Những tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của công ty FPT (Trang 69 - 75)

III. Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu máy vi tính và

2. Những tồn tại và nguyên nhân:

Qua 13 năm hoạt động nhưng chính thức là doanh nghiệp nhà nuớc được 8 năm, công ty FPT không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao trong lĩnh vực phát triển công nghệ mới cho nước nhà cũng như việc thực hiện đúng mục tiêu ghi trong điều lệ cơng ty. Tuy nhiên, những khó khăn khơng phải là

khơng có, đặc biệt trong tình hình kinh tế đầy biến động hiện nay, các nguyên nhân gồm cả khách quan và chủ quan, cần phải phân biệt được và giải quyết kịp thời nhằm ngăn chặn những tác động xấu.

2.1. Những tồn tại:

2.1.1. Khả năng cạnh tranh của công ty ngày càng bị gay gắt:

Thực tế đối với Việt nam, lĩnh vực tin học còn khá mới, việc kinh doanh trong lĩnh vực này cũng vậy. Trong các năm 1997-1998, tin học bắt đầu phát triển mạnh tại Việt nam, đặc biệt phần cứng, sự bùng nổ này đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cho những doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này. Các doanh nghiệp gặp ít sự cạnh tranh, hàng hố hầu như khơng bao giờ có tình trạng tồn kho. Nhưng sang đến năm 1999, tình hình đã khác. Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này, sự cạnh tranh bắt đầu rõ rệt. Những nhà sản xuất máy vi tính tìm thị trường và Việt nam nằm trong tầm ngắm của họ, đại lý mọc lên ở khắp nơi tập trung ở hai thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. FPT chủ yếu kinh doanh máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của hai hãng nổi tiếng thế giới là Compaq và IBM. Sản phẩm của hãng giá khá cao, so với túi tiền của người dân bình thường Việt nam như vậy là khơng phù hợp. Bên cạnh đó các hãng máy tính Đơng Nam Á có giá vừa phải, chất lượng khá tốt, được người tiêu dùng chấp nhận. Do đó trong mấy năm trở lại đây lượng khách hàng là hộ gia đình khơng tăng cho dù có rất nhiều chương trình khuyến mãi.

2.1.2. Khó khăn về mặt hàng nhập khẩu:

Mặt hàng máy vi tính là loại sản phẩm cơng nghệ cao, không phải nước nào cũng sản xuất được, những loại máy tính có khi chỉ có Mỹ sản xuất, vì mục đích chính trị mà khơng cho những nước chẳng hạn như Việt nam được phép nhập. Mặc dù rất muốn nhập những loại supercomputer này, nhưng FPT đành chịu. Nếu nói là với mục đích kinh doanh sản phẩm độc chiêu thì khơng thể.

Do chủ yếu nhập trực tiếp với tư cách là đại lý nên FPT trong tình trạng thụ động khi muốn mở rộng mặt hàng kinh doanh, do đó hợp đồng bị huỷ bỏ và trong đó có một phần trách nhiệm của cơng ty.

2.1.4. Số ngày tồn kho bình quân vẫn cao:

Bảng 8 : Số ngày tồn kho bình quân trong các năm 1997-2000 Đơn vị: ngày

Năm 1997 1998 1999 2000

Số ngày tồn 30 25 25 24

Nguồn: FPT Nhìn vào bảng trên ta thấy số ngày tồn kho hàng nhập về của FPT giảm từ 30 ngày vào năm 1997 xuống còn 24 ngày vào năm 2000 nhưng chậm, con số 24 vẫn còn khá cao và sản phẩm máy vi tính nằm trong số đó. Các phụ kiện cũng vậy, hình dáng, tính năng liên tục thay đổi và giá thì cũng ngày càng giảm, tồn kho ngày nào là ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của cơng ty ngày đó. Máy vi tính thay tốc độ xử lý rất nhanh, cứ 18 tháng tốc độ lại tăng lên gấp đôi đồng thời giá giảm khoảng 30%, tình hình này giữ liên tục trong 30 năm qua trên thị trường thế giới. Có nghĩa rằng tình trạng tồn kho đối với loại sản phẩm này là khá nguy hiểm.

2.1.5. Công tác nghiên cứu thị trường còn bị hạn chế:

Kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu là vô cùng quan trọng đối với hoạt động hàng nhập khẩu. Qua các năm nhìn chung kinh doanh hai mặt hàng trên phát triển nhưng bắt đầu có xu hướng tăng chậm lại, khơng thể nói là khơng đáng quan tâm khi tốc độ tăng qua các năm ở mức 30%. Thị trường miền Trung và các vùng khác hầu như công ty cịn bỏ ngỏ, cơng tác nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện tốt, điều này cũng làm cho cơ hội mở rộng thị trường chững lại. Những đại lý ở xa vẫn chưa có được sự ưu đãi hơn trong thời hạn thanh toán và giảm giá, việc địi hỏi thanh tốn ngay đối với các đại lý trừ những đại lý lớn hoặc có mối quan hệ đặc biệt đã làm ảnh hưởng tới công tác bán hàng của FPT. Cơng ty đã có hệ thống

kênh phân phối rất tốt và đa dạng, song hiện nay mặc dù đã lập kế hoạch phân phối nhưng vẫn cịn trong tình trạng sơ lược, chưa lên được kế hoạch phân phối cụ thể.

