Tình hình huy động vốn và cho vay

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 41 - 47)

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phát Triển TP HCM (HDBank)

2.1.2.2 Tình hình huy động vốn và cho vay

Trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay, ngân hàng muốn tồn tại và phát triển phải có phương án kinh doanh hiệu quả. Muốn vậy ngân hàng cần có nguồn vốn để hoạt động vì vốn là yếu tố quan trọng quyết định quy mô, cơ cấu của quá trình kinh doanh. Đặc biệt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thì nguồn vốn huy động giữ vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn và cho vay tại HDBank từ năm 2009 đến năm 2013

(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank qua các năm)

Dựa vào đồ thị ta thấy nguồn vốn huy động và cho vay của HDBank tăng đều qua các năm, và đặt biệt tăng mạnh trong năm 2013 và 2014. Đến cuối năm 2014, tổng vốn huy động của HDBank đạt 90.326 tỷ đồng, tăng 14.022 tỷ dồng so với thời điểm cuối năm 2013 ( tương ứng với tỷ lệ tăng 18.4%). Đạt được mức tăng trưởng cao này, là nhờ vào việc sáp nhập với Ngân hàng Đại Á năm 2013 đã đẩy mức tăng huy động của ngân hàng rất cao từ năm 2013 về sau. Trong đó, vốn huy động thị trường 1 năm 2014 là 68.992 tỷ đồng, chiếm 76,4% tổng nguồn vốn huy động, vốn huy động từ thị trường 2 đạt 21.334 tỷ đồng, chiếm 23,6% tổng nguồn vốn huy động.

Cuối năm 2014 tổng dư nợ cho vay đạt 41,993 tỷ đồng, giảm 2,037 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2013 (tương ứng với tỷ lệ giảm 4,6%). Nguyên nhân là do trong năm 2013 cùng với việc sáp nhập Ngân hàng Đại Á, HDBank còn mua lại 100% vốn của cơng ty Tài chính SGVF do đó đẩy mức tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tăng rất cao, cùng với tỷ lệ nợ xấu khá cao. Năm 2014, ngân hàng đã có các biện pháp thu hồi nợ xấu, giảm tỷ trọng nợ và tăng trưởng tín dụng an tồn hơn. Tổng dư nợ chiếm 46% so với tổng nguồn vốn huy động.

Tình hình huy động vốn

HDBank ln hướng tới mục tiêu cải tiến đa dạng hóa, phong phú, linh hoạt sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng nhằm đáp ứng cao nhất lợi ích của khách hàng. Đến cuối năm 2014, tổng vốn huy động của HDBank đạt 90.326 tỷ đồng, trong đó huy động vốn từ thị trường 1 là 68.922 tỷ đồng. Huy động từ dân cư là 49.388 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 71.6% tổng nguồn vốn huy động từ thị trường 1; huy động từ TCKT là 19.604 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 28.4% tổng nguồn vốn huy động từ thị trường 1.

Nguồn vốn huy động thị trường 2 là huy động từ tổ chức tín dụng khác và vay ngân hàng Nhà Nước, năm 2014 là 21.334 tỷ đồng chiếm 23.6% trên tổng huy động. Để tăng nguồn vốn huy động thị trường 2, HDBank tăng cường công tác đối ngoại với các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng quốc doanh để xin hạn mức nhận tiền gửi với giá rẻ…

Để thấy rõ tình hình huy động vốn tại HDBank ta xem biểu đồ sau

Biểu đồ 2.2: Huy động từ thị trường 1 theo thành phần kinh tế tại HDBank năm 2012, 2013, 2014.

Đơn vị : tỷ đồng.

Qua biểu đồ 2.3, ta thấy nguồn vốn huy động bằng nội tệ năm 2014 là 65.269 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 94.6% cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động thị trường 1, so với năm 2013 tăng 3.802 tỷ đồng. Huy động vốn bằng ngoại tệ năm 2014 đạt 3.723 tỷ đồng chiếm 5.4% trên tổng huy động thị trường 1, tăng 217 tỷ đồng so với năm 2013. Tuy nhiên, tốc độ tăng trên vẫn ít hơn so với năm 2013, do trong năm này có sự sáp nhập ngân hàng Đại A và công ty tài chính Việt- Societe (SGVF) nên nguồn vốn huy động tăng đến 27.066 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 71% so với năm 2012.

Biểu đồ 2.3: Huy động thị trường 1 theo từng loại tiền tại HDBank năm 2012, 2013, 2014.

