với nhóm khách hàng tư nhân và tổ chức nước ngoài (chủ yếu là văn phòng đại diện) nhu cầu chưa cao và ở tầm vừa và nhỏ nên có khá nhiều cơng ty khác cạnh tranh với FPT. Tuy vậy, với chính sách thu hút đầu tư của nước ta ngày càng thơng thống thì triển vọng cho đối tượng này sẽ tăng. Phần lớn doanh số qua các năm của công ty đều thông qua nghiệp vụ bán buôn, đây là thị trường ổn định chiếm tới 80% dưới hai hình thức là bán chuyển thẳng và bán qua kho.

Riêng phụ kiện hình thức bán chủ yếu là bán buôn và số lượng bán cũng tăng khá cao, phần này ít làm theo dự án trừ cài cạc mạng.

Nhu cầu sử dụng loại máy PC tăng nên những năm trở lại đây công ty nhập nhiều chiếm 78%, tập trung của những hãng lớn.

FPT thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, các kỳ kiểm tra sát hạch gắt gao để khuyến khích, bắt buộc nhân viên trau dồi kiến thức và bản lĩnh kinh doanh. Các hoạt động này đã giúp cho FPT có được đội ngũ kỹ thuật và làm kinh doanh giỏi, tạo cho cơng ty có nhiều khả năng mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, cơng ty rất chú trọng đến hệ thống kênh phân phối gồm nhiều đại lý và các cửa hàng bán với những dịch vụ về bảo hành và sửa chữa tốt tạo điều kiện cho khách hàng đến với mình.

FPT cũng xác định rõ thị trường tin học ở Việt nam đủ rộng với hàng trăm doanh nghiệp tin học, là thị trường “chưa lành mạnh” mà thể hiện rõ nhất là việc cần hay khơng cần hố đơn khi giao dịch. Do đó, nắm được tâm lý khách hàng nên có chính sách rõ ràng, nhất qn, xác định đâu là nhà phân phối chính cho mình, đâu là đại lý cấp hai, đâu là người tiêu dùng để có thể thực hiện hiệu quả kênh phân phối. Nhằm tăng cường kết quả bán hàng cũng như tiếp tục giữ vững tiếng tăm trên thị trường. Hoạt động quảng cáo, xúc tiến được công ty tiến hành với các quảng cáo định kỳ trên báo và tạp chí chuyên nghành như: PC World, tin học và đời sống, Hà nội mới,...Thường xuyên mở các đợt khuyến mại, quay số trao thưởng và tham gia hội chợ triển lãm về tin học-CNTT trên cả nước.

Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, cho dù kinh doanh vẫn phát triển, lợi nhuận hàng năm vẫn tăng nhưng khơng thể khẳng định rằng khơng có bất cứ nhược điểm hay những khó khăn đang tồn tại trong công ty. Mọi cái đều cần phải nghiên cứu kỹ và đưa ra các biện pháp để giải quyết nhằm giảm thiểu những khó khăn đồng thời giữ uy tín trên thị trường ngày một cạnh tranh khốc liệt.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của công ty FPT (Trang 63 - 69)