2.1.6. Thông tin liên quan đến các kênh phân phối chưa được cập nhật:

Với kênh phân phối của cơng ty hiện nay địi hỏi phải có thơng tin có tính chính xác cao về các đại lý nhưng nhìn chung thơng tin và danh sách các đại lý có khi khơng cập nhật. Nhiều đại lý đã rút khỏi thị trường nhưng danh sách vẫn còn tên và ngược lại. Hiện nay cơng ty ln có những bảng báo giá hàng tuần, hàng tháng cho khách hàng nhưng nhiều khi chúng đến tay họ chậm hoặc không đến. Cạnh tranh quyết liệt trong phân phối, nhiều đối thủ cạnh tranh khác cũng tiến hành nhập hàng trực tiếp, họ lợi dụng sơ hở của FPT trong thời gian trễ giữa hai lô hàng để tung ra bán, vào thời điểm đó có thể bán với giá cao hơn của FPT.

2.1.7. Chi phí vận chuyển cịn cao, cán bộ thực hiện cơng tác nhập khẩu cịn mỏng:

Trong vấn đề nhập khẩu, chi phí vận chuyển khá quan trọng, đó là phần chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiện nay, FPT chủ yếu nhập khẩu máy vi tính từ Singapo nhưng phụ kiện một số phải nhập từ Mĩ chuyên chở bằng đường hàng khơng, chi phí khá đắt, vận chuyển của cơng ty gồm cả hàng khơng và đường biển, điều này địi hỏi cán bộ phụ trách mảng này phải có kinh nghiệm và nghiệp vụ khá vững trong khi số lượng phụ trách phần này cịn khá mỏng và nghiệp vụ khơng phải tất cả đều cao.

2.1.8. Khó khăn về đồng tiền thanh tốn:

Thực tế, FPT chủ yếu kinh doanh mặt hàng nhập khẩu trong đó đa phần là những mặt hàng liên quan đến tin học như máy vi tính và phụ kiện máy vi tính địi hỏi thanh tốn bằng USD trong khi khoản thu ngoại tệ từ xuất khẩu phần mềm rất ít mà khách hàng thanh tốn cho cơng ty lại là đồng Việt nam. Rõ ràng rằng lượng phí trả cho chuyển đổi ngoại tệ quả là không nhỏ khi mà đồng USD vẫn khá cao so với VND.

Theo quy định mới thì thuế nhập khẩu đánh vào máy vi tính tồn bộ là 5%, trong khi phụ kiện là 10%, nhu cầu trong nước về phụ kiện máy vi tính tăng nhưng khơng được ưu đãi về thuế làm ảnh hưởng tới lợi nhuận kinh doanh mặt hàng này.

Nguyên nhân của những tồn tại trên thì có nhiều nhưng chủ yếu là các ngun nhân sau:

2.2. Nguyên nhân của những tồn tại:

2.2.1. Các doanh nghiệp kinh doanh máy vi tính ngày càng nhiều với các chiến lược khá cạnh tranh:

Theo dự đoán của IDC thị trường tin học của Việt Nam là rất lớn, cùng với việc nới rộng chính sách xuất nhập khẩu cho tất cả các doanh nghiệp của Việt Nam, hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này mọc lên với đa dạng chủng loại và chất lượng tạo sự tự do lựa chọn cho khách hàng. Hiện nay, một số cơng ty trong đó cạnh tranh với sản phẩm của FPT, nếu không kể đến hàng loạt các công ty tin học nhỏ tuy tiếng tăm chưa nhiều nhưng lại có bộ máy gọn nhẹ, mặt hàng phong phú và thường xuyên thay đổi sách lược cạnh tranh như giá cả, tiếp thị. Mấy năm trở lại đây FPT cịn có những đối thủ kinh doanh khơng kém lớn mạnh khác trong lĩnh vực tin học như: Cơng ty máy tính SEATIC có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động khá mạnh mẽ trong lĩnh vực phần cứng với đội ngũ kỹ sư giỏi. Cơng ty nước ngồi THAKRAL với rất nhiều đại lý cấp hai. Họ chấp nhận bán lẻ với điều kiện thanh tốn ngay, chính sách tín dụng 30 đến 45 ngày cho các đối tác có quan hệ làm ăn lâu dài. Ngồi ra, những cơng ty lớn khác có tiềm năng về vốn và kỹ thuật như Tổng công ty điện tử tin học Việt Nam, Cơng ty máy tính Việt Nam 2, công ty TNHH Hồng Quang,...đều là những đối thủ cạnh tranh không thể coi thường. Điều này đã làm cho thị phần mặt hàng máy tính của FPT trên thị trường bị thu hẹp hơn.