Đơn vị : tỷ đồng

Tình hình cho vay.

Biểu đồ 2.4: Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế tại HDBank năm 2012, 2013, 2014.

Đơn vị : tỷ đồng.

(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBanknăm 2012, 2013)

Qua biểu đồ cho thấy các khoản vay theo thành phần kinh tế năm 2014 giảm nhẹ so với năm 2013.Trong đó, các khoản cho vay tổ chức kinh tể đạt 15.586 tỷ đồng, chiếm 44.8% trên tổng dư nợ cho vay, so với năm 2013 giảm 459 tỷ đồng tương ứng giảm 5,2%. Các khoản cho vay cá nhân đạt 22.922 tỷ đồng chiếm 55.2% tổng dư nợ cho vay, giảm 567 tỷ đồng tương ứng giảm 4.1% so với năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2013, ngân hàng đã tăng khá mạnh dư nợ từ hoạt động sáp nhập, trong đó có phần nợ xấu cao tại các đơn vị thành viên mới. Trong năm 2014, ngân hàng đã đẩy mạnh tăng chất lượng tín dụng bằng các biện pháp xử lý nợ xấu và siết chặt cho vay mới. Do đó, dư nợ năm 2014 của ngân hàng có sụt giảm nhẹ so với năm 2013, nhưng vẫn đảm bảo mức lợi nhuận từ hoạt động cho vay vẫn tăng mạnh so với năm 2013.

Biểu đồ 2.5: Tình hình cho vay theo từng loại tiền tại HDBank năm 2012, 2013, 2014.

Đơn vị : tỷ đồng.

(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBanknăm 2012, 2013, 2014)

Cũng như tình hình huy động vốn theo từng loại tiền, cho vay bằng đồng nội tệ ln chiếm ưu thế và đóng vai trị chủ chốt trong cơ cấu cho vay. Năm 2014, cho vay bằng đồng nội tệ đạt 41.508 tỷ đồng, chiếm 91.1% trên tổng cho vay, so với năm 2013 giảm 966 tỷ đồng tương ứng giảm 5,3%. Cho vay bằng ngoại tệ giảm nhẹ đạt 2.599 tỷ đồng, chiếm 6.3% trên tổng dư nợ cho vay, so với năm 2013 giảm 93 tỷ đồng, tương ứng giảm 3,2%.

Sở dĩ ngân hàng đạt được kết quả dư nợ trên là nhờ vào sự nỗ lực của toàn thể cán bộ cơng nhân viên và nhất là có được sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo HDBank đã thực hiện:

-Ln điều chỉnh các chính sách tín dụng kịp thời, phù hợp với diễn tiến của thị trường và sự thay đổi chính sách của Nhà nước.

- Triển khai gói sản phẩm phục vụ cho khách hàng xuất nhập khẩu như cho vay bảo đảm bằng hàng hóa và sản phẩm dịch vụ Logistics, sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp VND theo lãi suất USD, tham gia vào các dự án hỗ trợ tín dụng trong nước và quốc tế…

- Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng là hướng tới tập trung vào kênh bán lẻ, phát triển sản phẩm truyền thống và tập trung dịch vụ cho vay tiêu dung, vay du học…

Nợ xấu

Cuối năm 2014 tổng số dư nợ xấu 2.800 tỷ đồng, chiếm 3.67% trong đó HDBank: 2.33%, Đại Á: 6.79%; HDFinance: 7.25%, so với năm 2013 giảm 1.32%. Nguyên nhân là do tỷ lệ nợ xấu ở Ngân hàng Đại Á và HDFinance đã làm tăng tỷ lệ tổng nợ xấu của toàn HDBank từ năm 2013 và đã được HDBank giảm dần trong năm 2014. Trong thời gian sắp tới ngân hàng cần có các biện pháp quản lý hợp lý để kéo giảm tỷ lệ nợ xấu ở các tổ chức vừa được sáp nhập.

Công tác thu hồi nợ:

Nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá- nợ xấu, phòng xử lý nợ thường xuyên phối hợp với các đơn vị kinh doanh để nắm bắt theo dõi tình hình của khách hàng và hỗ trợ các đơn vị xuống làm việc trực tiếp với khác hàng để đánh giá khả năng trả nợ, tính rủi ro của các khoản nợ, theo dõi tình trạng tài sản đảm bảo…nhằm tìm biện pháp xử lý kịp thời đồng thời tiếp tục làm việc với tòa án, các cơ quan thi hành án để đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ, nhất là đối với các khoản nợ xấu.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 41 - 47)