Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của công ty FPT (Trang 97 - 104)

II. Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy vi tính

2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan:

Trong kinh doanh, doanh nghiệp thường gặp nhiều rủi ro do môi trường kinh doanh không ổn định. Nâng cao hiệu quả kinh doanh ln là mục đích của các doanh nghiệp. Song, kết quả cố gắng của tất cả các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức chính xác và có biện pháp ứng xử kịp thời, đúng đắn những tình huống ngẫu nhiên, bất định, những yếu tố nằm trong cũng như ngoài doanh nghiệp. Trên cơ sở những thời cơ và thuận lợi để thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, cơng ty khơng những phụ thuộc vào nỗ lực của tồn thể cán bộ, cơng nhân viên mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện khách quan như các chính sách sẽ được ban hành trong tương lai của Nhà nước. Tôi xin đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước để hồn thiện nhập khẩu ở Cơng ty FPT:

Nhà nước cần có các biện pháp xúc tiến để có thể sớm gia nhập các Cơng ước

quốc tế đa phương và ký kết các Hiệp định thương mại với nước ngoài, nhằm tạo lập cơ sở hạ tầng cho việc tự do buôn bán, mở rộng thị trường, là cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương.

Nhà nước cần ban hành các quy định về quản lý vốn và ngoại tệ một cách chặt chẽ, để đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán, ổn định tỉ giá và bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp.

Nhà nước cần hạn chế ban hành và loại bỏ các văn bản dưới luật không cần thiết do các Bộ, Ban, Ngành ban hành để tránh chồng chéo, mâu thuẫn nhau làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu không biết phải thực hiện theo văn bản nào.

Trong những năm gần đây, Nhà nước cũng đã có những sửa đổi tích cực trong cơ chế quản lý nhập khẩu, tuy nhiên văn bản cịn tồn tại những vấn đề chưa hợp lý. Tính cơng bằng, bình đẳng của luật pháp đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế cịn có sự phân biệt đối xử. Vẫn cịn xảy ra tệ nạn tiêu cực hối lộ đi ngược với chính sách của Đảng và Nhà nước. Các mặt hàng có trình độ cơng nghệ cao như các thiết bị tin học phục vụ cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước được khuyến khích nhập khẩu nhưng phải có sự thống nhất từ trên xuống. Đối với các linh kiện máy vi tính hiện nay phải chịu thuế suất nhập khẩu là 10% và không được giảm VAT, điều này rất thiệt thòi cho các doanh nghiệp nhập khẩu lắp ráp máy vi tính trong nước. Máy vi tính là mặt hàng chứa hàm lượng chất xám cao, Nhà nước cũng nên khuyến khích các doanh nghiệp lắp ráp để đáp ứng nhu cầu trong nước ngày một tăng và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

2.2. Kiến nghị đối với Bộ Thương mại:

-Bộ cần chủ động tổ chức các cuộc Hội thảo trao đổi về tình hình thị truờng các khu vực hàng tháng giữa Bộ với các doanh nghiệp nhằm giúp họ nhanh chóng nắm bắt được thơng tin, cơ hội mới.

-Bộ nên có dự đốn về tình hình trong nuớc và ngồi nước và theo sát các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trong bước để họ có thể định hướng kinh doanh.

-Bộ phải là một người tư vấn đắc lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương không chỉ về thị trường, thông tin mà con phối hợp với các Bộ, nghành khác giúp đỡ về nắm vững và giải quyết các vấn đề tài chính và liên quan đến hình thành cũng như thực hiện hợp đồng nhập khẩu .

-Đối với công ty FPT, một công ty hoạt động trong lĩnh vực tin học-lĩnh vực được Nhà nước quan tâm, vì vậy Bộ nên phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan nhằm đưa ra các biện pháp như tín dụng nhập khẩu, thuế suất,... giúp cơng ty có sự thuận tiện trong cơng tác nhập khẩu tiêu thụ mặt hàng mà trong nước vẫn chưa sản xuất được.

2.3. Kiến nghị đối với Ngành Hải quan:

Ngành Hải quan cần cải cách thủ tục hành chính và đổi mới cơng tác nhằm giảm bớt sự chờ đợi, giải phóng nhanh hàng hố, giảm bớt sự đi lại của chủ hàng để hàng hố có thể nhanh chóng được đưa về tiêu thụ đáp ứng ngay nhu cầu truớc mắt tránh được những chi phí khơng đáng có mà doanh nghiệp phải chịu. Việc cải cách thủ tục hành chính này sẽ giúp cho việc xố bỏ tình trạng quan liêu, cửa quyền, phiền hà, sách nhiễu tạo điều kiện thuận tiện cho hoạt động nhập khẩu. Việc cải cách bao gồm:

-Sửa đổi chính sách, chế độ quản lý hoạt động nhập khẩu, cơng khai hố những vấn đề đã được cải tiến nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu.

-Tiến hành quản lý thống nhất, tránh phân chia quá nhiều khâu quản lý gây nên hiện tượng chồng chéo.

-Tăng cường kiểm tra chống buôn lậu tạo sự cạnh tranh lành mạnh cho hàng hố nhập khẩu của cơng ty.

-Ngành Hải quan cần thanh tra, kiểm tra lại các cán bộ trong ngành để đảm bảo sự trung thực trong công việc của họ.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, đất nước đang chuyển mình trong cơng cuộc CNH- HĐH theo đường lối của Đảng Cộng Sản Việt nam, Việt nam mở rộng cửa đón chào các nhà đầu tư nước ngoài để học hỏi những kinh nghiệm quản lý, tiếp thu những công nghệ mới, các công ty liên doanh thậm chí 100% vốn nước ngồi đang trở thành những hình mẫu về sự bài bản trong quản lý và năng động trong kinh doanh. Trước sự cạnh tranh quyết liệt trên thương trường cùng hệ thống và kinh doanh lỗi thời, hàng loạt các công ty trong nước đặc biệt là các công ty quốc doanh đang lao đao trên thị trường.