2.2.2. Nghị định 37/CP năm 1999 làm cho giá trị nhập khẩu uỷ thác của công ty

Mặc dù tỷ trọng nhập khẩu uỷ thác trong tổng nhập khẩu hàng năm của cơng ty nhỏ nhưng nó cũng đóng góp một phần doanh thu và lợi nhuận, ngồi ra làm giảm lượng khách hàng.

2.2.3. Công tác nghiên cứu thị trường và hoạt động maketing chưa thực sự có tổ chức:

Trong cơ cấu của FPT, nghiên cứu thị trường chủ yếu do tổ trợ lý Tổng giám đốc và Phịng kế hoạch kinh doanh thực hiện. Đây chính là các đầu mối thu thập thông tin trên thị trường từ giá cả, tâm lý khách hàng,...Tuy nhiên, ở hai bộ phận này hoạt động nghiên cứu thị trường không phải là cơng việc chính do đó hiệu quả kinh tế có thể bị sụt giảm. Hoạt động maketing vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp bán trực tiếp sản phẩm và bán buôn, cần phải chú trọng để nâng uy tín và thị phần sản phẩm của công ty. Thực chất hoạt động maketing của cơng ty đã có nhưng chưa thực sự có tổ chức. Các hoạt động mới chỉ diễn ra ở khâu bán hàng. Mặc dù có tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị khách hàng nhưng hoạt động này chưa thực sự đều đặn làm cho công tác thu thập thông tin giảm hiệu quả.

2.2.4. Sự biến động của tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu, trong thời gian 2 năm qua tỷ giá của đồng Việt Nam tăng, gây khó khăn đối với việc có được USD khan hiếm trong thời gian khủng hoảng tài chính khu vực, đã làm cho tốc độ tăng lợi nhuận giảm xuống năm 2000.

2.2.5. Giá cả nhập khảu máy vi tính của cơng ty cịn khó cạnh tranh:

Cơng ty với chiến lược chỉ kinh doanh những sản phẩm “hàng hiệu”, sản phẩm có khả năng cao về chất lượng nhưng giá cả lại khó cạnh tranh trên thị trường hiện tại ở Việt Nam so với những hãng Đông Nam Á đang được các công ty tin học nhập về ngày càng nhiều.

2.2.6. Xu hướng bão hoà về mặt hàng máy vi tính trên thị trường Việt nam:

Lượng hàng máy vi tính trong các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước đã được trang bị nhiều, nhu cầu có xu hướng chững lại nên tỷ trọng hàng nhập khẩu

của máy vi tính giảm. Lượng cung máy vi tính trên thị trường Việt nam đang đi tới tình trạng bão hồ.

2.2.7. Thủ tục nhập khẩu cịn rườm rà:

Thủ tục Hải quan mặc dù đã giảm những giấy phép rườm rà nhưng sự nhũng nhiễu của cán bộ Hải quan vẫn đang cịn, làm cản trở cơng tác nhận hàng nhập khẩu, gây thiệt hại khơng đáng có.

2.2.8. Hệ thống kế tốn mới chưa hồn hảo:

FPT đã áp dụng hệ thống Kế toán SOLOMON, hệ thống kế toán hiện đại nhưng thực tế vẫn có những lỗi nhỏ như sau khi nhập hàng, số liệu nhập vào không cộng trực tiếp được do hệ thống vẫn chưa triển khai một cách hoàn hảo.

Cho dù thị trường tin học ở Việt nam đang phát triển khá nhanh và FPT là một trong những công ty tin học lớn ở Việt nam, nhu cầu về mặt hàng máy vi tính và phụ kiện máy vi tính lớn nhưng khơng phải vì thế mà cơng ty khơng có những khó khăn, có những khó khăn chung của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực này, có những khó khăn riêng của FPT. Vì vậy cần phải có những chiến lược cụ thể để xác định mục tiêu trong cả ngắn hạn và dài hạn. Muốn vậy phải xác định thông qua các cơ sở chung cũng như riêng, vạch rõ kế hoạch từ công tác nghiên cứu thị trường cho đến thu tiền hàng.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HỒN THIỆN ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY VI TÍNH VÀ PHỤ

KIỆN MÁY VI TÍNH CỦA CƠNG TY FPT

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của công ty FPT (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)