.Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động nhập khẩu ô tô của công ty cổ phần xuất nhập khẩu ô tô hà nội (Trang 45 - 48)

Để đáng giá đúng đắn về hiệu quả hoạt động nhập khẩu hàng hóa của cơng ty trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được không thể không thể kể đến những khó khăn tồn tại để từ đó tìm hiểu những ngun nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục.

Thứ nhất: Chi phí trong kinh doanh của cơng ty cịn khá cao, thường là chi phí phát sinh trong q trình nhập khẩu máy móc, linh kiện hoặc cả ơ tơ ngun chiếc. Vì cơng ty kinh doanh mặt hàng nhập khẩu nên thường phải đối mặt với tình trạng biến đổi của tỷ giá, đặc biệt là khi tỷ giá tăng sẽ khiến giá bán của ô tô nhập khẩu cũng tăng theo, gây khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ lắp ráp xe hơi trong nước.

Thứ hai: Vì giá thành của mặt hàng này là khá cao nên thời gian thực hiện một hợp đồng kinh doanh ô tô là khá dài và khơng ổn định, có tháng doanh thu tăng cao nhưng có tháng doanh thu lại tăng rất thấp. Điều này làm ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh của công ty. Mặt khác một số mặt hàng khi nhập được về đến trong nước thì nhu cầu đã bị hạ xuống, ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của công ty, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc theo dõi, quản lý hàng hóa nhập khẩu.

Thứ ba: Giá mua hàng của công ty thường là giá CIF cảng đến, tức là quyền thuê tàu thuộc về bạn hàng nước ngoài, mà trong kinh doanh ngoại thương, người

giành được quyền thuê tàu là người giành được ưu thế luôn chủ động trong kinh doanh, do đó cơng ty ln ở thế phụ thuộc vào bạn hàng.

Thứ tư : Hình thức nhập khẩu khơng đa dạng, chủ yếu nhập khẩu trực tiếp, cịn các hình thức khác chưa được phát huy, do đó nghiệp vụ kinh doanh của các cán bộ nhân viên chưa được củng cố và nâng cao. Ban lãnh đạo chưa thấy được các mặt thuận lợi khác khi thực hiện nhập khẩu theo các hình thức khác hoặc kết hợp nhiều hình thức nhập khẩu lại với nhau. Hình thức nhập khẩu chủ yếu tuy đơn giản, ít phức tạp hơn nhưng nó làm mất thời gian của cơng ty trong việc tìm hiểu đối tác mới để đi đến ký kết hợp đồng ngoại thương. Vì vậy việc xem xét các hình thức nhập khẩu khác để áp dụng chúng một cách có hiệu quả nhất là điều công ty nên làm.

Nguyên nhân:

- Hiện nay, công ty nhập khẩu chủ yếu là hình thức nhập khẩu trực tiếp nên chi phí nhập khẩu cao, rủi ro trong kinh doanh lớn và gây áp lực lớn đối với vốn cơng ty, ít tranh thủ được vốn của bạn hàng góp phần vào tăng thu nhập của công ty.

- Thông tin thị trường Việt Nam chưa phát triển, đặc biệt thông tin về thị trường nước ngồi cịn nhiều hạn chế, các dự báo chưa chính xác,…do đó các doanh nghiệp khơng có thơng tin nhiều và mới cho hoạt động nhập khẩu. Điều này đã làm cho việc mua bán kém hiệu quả, là nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp bị mua hàng ở nước ngồi cao hơn giá thực tế.

- Từ phía Ngân hàng : Lãi suất vay cơ bản tăng từ 9% lên tới 19% đối với VND và từ 6% lên tới 10% đối với đồng USD ( cuối năm 2008) nhưng hiện nay đã đi vào ổn định, nhưng chưa thể dự đốn được sắp tới sẽ có sự thay đổi như vậy. Ngân hàng không mở rộng hạn mức cho vay cho các công ty, luồng tiền cho các dự án hạn chế, thiếu vốn khả dụng. Ngồi tăng lãi suất thì nhiều ngân hàng cịn tăng phí ngân hàng như phí bảo lãnh hợp đồng, thanh tốn…Tình hình vay ngân hàng khó khăn dẫn đến phải tăng chi phí giao dịch. Sự thay đổi tỷ giá hối đối, khan hiếm ngoại tệ, khơng có ngoại tệ để mua, thanh tốn cho nhà cung cấp nước ngoài nên phải xếp hàng để mua và phải trả chi phí chênh lệch.

- Tiếp cận thị trường cịn yếu, một số thị trường tiêu thụ trong nước công ty không chủ động tìm đến khách hàng mà để cho khách hàng tự tìm đến cơng ty ký kết hợp đồng hoặc ký kết với các công ty khác.

- Hệ thống kho tàng bến bãi, vận chuyển trong nội địa của nước ta còn yếu kém,…gây ra nhiều tổn thất, làm tăng chi phí cho hang nhập khẩu, dẫn tới giảm bớt khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

- Sự thiếu đồng bộ trong chính sách pháp luật, quy chế, quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh nhập khẩu cũng như sự thiếu đồng bộ của các quy định hải quan, thuế vụ, quản lý nhập khẩu gây ra những khó khăn khơng nhỏ cho cơng ty trong q trình nhập khẩu hàng hóa.

- Đội ngũ cán bộ cơng nhân viên trẻ vẫn cịn yếu kém kinh nghiệm trong các nghiệp vụ nhập khẩu, chưa đủ bề dày kinh nghiệm nên dễ bị sơ hở trong đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng.

Tóm lại, trong thời gian vừa qua cơng ty đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa, tuy nhiên vẫn cịn một số khó khăn tồn tại cần khắc phục. Nhiệm vụ của cơng ty trong thời gian tới là làm sao phát huy được thế mạnh của mình, khắc phục khó khăn, đảm bảo cho sụ phát triển bền vững của công ty.

CHƯƠNG 3 :

KIẾN NGHỊ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU Ô TÔ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

XNK Ô TÔ HÀ NỘI

3.1.Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động nhập khẩu ô tô của công ty Cổ phần XNK ô tô Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động nhập khẩu ô tô của công ty cổ phần xuất nhập khẩu ô tô hà nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)