Trong bối cảnh đó, một cơng ty quốc doanh Việt nam như FPT, đứng vững trong thử thách, khẳng định được mình qua 13 năm phát triển với doanh số tăng, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng, số lượng nhân viên tăng cả về chất và lượng, khẳng định được sự thích nghi của mình trong thời kỳ đổi mới.

So với các doanh nghiệp khác, điểm đặc thù của FPT là các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, công ty đã tiếp thu thành công nhiều công nghệ mới trên thế giới trong các lĩnh vực tin học, CGCN tiên tiến vào Việt nam, góp phần đưa đất nước phát triển vững mạnh hơn trong kỷ nguyên mới. Máy vi tính và phụ kiện máy vi tính ln chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị nhập khẩu, doanh thu cũng như lợi nhuận. Hoạt động nhập khẩu khá phức tạp do đó cần xác định những mặt tích cực hoặc mình có lợi thế để phát huy và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của FPT.

Với năng lực và tầm nhìn chiến lược của các nhà lãnh đạo cơng ty, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, sáng tạo và có kiến thức tốt cùng sự trợ giúp của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 phiên bản 2000, phiên bản mới nhất hiện nay, có thể tin rằng FPT sẽ hoàn thiện được bộ máy quản lý, phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh không chỉ phần cứng mà cả ở lĩnh vực phần mềm, giữ vị trí hàng đầu tại Việt nam và từng bước trở thành một cơng ty có tầm cỡ khu vực và thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. SÁCH:

-Giáo trình Thương mại quốc tế-Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Duy Bột-Nhà xuất bản Thống kê Hà nội-1997.

-Giáo trình Đàm phán và ký kết hợp đồng trong kinh doanh quốc tế-Chủ biên: GS.TS Tô Xuân Dân-Nhà xuất bản Thống kê Hà nội-1998.

-Kỹ thuật Nghiệp vụ Ngoại thương-Chủ biên: Vũ Tữu Tửu -Nhà xuất bản Giáo dục Hà nội-1998.

-Maketing quốc tế-Chủ biên: Nguyễn Cao Văn-Nhà xuất bản Giáo dục Hà nội-1999.

-Giáo trình Kiến trúc máy tính-Chủ biên: Nguyễn Đình Việt- Nhà xuất bản Giáo dục Hà nội-1997.

2. BÁO, TẠP CHÍ:

-Kinh tế và phát triển Số 23 năm 1998 -Việt nam và Đông Nam á ngày nay Số 24 năm 1998 -Thời báo kinh tế Việt nam Số 105, 106,109, 127 năm 2000

-Thế giới vi tính Số 100 năm 2001

-Báo cáo tổng kết của công ty FPT năm 1998-2000. -Báo cáo và dự báo của IDC.

MỤC LỤC

Lời nói đầu................................................................................................................4

Chương I: Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu..............................................6

I. Khái niệm và vai trò nhập khẩu.........................................................................6

1. Khái niệm:........................................................................................................6

2. Vai trò nhập khẩu:............................................................................................6

II. các hình thức nhập khẩu chủ yếu.................................................................10

1. Nhập khẩu tư doanh:......................................................................................10

2. Nhập khẩu liên doanh:...................................................................................11

3. Nhập khẩu uỷ thác:.........................................................................................11

4. Buôn bán đối lưu:...........................................................................................12

5. Nhập khẩu tái xuất:........................................................................................13

III. Nội dung của hoạt động nhập khẩu...............................................................13

1. Nghiên cứu thị trường:...................................................................................14

2. Đàm phán và kí kết hợp đồng nhập khẩu:......................................................16

3. Tổ chức và thực hiện hợp đồng nhập khẩu:...................................................18

4. Tổ chức khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có):....................................20

IV. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu...........................20

1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:..............................................................20

2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp:...................................................................23

V. Quan điểm của Đảng và nhà nước về cơ chế quản lý đối với hoạt động nhập khẩu.......................................................................................................................24

VI. sự phát triển vàvai trò nhập khẩu của máy vi tính và phụ kiện.......................28

1. Sự phát triển của máy vi tính, phụ kiện máy vi tính:.....................................28

2. Vai trị nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính:.................................30

Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của công ty FPT Trong thời gian qua...........................................................33

1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:................................................33

2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty FPT:................................35

3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty FPT:.................................................36

4. Các hoạt động kinh doanh của FPT:.............................................................39

II. Thực trạng về hoạt động nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của cơng ty FPT trong thời gian qua............................................................................41

1. Kim ngạch và các mặt hàng nhập khẩu:......................................................41

2. Cơ cấu nhập khẩu:.........................................................................................45

3. Thị trường nhập khẩu:....................................................................................46

4. Hình thức nhập khẩu:.....................................................................................51

5. Giao dịch, thực hiện hợp đồng nhập khẩu:....................................................53

III. Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu máy vi tính và..............................62

1. Kết quả đạt được:...........................................................................................62

2. Những tồn tại và nguyên nhân:......................................................................68

Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện động nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của cơng ty FPT................................................................74

I. Phương hướng nhập khẩu của công ty trong thời gian tới.............................74

1. Cơ sở đề ra phương hướng, nhiệm vụ:.........................................................74

2. Phương hướng kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2005:...........................................................................................79

II. Những giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện hoạt động nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của cơng ty FPT..............................................................82

1. Giải pháp từ phía cơng ty:..........................................................................83

2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan:..................94

Kết luận...................................................................................................................97

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của công ty FPT (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)